Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 06/11/2023, 15:55 PM

Kinh nghiệm kiểm soát và chuyển hóa ác nghiệp

Để kiểm soát, chuyển hóa được ác nghiệp không gì khác hơn đó là chúng ta phải giữ gìn được ba nghiệp trong sạch, thu nhiếp sáu căn và đoạn trừ đi thất tình lục dục.

Audio

Thuở nhỏ xuất gia theo thầy Bổn sư là Trưởng lão Từ Huệ, vị đệ tử có duyên gặp và hầu cận đức Tổ sư Minh Đăng Quang ngay từ thuở rất sớm. Đức Thầy thường dạy bảo nhắc nhở và cũng chính là lời giáo huấn mà Tổ sư đã dạy trong Chơn lý “Tu và Nghiệp”, đó là:

“Thân trong sạch ấy là xứ Phật.

Miệng trong sạch ấy là pháp Phật.

Ý trong sạch ấy là con Phật.

Tâm trong sạch tức là đức Phật’.

Người tu là phải tập giữ gìn thâu nhiếp thân khẩu ý, làm sao cho ba cái nghiệp nó nhẹ nhàng, thanh tịnh. Từ đó càng ngày sẽ càng lắng được cái nghiệp tham sân si, lắng được các cái thất tình lục dục, buồn, vui, mừng, giận, thương, ghét, muốn, thì cuộc sống càng ngày càng được yên tịnh. Trong các kinh điển, Đức Phật dạy người tu khi được xuất gia rồi thì tìm những nơi thanh tịnh, vườn rừng vắng vẻ để tu tập, để thu nhiếp và lâu lâu mới ra phố thị, dân cư để trì bình khất thực, hóa duyên, làm phận sự độ sanh của Tăng sư nhà Phật.

Chúng tôi được đọc bộ Thiền sư Trung Hoa, trong đó có câu chuyện về Ngài Thạch Củng tức Ngài là Thiền sư Huệ Tạng. Thạch Củng là một thợ săn bắn chuyên nghiệp, không thích gặp các nhà tu. Một hôm, nhân đuổi bầy nai chạy qua trước am Mã Tổ, gặp Mã Tổ đứng trước.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Thạch Củng mới hỏi Hòa thượng thấy bầy nai chạy qua đây chăng?

Mã Tổ hỏi lại:

- Ngươi làm nghề gì?

- Thợ săn.

- Ngươi bắn giỏi không?

- Bắn giỏi.

- Một mũi tên ngươi bắn được mấy con?

- Một mũi bắn được một con.

- Ngươi bắn không giỏi.

- Hòa thượng bắn giỏi không?

- Bắn giỏi.

- Một mũi tên Hòa thượng bắn được mấy con?

- Một mũi tên bắn được một bầy.

- Sao Hòa thượng tu hành gì mà ác nhân thất đức vậy, bắn một mũi mà chết một bầy.

- Hóa ra ngươi là người thật sự thông minh. Ta bắn một mũi chết một bầy mà ác nhân thất đức, vậy thì ngươi tự xét lại, mỗi ngày ngươi bắn một con, mà ngươi bắn như vậy mấy chục năm là bao nhiêu con vật bị chết dưới tay ngươi, ngươi thì thiện xạ mỗi ngày một bắn chết một con mà nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm như vậy thì ngươi phải là cái người như thế nào?

Thạch Củng giật mình. Thì ra cái thông minh của mình lại là cái vô minh.

Thế rồi Thạch Củng ném cung bẻ tên, tự lấy dao cạo tóc, theo Mã Tổ xuất gia.

Từ đó Mã Tổ nhận cho được xuất gia tu trì, rồi đặt pháp danh là Huệ Tạng, mỗi ngày chỉ dạy cho Huệ Tạng làm công quả trong chùa.

Một hôm, Huệ Tạng đang làm việc ở nhà trù, Mã Tổ xuống hỏi:

- Làm việc gì?

- Chăn trâu.

- Làm sao chăn?

- Một khi nó vào ăn lúa mạ nhà người, bèn nắm dây vàng mà kéo mũi nó lại.

