Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 30/01/2014, 10:47 AM

Kinh Gậy Thúc Ngựa trích từ Đại Tạng Kinh

Hạng người cuối cùng nói đến những người không chịu hối tiếc cho đến khi bị ốm nặng và đang trên bờ vực của cái chết. Lúc đó họ mới mong muốn có một cơ hội để sửa chữa những lỗi lầm đã mắc phải trong cuộc đời để có một sự khởi đầu mới người đó mới giác ngộ được.

1. Có bốn loài ngựa hiền thiện thuần thục này, này các Tỳ - khưu, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỳ - khưu, có loài ngựa hiền thiện thuần thục, thấy bóng cây gậy thúc ngựa liền bị dao động, kích thích nghĩ rằng: “Hôm nay, người đánh xe điều ngự ngựa sẽ bảo ta làm gì, và ta đáp ứng thế nào?” như vậy, này các Tỳ-khưu, ở đây là loại ngựa hiền thiện thuần thục. này các Tỳ-khưu, đây là loại ngựa hiền thiện thuần thục thứ nhất, có mặt, hiện hữu ở đời.

2. Lại nữa, này các Tỳ - khưu

Ở đây có loài ngựa hiền thiện thuần thục, thấy  bóng cây gậy thúc ngựa, không bị dao động, kích thích. nhưng khi bị gậy thúc ngựa đâm vào lông, nó liền bị dao động, kích thích, nghĩ rằng: “Hôm nay, người đánh xe điều ngự ngựa sẽ bảo ta làm gì, và ta đáp ứng thế nào?” như vậy, này các Tỳ - khưu, ở đây là loài ngựa hiền thiện thuần thục. này các Tỳ - khưu, đây là loài ngựa hiền thiện thuần thục thứ hai, có mặt, hiện hữu ở đời.

3. Lại nữa, này các Tỳ - khưu

Ở đây có loài ngựa hiền thiện thuần thục, thấy  bóng cây gậy thúc ngựa, không bị dao động, kích thích. Khi bị gậy thúc ngựa đâm vào lông, nó không bị dao động, kích thích. nhưng khi bị cây gậy thúc ngựa đâm vào thịt, liền bị dao động, kích thích, nghĩ rằng: “Hôm nay, người đánh xe điều ngự ngựa sẽ bảo ta làm gì và ta đáp ứng thế nào?” như vậy, này các Tỳ - khưu, ở đây là loài ngựa hiền thiện, thuần thục. này các Tỳ - khưu, đây là loài ngựa hiền thiện thuần thục thứ ba, có mặt, hiện hữu ở đời.
 
4. Lại nữa, này các Tỳ - khưu

Ở đây có loài ngựa hiền thiện thuần thục, thấy bóng cây gậy thúc ngựa, không bị dao động, kích thích; bị cây gậy thúc ngựa đâm vào lông, không bị dao động, kích thích; bị cây gậy thúc ngựa đâm vào thịt, không bị dao động, kích thích; bị cây gậy thúc ngựa đâm vào xương, bị dao động, kích thích, nghĩ rằng: “Hôm nay, người đánh  xe điều ngự ngựa sẽ bảo ta làm gì và ta đáp ứng thế nào?” như vậy, này các Tỳ - khưu, ở đây là loài ngựa hiền thiện, thuần thục. này các Tỳ - khưu, đây là loài ngựa hiền thiện, thuần thục thứ tư, có mặt, hiện hữu ở đời. này các Tỳ - khưu, có bốn loài ngựa hiền thiện, thuần thục, có mặt, hiện hữu ở đời.

5. Cũng vậy, này các Tỳ - khưu

Có bốn hạng người hiền thiện, thuần thục này có mặt,hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỳ - khưu, có hạng người hiền  thiện, thuần thục nghe tại một làng hay thị trấn kia, có người đàn bà hay người đàn ông bị khổ đau hay bị mạng chung; người ấy do vậy bị dao động, kích thích. bị kích thích, vị ấy như lý tinh cần.

Do tinh cần, với thân, vị ấy chứng ngộ được tối thắng sự thật; với trí tuệ, vị ấy sau khi thể nhập, thấy được sự thật ấy. Ví như, này các Tỳ - khưu, con ngựa hiền thiện, thuần thục ấy, thấy bóng cây gậy thúc ngựa, bị dao động kích thích, Ta nói rằng, này các Tỳ - khưu, con người hiền thiện thuần thục này giống như ví dụ ấy. như vậy, này các Tỳ - khưu, ở đây có hạng người hiền thiện. này  các Tỳ - khưu, đây là hạng người  hiền thiện thuần thục thứ nhất có mặt, hiện hữu ở đời.

6. Lại nữa, này các Tỳ - khưu

Ở đây có hạng người hiền thiện, thuần thục không có nghe tại một làng hay thị trấn kia, có người đàn bà hay người đàn ông bị đau khổ hay bị mệnh chung, nhưng khi tự mình thấy người đàn bà hay người đàn ông khổ đau hay mệnh chung, người ấy do vậy bị dao động, kích thích. bị kích thích, vị ấy như lý tinh cần.

Do tinh cần, với thân, vị ấy chứng ngộ được sự thật tối thắng; với trí tuệ, vị ấy sau khi thể nhập, thấy được sự thật ấy.

