Kinh Thắng Man thực giải (Tinh yếu kinh Thắng Man)
Kinh Duy Ma Cật, có nam cư sĩ Bồ tát vĩ đại; kinh Thắng Man, có Thắng Man Phu nhân phát khởi chí nguyện Đại thừa tu bồ tát đạo, nguyện tu học và thấu triệt vô lượng Phật pháp.
Đức Phật tuyên bố rằng: Tất cả chúng sanh, con người đều có Phật tính, đều có khả năng thành Phật, Tất cả các pháp vốn thường hằng vắng lặng, bản lai tịch tĩnh, tất cả Phật tử sau khi đã thực hành đầy đủ, sau sẽ thành Phật quả.
Cho nên tu hành, thành Phật vốn không phân biệt nam hay nữ, cư sĩ hay Tăng sĩ.
Kinh Duy Ma Cật, có nam cư sĩ Bồ tát vĩ đại; kinh Thắng Man, có Thắng Man Phu nhân phát khởi chí nguyện Đại thừa tu bồ tát đạo, nguyện tu học và thấu triệt vô lượng Phật pháp. Nữ cư sĩ Thắng Man còn có hạnh nguyện cao cả, gánh vác trách nhiệm lớn lao, sẵn sàng hi sinh thân mạng vì chánh pháp trường tồn ở thế gian và vì giáo hóa, cứu độ, ích lợi muôn vạn chúng sinh trong biển khổ sinh tử.
Giáo lý chủ đạo của kinh được đặt trên nền tảng thuyết Như Lai tạng (xem Kinh Lăng già thực giải), Như Lai tạng, Bất tăng bất giảm. Như Lai là khái niệm chỉ cho sự giải thoát giác ngộ. Chúng sinh, con người do bị nhiễm ô bởi tập khí vô minh phiền não nhiều đời nhiều kiếp che lấp chân tính nên không phát huy được những công năng diệu dụng của Phật tính. Nhận thức sâu sắc rằng chính phàm tính ô nhiễm của chúng ta, luôn luôn thúc đẩy chúng ta chạy theo ngũ dục lục trần hư huyễn bên ngoài như con hổ đói đuổi theo con mồi trước mắt. Như Lai tạng không lìa phàm tính, là tự tính thanh tịnh sẵn có của mỗi chúng sinh, con người.
Kinh Pháp Hoa thực giải (Thông điệp của kinh Pháp Hoa)
Trí tuệ giác ngộ Phật pháp dù rộng lớn cao siêu uyên áo nhưng cũng rất thực tế và cơ thể tu hành thành tựu. Bồ tát đạo dù khó khăn gian khổ muôn trùng nhưng không phải là không thực hành được. Muốn thực hành Bồ tát đạo, giữ tâm nguyện càng kiên cố, tin và hiểu sâu sắc. Hiểu đúng và thực hành đúng sẽ đưa chúng ta đến cảnh giới giác ngộ vô thượng Bồ đề.
Để có thể đạt đến nền tảng kiên cố của niềm tin và sự hiểu biết về Như Lai tạng, về tự tính thanh tịnh chính mình, Thắng Man bắt đầu từ nhận thức như thật về sinh lão bịnh tử của thế gian, xác nhận mình là đích tử của Như Lai, tức cũng đồng thời tự xác nhận sứ mạng tiếp nối sự nghiệp giác ngộ giáo hóa chúng sanh của mình, Những ai là Phật tử chân chánh hãy thấu triệt một cách sâu sắc rằng mình là con của Như Lai, có trách nhiệm tiếp nối dòng giống Như Lai.
Cùng đi trên con đường Bồ tát đạo, cùng hướng đến lý tưởng giác ngộ Phật đạo duy nhất, cùng tuyệt đối bình đẳng về Phật tính, Như Lai tạng, nhưng căn cơ, trình độ, nghiệp thức, căn tính của chúng sinh thì sai biệt muôn vàn. Cho nên Bồ tát đạo cũng có sai biệt muôn vàn. Đơn cử như nam cư sĩ.
Duy-ma-cật, thể hiện Bồ tát đạo bằng du hí tam muội, với đời sống phóng khoáng, thong dong không hề câu chấp âm thanh hình danh sắc tướng giáo hóa chúng sanh.