- Con thật là chăn trâu.

Lúc còn nhỏ chúng tôi cũng suy nghĩ khi vào xuất gia tu tức là mình thích, mình muốn đi tu, rồi mình cũng nghe các bậc thầy, các bậc đi trước cũng nói tu phải lo tu tâm. Nhưng thật ra trong giai đoạn mấy năm đầu rất khó tìm cái tâm của mình. Mà may thay một cái điều, ngay từ lúc nhỏ chúng tôi lại được gặp Sư cả Từ Huệ, lại dạy cho chúng tôi pháp niệm Phật và ngài cũng dạy về câu chuyện tiền thân đức Phật A-di-đà, cũng phải đi công quả 10 năm để lượm củi về cúng dường cho chùa.

Chúng tôi được xuất gia theo giáo pháp của Tổ sư Minh Đăng Quang “Nối truyền Thích-ca Chánh pháp” thì thầy Bổn sư luôn dặn con cũng phải ráng thu nhiếp vừa tin tấn niệm Phật, chuyên tâm niệm Phật mà cũng phải ráng kiểm soát ba nghiệp thân khẩu ý của mình. Người đi tu cái quý trọng nhất là được kiểm soát cái hành động của mình. Tại vì thế gian do mình chưa học được đạo, mình sống bằng bản năng tự nhiên, nên khi cái tự ngã, cái tâm đạo chưa có, cái thông minh của người phàm tâm, phàm nhân thì mình lại hơn thua với đời mình, đốt kỵ ganh tỵ với chung quanh. Cho nên mình hay gây phạm phải nhiều cái nghiệp tội, mà từ sát sanh, trộm cấp, tà dâm rồi thì nói dối đến uống rượu say sưa. Bây giờ khi được xuất gia làm Tăng rồi thì Hòa thượng Bổn sư chúng tôi dạy con phải ráng kiểm soát các cái hành động của thân, kiểm soát các cái lời nói của miệng và kiểm soát các cái suy nghĩ của ý. Người tu mà giữ gìn được ba nghiệp thân khẩu ý trong sạch, tức là có được cái bản tâm trong sạch, mà bản tâm trong sạch đó chính là đức Phật của tự lòng mình của chính mình.

Cho nên từ đó một cái duyên may lớn, trong ba năm đầu mà theo đức Thầy quanh quẩn ở Mỹ Tho, Bến Tre. Chúng tôi ôm các quyển Chơn lý mỏng nhỏ mà bây giờ được in ra phổ biến, rồi học thuộc lòng sau đó tu tập, tự kiểm soát ba cái nghiệp mà thầy đã chỉ dạy. Rồi càng lớn lên trong giáo pháp mới thấy, tưởng chừng ba cái điều đó rất đơn sơ, đơn giản và dễ tu. Nhưng nếu mà mình kiểm soát thật kỹ với chính mình, tự mình nhìn mình cho thật rõ thì quả thật không dễ chút nào. Cho nên, từ sáng đến chiều, rồi từ chiều đến sáng phải luôn nhìn và  kiểm soát mọi hành động của mình. Bấy giờ chúng tôi mới có dịp tự hình dung từ từ, tất cả các các hạnh nghiệp đang thể hiện nơi đây nó có ra từ thuở nhỏ mình đã gây tạo ra.

Hồi nhỏ năm 7 tuổi thì mình đã có hành động xấu quỷ ác như thế nào? Có những cái mình tưởng như là chơi, không có nghiệp tội nhưng bây giờ suy ngẫm lại thì thấy cái gốc tội rất nhiều. Năm 6-7 tuổi, chúng tôi hồi nhỏ chưa đi học rồi tới đi học mẫu giáo, là sáng sớm thích chơi dế, thích bắt dế rồi thích ra đồng. Sáng sớm nghe tiếng dế gáy, rồi tìm bắt về cho đá lộn với nhau. Nội, ngoại hay mẹ cho tiền rồi có khi cũng nhịn ăn để mua dế để đá, rồi con nào mà đá dở thì mình ngắt đầu nó. Mình hổng vừa bụng là mình ngắc đầu nó, rồi lấy cây tăm cắm đầu nó, rồi dáy cho con dế khác.

