Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 13/02/2020, 08:39 AM

Ý nghĩa đàn Dược Sư thất châu

Ngụ ý sâu xa ở Pháp hội Dược Sư Thất Châu này là Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni muốn dạy cho chúng ta phải hướng về nẻo ánh giác mà tiến tu, quá trình tu tập phải trải qua bảy giai đoạn được tượng trưng mật nghĩa bằng bảy thế giới của bảy Đức Phật ở phương Đông.

> Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Đức Phật tại đây 

Từ ngàn xưa người Việt Nam chúng ta đã được thấm nhuần tinh thần từ bi của đạo Phật, tổ tiên ta đã Phật hóa gia đình, giáo dục con cháu phải biết chia sẻ hạnh phúc, ban rải tình thương đến mọi người, mọi loài, cỏ cây đất đá. 

Với truyền thống hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam, ngày xuân các chùa thường tổ chức những lễ hội cầu cho mưa thuận gió hòa, nhân dân an lạc.

Với truyền thống hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam, ngày xuân các chùa thường tổ chức những lễ hội cầu cho mưa thuận gió hòa, nhân dân an lạc.

Cho nên ngày xuân mọi người chúc tụng những lời tốt đẹp, chia sẻ những thành quả của mình đến mọi người. Bày biện Tổ đường trang nghiêm cũng là để thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của con cháu. Hơn thế nữa, người ta còn đi trẩy hội ngoạn thủy du sơn, tham lễ, dâng hương các đạo tràng, các danh sách của chư vị Tổ sư, hầu thăm các bậc chân tu, đạo hạnh để được lắng nghe những kinh nghiệm tu tập, những lời dạy cao quý của các ngài, để lấy đó làm kim chỉ nam định hướng cho con đường tu nhân học Phật.

Với truyền thống hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam, ngày xuân các chùa thường tổ chức những lễ hội cầu cho mưa thuận gió hòa, nhân dân an lạc. Đàn tràng được thiết kế theo đồ hình Dược Sư Mạn-đà-la với hình ảnh như một hoa sen nở trọn tám cánh. Mỗi cánh sen có một Đức Phật được bố trí theo chiều thuận nghịch như sau:

1. Đức Thiện Danh Xưng Kiết Tường Như Lai, ở quốc độ tên là Quang Thắng, cách thế giới Ta-bà 4 hằng hà sa Phật độ; 

2. Đức Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai, ở quốc độ tên là Diệu Bảo, cách thế giới Ta-bà 5 hằng hà sa Phật độ; 

3. Đức Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Như Lai, ở quốc độ tên là Viên Mãn Hương Tích, cách thế giới Ta-bà 6 hằng hà sa Phật độ; 

4. Đức Vô Ưu Tối Thắng Kiết Tường Như Lai, ở quốc độ tên là Vô Ưu, cách thế giới Ta-bà 7 hằng hà sa Phật độ; 

5. Đức Pháp Hải Lôi Âm Như Lai, ở quốc độ tên là Pháp Tràng, cách thế giới Ta-bà 8 hằng hà sa Phật độ; 

6. Đức Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai, ở quốc độ tên là Thiện Trụ Bảo Hải, cách thế giới Ta-bà 9 hằng hà sa Phật độ; 

7. Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, ở quốc độ Tịnh Lưu Ly, cách thế giới Ta-bà 10 hằng hà sa Phật độ.

Bảy Đức Phật này đều ở về phương Đông.

Phương Đông là nơi mặt trời xuất hiện, xua tan bóng tối đêm dài. Càng gần Ta-bà bao nhiêu thì càng cách xa mặt trời bấy nhiêu. Trái lại, càng xa Ta-bà bao nhiêu thì càng lại gần mặt trời bấy nhiêu.

Phương Đông là nơi mặt trời xuất hiện, xua tan bóng tối đêm dài. Càng gần Ta-bà bao nhiêu thì càng cách xa mặt trời bấy nhiêu. Trái lại, càng xa Ta-bà bao nhiêu thì càng lại gần mặt trời bấy nhiêu.

Ngụ ý sâu xa ở Pháp hội Dược Sư Thất Châu này là Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni muốn dạy cho chúng ta phải hướng về nẻo ánh giác mà tiến tu, quá trình tu tập phải trải qua bảy giai đoạn được tượng trưng mật nghĩa bằng bảy thế giới của bảy Đức Phật ở phương Đông.