Nữ cư sĩ Thắng Man là hình mẫu cho phụ nữ thực hành Bồ tát đạo bằng cung cách trang nhã, từ ái, khiêm cung để giáo hóa chúng sanh như lời phát nguyện của Nữ cư sĩ nói rõ: Không vì riêng mình mà thực hành tứ nhiếp pháp (Bốn pháp Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự). Bố thí là hiến tặng giúp đỡ chúng sanh con người một cách không dính mắc để giáo hóa chúng sanh; Ái ngữ là dùng lời nói chân thật êm ái dịu dàng nhu hoà đúng pháp để giáo hóa chúng sanh; Lợi hành là tận tâm lực làm tất cả mọi việc lợi ích cho chúng sanh để giáo hóa; Đồng sự là xả thân, thâm nhập cùng làm chung việc với chúng sanh để dễ bề giáo hóa chúng sanh vào Phật đạo.
Bồ tát hướng đến Phật đạo không chỉ vì an vui hạnh phúc giác ngộ của riêng mình, mà trong sự nghiệp hành đạo giác ngộ chung đó của mọi chúng sanh có mình trong đó.
Chúng sanh, con người do vô minh che lấp Phật tính, nên không thể thấy được chân lý của sinh lão bịnh tử; không chỉ là sống chết trong một thời gian kỳ hạn nào đó, mà là sống chết trong từng khoảnh khắc sát-na, và cứ như vậy, sống chết liên tục tiếp nối nhau từ vô thủy đến vô cùng. Đó gọi là biến dịch sinh tử, nhỏ nhiệm, sâu kín khó thấy, khó biết, so với phần đoạn sinh tử mà chỉ có những bậc trí tuệ giác ngộ mới thông tỏ đuọc. Vô minh như là bức màn tối ngăn che khiến con người không thấy rõ như thật về mối quan hệ mật thiết giữa mình và thế giới; không nhận thức được tính cách duyên khởi trùng trùng vô tận của vạn pháp,
Màn vô minh nghiệp chướng sâu dày còn ngăn che ta và thế giới, không thấy rõ nỗi khổ của ta đây là nỗi khổ toàn diện; không có sự khác biệt và cách biệt giữa cái cá biệt và toàn thể ấy. Những ai chỉ mới tìm thấy cái hạnh phúc cá biệt của mình, chưa tìm thấy hạnh phúc chung bao la của toàn thể, thì hạnh phúc ấy chưa phải là cuối cùng. Cũng thế, nếu giải thoát nỗi khổ sống chết cá nhân mình, chỉ liên hệ đến sự còn và mất của bản thân do bốn đại giả hợp này, đó chưa phải là giải thoát tối thượng.
Sau khi thấu rõ thực chất của đời sống, biết rõ tính chất vô thường của sắc thân, không còn bám chặt vào những sở hữu hư ảo trên thế gian, và do đó diệt trừ sự sợ hãi về phần đoạn sinh tử, nhưng vì vô minh chưa được diệt trừ trọn vẹn, Bồ tát nhận thấy vẫn còn một nỗi sợ hãi sâu thẳm không lường được biến dịch sinh tử. Chỉ khi nào đạt được địa vị vô úy của Như Lai, mới có thể nói là đạt đến giác ngộ tuyệt đối.
Do căn tính sai biệt, có những hàng chúng sinh cần được giáo hóa bằng hình tướng Phật, hình tướng Bồ Tát, Thanh Văn hay hình tướng Đại Phạm thiên, hình tướng đại thần, tỳ-kheo, cư sĩ, thì cũng có những hàng chúng sinh cần được giáo hoá bằng hình tướng phụ nữ…Thắng Man phu nhân tu Bồ tát đạo, giáo hóa chúng sanh bằng hình tướng người phụ nữ là vậy. Đây cũng thể hiện tinh thần bình đẳng tuyệt đối trong giáo pháp của Như Lai.
Nữ cư sĩ Thắng Man hành bồ tát đạo là một trong những hình mẫu đáng cho những người Cư sĩ Phật tử nữ chân chính có thể nghĩ đến, học tập thực hành theo, để sống kiếp này thật giá trị ý nghĩa, góp phần hoằng dương Phật pháp, phước lợi chúng sanh.
Kinh Thắng Man
Nữ cư sĩ
Hành Bồ tát đạo
Giáo hóa chúng sanh
Thoát khổ sầu
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?
Kiến thức 09:00 25/12/2024Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.
Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú
Kiến thức 08:46 25/12/2024Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.
Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?
Kiến thức 20:26 24/12/2024Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử.
Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)
Kiến thức 10:00 24/12/2024Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.
Xem thêm