Cái thời tuổi nhỏ như vậy cho nên tuy là chưa biết làm gì nhiều, chỉ có ăn học và đi chơi thôi, nhưng mà mình đã gây tội ác không ít. Mỗi lần ngắt một con không thấy nhiều nhưng mà  ngắt nhiều ngày, nhiều con rồi bây giờ có dịp đi tu mới soi quán lại, chỉ thấy mình phạm ác nghiệp không ít. Tại mình ngắt đầu dế không phải 5, 10 con mà tới tận đôi chục con nữa, nhất định nó phải nhiều hơn rồi.

Ở miền quê Mỹ Tho, cái mùa nước nổi mà nghỉ học thì lại thích đi vó tép, đi cắm câu, đi đào trùng làm mồi, bắt ếch, bắt nhái. Tức là mình đã giết hại biết bao nhiêu loài vật. Nói chung là dù nhỏ tuổi nhưng mà mình cũng phạm nhiều cái nghiệp sát sanh rất nhiều rồi. Mùa hè, bắt kiến vàng, kiến hôi và đào gốc cây cho đá với kiến lửa rồi mình quỳ mình đếm coi quân nào chết nhiều. Ngày nay lần kiểm lại cái thân nghiệp của mình qua lời dạy đơn giản của Tổ sư, lời dạy của Phật rất kỹ trong các bộ Kinh Luật về người tại gia cư sĩ là giới thứ nhất là cấm sát sanh. Nhiều đời, nhiều kiếp mà chưa biết tu, mình phạm nghiệp sát rất nhiều. Từ con kiến, dế rồi con gà, vịt, heo hay chó, mèo, bò, trâu đó là bao nhiêu cái nghiệp sát. Khi chưa tu, khi bắt và giết được thì chỉ biết vui thôi chứ nghĩ chi là tội nghiệp.

Khi xuất gia càng học được nhiều Kinh Luật chừng nào thì càng thấy cái nghiệp sát nhiều đời mình tạo ra khôn lường chừng nấy, cho nên nghiệp thức sát hại nó trùng trùng điệp điệp. Cho nên tánh của chúng sinh từ con vật nhỏ như con kiến, trùng, dế cho tới con vật lớn như gà, vịt, chó, heo, bò, trâu, cọp, sư tử, voi, rắn. Cái tâm thức nó bị giết hại thì ân oán, trùng trùng điệp điệp. Cho nên khi vô xuất gia tu rồi, mỗi ngày ngồi thiền, ngồi nhập định mình thấy cái tâm của mình đơn giản mà tại sao rất khó giữ yên tịnh, sao mà nó cứ sao động việc này, việc nọ, đi qua dòng tâm thức.

Mới tập tu, mỗi lần mình vô ngồi thiền thấy rất khó, cho nên bao nhiêu cái vọng thức nó cứ quay lại trong tâm thức, như cuộn phim, những gì mà mình đã phạm trong nhiều đời, nhiều kiếp nó hiện lên ngay nơi đây. Cứ tuần tự mình càng ngồi yên, cuốn phim nó chiếu quay lại để mình thấy bao nhiêu cái vọng thức chi phối cuộc sống mình. Cho nên muốn yên tâm, định tâm nhập định thấy vậy nhưng mà rất gian nan.