Ví như, này các Tỳ - khưu, con ngựa hiền thiện thuần thục ấy, khi bị cây gậy thúc ngựa đâm vào da, bị dao động, kích thích, Ta nói rằng, này các Tỳ - khưu, con người hiền thiện thuần thục này giống như ví dụ ấy. như vậy, này các Tỳ - khưu, ở đây có hạng người hiền thiện. này các Tỳ - khưu, đây là hạng người hiền thiện thuần thục thứ hai có mặt, hiện hữu ở đời.

7. Lại nữa, này các Tỳ - khưu

Ở đây có hạng người hiền thiện, thuần thục không có nghe tại một làng hay thị trấn kia, có người đàn bà hay người đàn ông bị khổ đau hay bị mệnh chung, không có tự mình thấy người đàn bà hay ngườiđàn ông khổ đau hay mệnh chung. nhưng, khi có một người bà con hay người đồng một huyết thống khổ đau hay bị mệnh chung, người ấy do vậy bị dao động, kích thích. bị kích thích, vị ấy như lý tinh cần.

Do tinh cần, với thân vị ấy chứng ngộ được sự thật tối thắng; với trí tuệ, vị ấy sau khi thể nhập, thấy được sự thật ấy. Ví như, này các Tỳ - khưu, con ngựa hiền thiện thuần thục ấy, khi bị cây gậy thúc ngựa đâm vào thịt, bị dao động, kích thích, Ta nói rằng, này các Tỳ - khưu, con người hiền thiện thuần thục này giống như ví dụ ấy. như vậy, này các Tỳ - khưu, ở đây có hạng người hiền thiện. này các Tỳ - khưu, đây là hạng người hiền thiện thuần thục thứ ba có mặt, hiện hữu ở đời.

8. Lại nữa, này các Tỳ - khưu

Ở đây có hạng người hiền thiện thuần thục không có nghe tại một làng hay thị trấn kia, có người đàn bà hay người đàn ông bị khổ đau hay mệnh chung, không có tự mình thấy người đàn bà hay người đàn ông khổ đau hay bị mệnh chung, không có người bà con hay người đồng một huyết thống khổ đau hay bị mệnh chung. nhưng khi tự mình cảm xúc những cảm thọ về thân khổ đau, nhói đau, chói đau, mãnh liệt, kịch liệt, không phải khả hỷ, không khả ý, đoạt mạng sống, vị ấy bị dao động, kích thích. bị kích thích, vị ấy như lý tinh cần.

Do tinh cần, với thân, vị ấy chứng ngộ được sự thật tối thắng; với trí tuệ, vị ấy sau khi thể nhập, thấy được sự thật ấy. Ví như, này các Tỳ - khưu, con ngựa hiền thiện thuần thục ấy, khi bị cây gậy thúc ngựa đâm vào xương mới bị dao động, kích thích, Ta nói rằng, này các Tỳ - khưu, con người hiền thiện thuần thục này giống như ví dụ ấy. như vậy, này các Tỳ - khưu, ở đây có hạng người hiền thiện thuần thục. này các Tỳ - khưu, đây là hạng người hiền thiện thuần thục thứ tư có mặt, hiện hữu ở đời. này các Tỳ - khưu, có bốn hạng người hiền thiện thuần thục này có mặt, hiện hữu ở đời.

Lời bàn:

Đức Phật đưa ra hình ảnh bốn con ngựa để ví dụ bốn hạng người như sau:

- Hạng người thứ nhất, chỉ “nghe” tiếng đồn trong xóm có người chết là giác ngộ tu ngay. Họ tinh tấn và nỗ lực tu để trở thành sinh mệnh mới.

- Hạng người thứ hai, “thấy” một người chết thôi là giác ngộ tu liền.

- Hạng người thứ ba phải mất nhiều thời gian hơn để học được một cách khó khăn. chỉ đến khi gia đình chịu thống khổ thì mới bắt đầu tỉnh ngộ và tu tập.

- Hạng người cuối cùng nói đến những người không chịu hối tiếc cho đến khi bị ốm nặng và đang trên bờ vực của cái chết. Lúc đó họ mới mong muốn có một cơ hội để sửa chữa những lỗi lầm đã mắc phải trong cuộc đời để có một sự khởi đầu mới người đó mới giác ngộ được.

Cơ may dành cho họ thật ít ỏi nhưng vẫn có thể cứu được quả nghiệp trước khi quá muộn.

Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 1 năm 2014
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu có 5 đức này, người tu ở đâu cũng lợi ích

Lời Phật dạy 19:30 23/04/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Kimbilà, tại Veluvana, dạy các Tỷ kheo: Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo trú tại chỗ giúp đỡ rất nhiều cho trú xứ ấy. Thế nào là năm?

Hóa ra, ta thật ít thương yêu

Lời Phật dạy 15:30 23/04/2024

Ngày nay khi xung đột, bạo động và nguy cơ chiến tranh hủy diệt trên thế giới ngày càng cao làm cho nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới càng quan tâm hơn về giáo lý từ bi của đạo Phật.

Pháp sư là vị nói Pháp khiến sinh ly dục và tịch tĩnh

Lời Phật dạy 13:30 22/04/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Bố thí ít được phước nhiều

Lời Phật dạy 11:28 22/04/2024

Nếu hội đủ duyên lành bố thí cúng dường cho chúng Hiền Thánh thì “bố thí ít được phước nhiều, bố thí nhiều được phước nhiều hơn”. Có điều, không dễ tìm ra các bậc Thánh ở đời để gieo duyên. Nên chăng, hãy gieo duyên bố thí với người trì giới, có đạo đức, sống vì mọi người.

Xem thêm