Phương Đông là nơi mặt trời xuất hiện, xua tan bóng tối đêm dài. Càng gần Ta-bà bao nhiêu thì càng cách xa mặt trời bấy nhiêu. Trái lại, càng xa Ta-bà bao nhiêu thì càng lại gần mặt trời bấy nhiêu. Đó là ý nghĩa vi diệu của Pháp hội Dược Sư mà chúng ta cần phải quán niệm:

Muốn gần ánh sáng giác ngộ thì phải tránh xa với hắc ám vô minh. Học Phật là bắt chước cách sống, cách làm, cách nghĩ, cách nói luôn tỉnh thức của Đức Phật, để chuyển hóa cách sống, cách làm, cách nghĩ, cách nói thường mê lầm của chúng sanh. Tu tập theo đạo Phật là phải đem tuệ giác tỉnh thức của Đức Thế Tôn để chiếu soi lại cuộc sống của phàm tình để thấy rõ mình là ai, mình đang bước đi trên con đường nào, con đường đó có đưa mình đến cung điện Niết-bàn, an vui hạnh phúc không?

Dược Sư là thầy thuốc; Dược Sư cũng có thể hiểu là một phương thuốc.

Lưu Ly Quang là ánh sáng trong suốt như ngọc lưu ly, tượng trưng cho ba nghiệp thân khẩu ý hoàn toàn thanh tịnh.

Danh hiệu của bảy Đức Phật chính là bảy phương thuốc để trị liệu thân bệnh, tâm bệnh, nghiệp bệnh của chúng sanh bằng sự thanh tịnh. Nói theo tinh thần Phật học thì hồng danh đức hiệu của mỗi Đức Phật là một phương thuốc; là một pháp hành mà người học Phật phải ứng dụng trong sinh hoạt hàng ngày để chuyển hóa khổ đau đem lại an vui hạnh phúc.

Tu tập theo kinh Dược Sư, hành giả phải lắng lòng thanh tịnh trì niệm danh hiệu của từng Đức Phật cho miên mật, nghĩa là phải thường xuyên uống thuốc (Dược Sư) để đào thải các chất phàm phu hắc ám ở trong mỗi chúng ta, và làm cho ánh sáng lưu ly an lành xuất hiện, càng giảm vô minh si ái tăm tối, thì càng tăng ánh sáng lưu ly tươi đẹp.

Danh hiệu của bảy Đức Phật chính là bảy phương thuốc để trị liệu thân bệnh, tâm bệnh, nghiệp bệnh của chúng sanh bằng sự thanh tịnh.

Danh hiệu của bảy Đức Phật chính là bảy phương thuốc để trị liệu thân bệnh, tâm bệnh, nghiệp bệnh của chúng sanh bằng sự thanh tịnh.

Pháp môn xưng danh là một phương pháp tự kỷ ám thị, mà hiệu lực không thể đo lường, nếu chúng ta áp dụng một cách chí thành chí khẩn. Nhưng hiệu lực ấy có cùng không có, ít hay nhiều đều tùy thuộc vào sự hiểu biết của chúng ta đối với ý nghĩa nằm trong đức hiệu của chư Phật.

Có hiểu sâu ý nghĩa ấy mới thấm thía vào lòng ta, ám ảnh ta. Rồi thời gian sẽ khắn khít với ta và trở thành nguồn cảm hứng, từ đó sẽ lưu xuất ra những tư tưởng, ngôn ngữ và hành động tương xứng với ý nghĩa ấy. Ba cõi do tâm tạo; Muôn pháp từ thức biến.

Thiên đường địa ngục, đau khổ an vui đều do tâm ta quyết định Tu học theo Pháp môn Dược Sư là phải thắp đèn trí tuệ liên tục. Treo Thần phan năm sắc (phong độ, cách sống luôn tươi đẹp) để trang nghiêm tự thân, trang nghiêm pháp hội. Đem chất liệu từ bi đượm thấm ba nghiệp để lời nói, hành động và ý nghĩa đều có tính dược, hầu chuyển hóa khổ đau của kiếp người và trị liệu những chứng bệnh trầm kha trong cuộc sống.

Giải kết giải kết giải oan kết

Nghiệp chướng bao đời đều giải hết

Rửa sạch lòng trần phát tâm thành kính

Đối trước Phật đài cầu xin giải kết.

Quy mạng Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Vương.

Xin Ngài ban ánh sáng lưu ly thanh tịnh cho mọi người để được sống an lành trong tuệ giác từ bi của Đức Phật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Xem thêm