Chúng tôi mất 5 năm, 10 năm rồi 20 năm quyết liệt để tìm tâm. Càng tham khảo, học hỏi thêm nhiều bộ kinh thì mới cảm thấy rõ mình phải thật chí thành. Mà trong nhà Phật, pháp môn Sám hối rất là đặc biệt và cái phương pháp tịnh tâm, sống với chính mình cũng rất là đặc biệt. Thông thường trong giáo pháp đức Phật dạy cho người cư sĩ tại gia mỗi tháng có 2 ngày sám hối. Nhưng mà người xuất gia thì đức Phật dạy các giới lớn tức giới Bổn Cụ túc thì ngày Rằm, 30, các giới nhỏ Sa-di phải thêm ngày mùng 8 và 23. Chúng ta học thuộc lòng, rồi đọc đi đọc lại để kiểm soát cái lòng của mình. Coi xem trong tuần, trong tháng thân của mình, miệng của mình, ý của mình còn gây nghiệp tội nhiều hay ít. Giờ đi tu rồi phải chí thành sám hối, chẳng những là Rằm, 30 và mùng 01, mà mỗi ngày phải tinh tấn. Mỗi thời kinh, mình dành cái khoảnh khắc nào đó để chí tâm sám hối một cách chí thành, lắng lòng mình cho thiệt trong, thiệt nhẹ. Rồi mình biết kiểm soát trong thức của mình, từ khi lớn lên trong đời, mình có cái biết từ năm 6-7 tuổi mình còn nhớ được cho tới bây giờ, mình đã gây bao nhiêu ác nghiệp trong đời, đặc biệt là những cái nghiệp từ tay chân, hành động, rồi những cái nghiệp từ miệng, những cái nghiệp từ ý.

Cho nên quý Phật tử cũng thấy, khi chưa tu thì mình làm xấu quấy ác cũng không hay, chừng nào mà ác lớn lắm mình mới giật mình chứ còn ác nhỏ nhỏ mình hay không hay. Nhưng mà vào học đạo tu rồi, càng đọc kinh mình mới có dịp như một cuộn phim quay chậm lại cái nhân nghiệp ác của mình trong đời từ nhỏ tới lớn và trong nhiều đời, nhiều kiếp nó làm cho đời sống thân của mình nó nặng nề. Vì trong thân mình tái sinh, nhưng mà nghiệp là cộng bao nhiêu cái của nhiều đời, nhiều kiếp ẩn náu trong cái thân này. Cho nên mình thấy cái thân nó nặng nề, hễ nghiệp nhiều chừng nào thì càng nặng nề chừng nấy. Cho nên thường cái thân nó dễ đau đớn, dễ quằn quại, đau nhức. Người nào cũng có ít nhiều, cũng có những cái bệnh nó vương mang là vậy. Bây giờ khi mà  ngồi thiền thì mình lắng nghiệp. Đời này biết tu rồi thì mình không phạm nghiệp sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu, tuy nhiên những cái nghiệp trong năm giới nó nhiều đời, nhiều kiếp còn ẩn trong cái thân này. Nó làm cho cái thân này phải vằn vặt, luôn bất an.

Mình học đạo rồi, Rằm và 30 mình về chùa, tịnh xá mình sám hối. Nếu mà mình đã thọ giữ 8 giới, kiểm soát cái thân mình nhiều hơn, tinh tấn hơn thì quá tốt. Nếu mình được đi tu, được làm Tăng Ni thì mình phải thọ giữ 10 giới rồi thọ Cụ túc giới, tức là mình không làm ác nghiệp trong đời này và đời sau nữa. Nhưng mà mình phải chí thành thiền định soi sáng các cái nghiệp lực mà nó còn ẩn náu trong cái thân nghiệp của mình, mà do chính thân mình hành động xấu ác quấy trong nhiều đời kiếp trước, nó còn đọng lại. Một điều rất rõ, khi gặp con gì nó cắn mình là mình dùng tay đập nó liền, rồi tới khi biết tu rồi, thọ giới rồi thì phải chí thành sám hối để mình không phạm phải cái nghiệp sát sanh dù nhỏ hay lớn.

Ở đời tay chân hay ưa hành động xấu quấy ác. Là không phải đời này mà nó đọng lại từ nhiều đời nhiều kiếp rồi thành cái nếp quen, cái tập khí. Chúng ta tu là phải khéo kiềm giữ nó lại không cho nó xâm phạm nữa.

