Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Vận mệnh con người thay đổi tốt đẹp hơn nhờ tu dưỡng 3 thứ này

Đức trong đạo Phật không phải là đức nói suông.

Đức là những hành động thiện, lời nói thiện, suy nghĩ thiện được lưu xuất từ tâm. Phật chia chữ Đức thành 3 loại: Bi Đức, Trí Đức và Tịnh Đức.

Nhờ chữ ĐỨC vận mệnh con người có thể thay đổi tốt đẹp hơn rất nhiều

Nhờ chữ ĐỨC vận mệnh con người có thể thay đổi tốt đẹp hơn rất nhiều

BI ĐỨC

Bi đức là tình thương bao la, là lòng trắc ẩn. Trí đức là trí tuệ cao cả không gì sánh bằng, ví dụ như trí tuệ của Phật, Tổ. Tịnh đức là trước mặt, sau lưng, tâm của Phật vẫn như như vậy, không thay đổi. Bi đức, trí đức, tịnh đức là ba đức tánh của Phật nên khi ta lạy Phật là ta lạy ba đức tánh này.

Kẻ thù của tâm bi là sự độc ác, thờ ơ. Ta đến với Phật là học bi Đức, học tu theo hạnh của Phật. Bi là hài hòa, dễ thương, không ác ý, không ngã mạn, không độc tài… Có bi đức, cuộc sống sẽ tự tại, hạnh phúc. Có Bi đức, ta được nhiều người quý trọng. Trong kinh nói chư thiên - những người vô hình - cũng ngưỡng mộ người có Bi Đức.

TRÍ ĐỨC

Trí đức là sự thông minh sáng suốt. Phật đạt trí Đức nhờ tu thiền. Niệm Phật, ngồi thiền giúp cho ta có trí huệ. Người có trí đức thấy và tin nhân quả, nghiệp báo luân hồi, tin tứ diệu đế, không dễ duôi.

TỊNH ĐỨC

Tịnh Đức là cái Đức tỏa ra từ sự thanh tịnh, trong sạch. Sự thanh tịnh trong sạch này khiến cho thần thái người tu đoan chánh, trang nghiêm. Người có Tịnh Đức là người chân thành giữ giới và tu tâp, biết giữ tâm không bị phan duyên trước trần cảnh và những cám dỗ của cuộc đời. Cổ đức có câu: “Đức trọng quỷ thần kinh” chính là nói đến cái đức này vậy.

“Người trồng cây hạnh người chơi

Ta trồng cây Đức để đời mai sau” (Ca dao)

- Người lo xây đắp sang giàu

Ta vun Đạo đức dồi trau tâm mình.

Nhờ có ba đức trên con người ta vừa giữ được cái tâm, vừa giữ cho mình cái nhìn thông suốt về vạn vật. Nhờ chữ ĐỨC vận mệnh con người có thể thay đổi tốt đẹp hơn rất nhiều.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tán tâm niệm Phật vẫn có công hiệu

Phật giáo thường thức 12:20 07/10/2024

Người xưa trong bốn uy nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, không lúc nào là không niệm. Nếu bảo rằng phải định tâm mới nên niệm Phật, thì trong lúc đi đường vấp ngã hoặc khi mặc áo, viết chữ v.v... làm sao thành tựu được sự niệm Phật? Vì thế cho nên biết rằng tán tâm niệm Phật vẫn có lợi.

Nói về “Tâm từ”

Phật giáo thường thức 11:00 07/10/2024

Các vị Phật, Bồ Tát, Đại sư cao tăng có mặt ở thế giới Ta bà này là do lòng từ và vì lòng từ, ngoài ra không còn mục đích khác. Bồ Tát Quan Thế Âm là biểu tượng tâm từ vô lượng của Phật pháp. Từ cửa tâm từ có thể đi đến giác ngộ giải thoát.

Hoàn cảnh nào cũng gắng tu

Phật giáo thường thức 09:05 07/10/2024

Người đời, khi còn trẻ tuổi và khỏe mạnh thì không ai nghĩ đến việc tu hành, họ chờ đến khi già yếu, bệnh hoạn hoặc đau khổ thì mới lo tu. Nhưng khi già yếu, bệnh hoạn thì đâu còn hơi sức nào mà tu, và khi đau khổ quá thì đâu còn tâm trí nào mà nghĩ đến Phật Pháp.

Xem thêm