Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 27/08/2020, 08:54 AM

Kinh Đại Phước Đức

Đây là những điều tôi được nghe hồi Đức Thế Tôn còn cư trú gần thành Xá Vệ, tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn Kỳ Đà. Hôm đó, trời đã vào khuya, có một Thiên giả hiện xuống thăm người, hào quang và vẻ đẹp của Thiên giả làm sáng cả vườn cây.

Nên tụng kinh gì trong tháng bảy âm lịch?

Biết ơn và đền ơn

Sau khi đảnh lễ Đức Thế Tôn, vị Thiên giả xin tham vấn Người bằng một bài kệ:

"Thiên và nhân thao thức

Muốn biết về phước đức

Để sống đời an lành

Xin Thế Tôn chỉ dạy".

 

Và sau đây là lời Đức Thế Tôn:

 "Lánh xa kẻ xấu ác

Được thân cận người hiền

Tôn kính bậc đáng kính

Là phước đức lớn nhất.

 

"Sống trong môi trường tốt

Được tạo tác nhân lành

Được đi trên đường chánh

Là phước đức lớn nhất".

 

"Có học, có nghề hay

Biết hành trì giới luật

Biết nói lời ái ngữ

Là phước đức lớn nhất".

 

"Được cung phụng mẹ cha

 Yêu thương gia đình mình

Được hành nghề thích hợp

Là phước đức lớn nhất".

 

"Sống ngay thẳng, bố thí,

Giúp quyến thuộc, thân bằng

Hành xử không tỳ vết

Là phước đức lớn nhất".

"Tránh không làm điều ác

Không say sưa nghiện ngập

Tinh cần làm việc lành

Là phước đức lớn nhất".

 

"Biết khiêm cung lễ độ

Tri túc và biết ơn

Không bỏ dịp học đạo

Là phước đức lớn nhất".

 

"Biết kiên trì, phục thiện

Thân cận giới xuất gia

Dự pháp đàm học hỏi

Là phước đức lớn nhất".

 

"Sống tinh cần, tỉnh thức

Học chân lý nhiệm mầu

Thực chứng được Niết bàn

Là phước đức lớn nhất".

 

"Chung đụng trong nhân gian

Tâm không hề lay chuyển

Phiền não hết, an nhiên,

Là phước đức lớn nhất".

 

"Ai sống được như thế

Đi đâu cũng an toàn

Tới đâu cũng vững mạnh

Phước đức của tự thân".

 (Mahamangala sutta, Sutta Nipata II)

Hướng dẫn cách tụng và tải kinh Vu Lan

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Giải thích các cõi trong lục đạo

Kiến thức 16:00 24/11/2024

Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

Kiến thức 15:37 24/11/2024

Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.

Tứ ân là gì?

Kiến thức 14:50 24/11/2024

Tứ ân hay Tứ trọng ân là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn nêu cao tinh thần tri ân và báo ân trong đời sống tu tập hàng ngày.

Xem thêm