Và cái miệng cũng vậy. Từ ở đời mà mình soi sáng lại chính mình từ những năm tháng mình chưa biết tu, mình thấy cái miệng mình có khi ai làm gì không vừa bụng mình thì mình nói nặng, nói nhẹ, nói thêm bớt. Có những khi mình phải đố kỵ, phải chửi bới nhau. Mình thấy ai chửi thì kêu sao người đó dữ quá vậy, mà chính mình khi mình chưa biết tu, mình cũng dữ y như vậy. Mình ít có chịu thua và nhịn nhường ai khi người ta nói nặng, nói nhẹ, nói thêm bớt với mình. Nhưng mà khi mình học được đạo rồi, càng học đạo sâu rồi, thì mình mới thẩm thấu được việc mà thanh lọc cái nghiệp của thân, mọi hành động của thân, cái ác, cái xấu, cái quấy của thân nhiều đời, nhiều kiếp với trong đời này từ lúc chưa biết đạo cho đến bây giờ biết đạo, muốn thanh lọc nhẹ nhàng không đơn giản được. Cái nghiệp miệng cũng vậy. Ở đời hay nói là trước khi mở miệng phải đánh lưỡi bảy lần, nhưng mà thường mình đâu kịp đánh lưỡi 7 lần. Mình mà bị ai nói nặng, nói nhẹ, nói thêm bớt hay chửi bới thì mình lại cũng phải thật nhanh, phản ứng thật nhanh. Mình mà không kìm chế được, không có cái ý thức để kìm chế thì mình cũng lại nói nặng, nói nhẹ, nói thêm qua lại với nhau thật nhanh. Đôi khi còn chưa hả dạ, đợi có dịp chửi tiếp cho vừa lòng.

Mà khi tu rồi, ngồi kiết già niệm Phật rồi tham thiền, mình mới thấy giữ gìn cái miệng nghiệp cho nó thật thanh tịnh, để nó tự ăn năn không sám hối rồi rửa sạch cái nghiệp miệng nhiều đời, nhiều kiếp không dễ chút nào. Phải có những vị phải thật chí thành tu suốt cả đời, ngồi tham thiền, tĩnh lặng suốt cả đời. Ông bà xưa hay dạy “một câu nhịn chín câu lành”. Chưa nói đến tu, mà đã dạy mình một câu nhịn chín câu lành. Nhưng mà tìm một người ở đời mà biết sống nhẫn nhục, nhịn nhường cũng không phải là dễ tìm. Cho nên khi vào đạo rồi, xuất gia 5 năm, 10 năm, 20 năm hay 30 năm, mình có tu tập, tự nhiên mình nhìn thấy cái nghiệp miệng nó ức chế gây cái sự bức xúc trong đời sống con người. Cho nên rồi cứ phải hết sức mà thu nhiếp, kiềm chế mới giữ được cái miệng nghiệp nhiều đời. Bây giờ tu rồi mới lắng được, mới nín được.

“Miệng hay không nói lời ra

Buộc lòng mà nói phải là chân ngôn”.

Cái nghiệp ý cũng vậy. Ý tưởng tham sân si nó chính là cái bộ não mình. Nhưng mà cũng phải tu nhiều năm, nhiều tháng soi sáng nó, đặng khi mà ai nói nặng, nói nhẹ, nói thêm, nói bớt mà nó lại lặng nhẹ được, nó không còn buồn giận thì chừng đó mình mới cảm thấy vui vui một chút, là mình có tập tu và có hướng đến con đường Phật pháp, là giữ gìn cái tâm ý mình.

Những năm từ 1962 đến 1975, chúng tôi đi trì bình khất thực mỗi buổi sáng. Bước chân đi là phải cách một bàn chân, đôi mắt không được ngó liếc hai bên đường, ngó phía trước tối đa 2m để đi tránh giẫm đạp, trùng kiến. Vậy mà muốn an định cái thân, cái khẩu, cái ý thì cũng hết sức gian nan. Trong đời này, mình tiếp tục tu và tiếp tục nhiếp phục nhưng mà nghiệp nhiều đời, nhiều kiếp nó sâu như dầy. Vì thế bây giờ phải quyết liệt, mài miệt liên tục và cũng phải nhiều năm, nhiều tháng, nhiều đời may ra cái nghiệp nó mới nhẹ.

Cái thân mà nó còn nặng nề về nghiệp, biết đó là đã ảnh hưởng cái nghiệp hành động của thân trong nhiều đời, nhiều kiếp gây tổn hại đau đớn đối với chúng sinh. Một cái chuyện nhỏ thôi, con kiến nó cắn mình thì mình lấy cái tay ấn nó thịt nát xương tan liền, không hề tốn chi sức lực. Mùa hè, thì bắt kiến cho cắn với nhau, kiến vàng hay kiến hôi thì làm sao lại kiến lửa, và rồi chết biết bao nhiêu con vật. Cái vui của tuổi trẻ rất hồn nhiên.

Ngày nay, các cuộc chiến tranh xảy ra, hết nước này tới nước khác. Những cuộc chiến tranh nó va chạm, đối kháng với nhau thì họ dùng những vũ khí ngày càng tiên tiến, phát triển hơn để giết hại nhau. Ôi thật là tàn ác giữa con người với nhau.

Những cái ngoại cảnh, ngoại duyên chính là cái bài học để tự như một cái gì nó quay lại đến đánh thức lòng đấy. Chúng tôi ở trong đạo mấy chục năm, có chứng kiến xã hội lâu lâu các bệnh dịch,  nó đến rồi đi qua thôi, chỉ vài ba tháng là hết. Nhưng mà hai năm nay, đại dịch Covid-19 là một cái đại nạn đối xã hội loài người, chứ không phải riêng một đất nước nào, đất nước nào ít nhiều cũng bị nó lây nhiễm.

Mỗi người phải tự lực chính mình, đóng góp cho cái chung của xã hội mình, giữ gìn cho chính mình được bình yên thì mình cũng giữ gìn cho cái xã hội, cộng đồng được bình yên. Mà nếu để nó bị bệnh lây nhiễm, rồi mình bị bịnh ảnh hưởng đến những người gần mình. Cuộc sống thì ai cũng có cha mẹ với vợ chồng con cái. Còn trong giới tu hành thì cũng có Tổ, có thầy, có Phật tử tín đồ bổn đạo cho nên mình phải biết tự gìn giữ tự thân. Đây là dịp mà chúng ta ngày đêm phải giữ cái thân cho thanh tịnh rồi đi kinh hành, hoặc là tham thiền, hoặc là trì kinh để đem cái tâm lực hiền kết tụ lại để góp phần cầu nguyện cho dịch bệnh qua đi.

Bản thân chúng tôi chỉ nghĩ đây là một cái dịp mà như Đạt Ma Tổ sư ngồi ngó vách 9 năm mà vẫn vui từng ngày. Để rồi thời duyên đến, Ngài độ cho Huệ Khả từ đó nối truyền đạo nghiệp Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn rồi Huệ Năng. Sau đó nối ra Ngũ gia tông phái. Hoàn cảnh nhân duyên không mong cầu và cầu nguyện cho cái dịch nó mau đi qua. Đây là một trong những cái nạn thiên tai địa ách, dịch bệnh. Trong cuộc sống đến cái lúc mà nó cộng dồn, cho nên không phải những nước nghèo ít thuốc bị bệnh mà những nước giàu nhất trên thế giới rồi cũng bị bệnh.

Các vị giáo phẩm, các vị tu sĩ chúng ta có cái đức mà đức Phật dạy khi xuất gia thọ Cụ túc giới rồi tức là Sa-môn, Khất sĩ, Bố-ma và phá ác. Trong lòng của tất cả những người tu, bên cạnh cái sự tu trì thâu nhiếp, chúng ta đều có tứ đức hay là Tứ vô lượng tâm. Ai cũng có đầy đủ cái đức Từ Bi Hỷ Xả.

Ngoài tích tụ những năng lượng lành, tức là cái sức tu thiền định rồi chúng ta tích tụ. Nếu thân cùng tâm ý chúng ta mà nhẹ sạch nghiệp chừng nào thì cái năng lượng sức mạnh nó lớn chừng đó. Khi đó tất cả năng lượng cùng tập trung cầu nguyện thì dihcj bệnh sẽ thuyên giảm và dứt trừ. Đây là cái nhân duyên mà mình có dịp ngồi yên một chỗ,  học cái hạnh của ngài Đạt Ma Tổ sư ngồi yên ngó vách hay là học cái hạnh của Mã Tổ dạy cho Thạch Cũng, Huệ Tạng. Một cái người mà đã nhiều đời, nhiều kiếp gây nghiệp mà không tự biết. Gây nghiệp mà không biết thì cái đó trong nhà Phật gọi là vô minh.

Bây giờ khi mà gặp cái hoàn cảnh thắc ngặt do như thiên tai địa ách, một cái loại dịch bệnh nhưng mà nó chi phối suốt cả 2 năm. Nó biến tướng ra nhiều dạng bệnh, không còn những triệu chứng để nhận biết rằng mình đang bệnh. Mình là Phật tử, cái gì mà mình đóng góp cho cuộc đời được thì mình đóng góp, nhưng còn tự thân mình đừng có thấy bị đóng cửa nhà là buồn. Không ra được thì mình có dịp nhìn lại chồng vợ, con cái với nhau, thỏ thẻ trao đổi tinh thần đời sống với nhau. Còn Phật tử đã thọ Tam quy, trì Ngũ giới, từng tu tập Bát quan trai thì hãy tinh tấn tìm lại những khoảnh khắc yên tịnh, kiểm soát ba nghiệp thân khẩu ý của mình nhiều đời, nhiều kiếp. Tại vì ba cái nghiệp của mình nhiều đời, nhiều kiếp nó nặng nề lắm. Chống dịch là cái trợ duyên, để gia đình có dịp quan tâm nhau, săn sóc và trao đổi những mặt nào cần thiết.

Chúng ta đang còn sống trong đời thì mình nương cuộc sống của đời, khi nào xã hội cộng đồng thong thả thì mình hoằng pháp theo cái nhân duyên thong thả. Khi xã hội cộng đồng đã thắt ngặt như là sự giãn cách trong mùa dịch.  Chúng ta đóng chùa tịnh xá cũng chính là đóng cửa thu nhiếp lục căn, để chúng ta soi sáng thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp của mình trong nhiều đời, nhiều kiếp. Làm sao cho nó thật lắng nhẹ, thật trong lành để mình góp sức, đem tính năng lượng của người tu hành cầu nguyện cho dịch bệnh qua đi.

Tam nghiệp trong sạch ấy mới gọi là tu, tu là trả nghiệp, tu là đoạn nghiệp và chuyển hóa nghiệp. Vậy thì chúng ta, ai ai cũng phải nên giác ngộ lẽ tu và nghiệp hết.

“Giữ thân trong sạch, hạnh phúc biết bao

Giữ miệng trong sạch, hạnh phúc biết bao

Giữ ý trong sạch, hạnh phúc biết bao

Thân cùng khẩu ý trọn lành

Xa rồi tội lỗi, gần cành hoa sen

Ai mà thân khẩu ý rèn

Giữ theo thiện nghiệp, thân bèn đặng an.

Ba nghiệp bằng đặng rãnh rang

Thác thời nhập thánh là đàng xưa nay

Bị mắng chửi lòng chẳng phai

Với người tham lẫn giận gay chẳng sờn

Giữ mình thanh tịnh là hơn

Dầu ai gây dữ oán hờn mặc ai”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm bình thế giới bình

Kiến thức 20:34 02/05/2024

Hòa bình nghĩa là không chiến tranh, không chết chóc, không đau thương. Quan niệm hòa bình của Phật giáo là không có chiến tranh từ tâm thức đến ngoại cảnh, từ nhân cho đến qủa. Nói rõ hơn, chiến tranh có là do tâm hỗn loạn, tham lam, sân hận và si mê.

Dứt trừ được phiền não sẽ giúp người tu Tịnh độ dễ sanh về Tây phương

Kiến thức 17:00 02/05/2024

Đã là phàm phu, tất còn ở trong vòng phiền não, bị nó mê hoặc sai khiến, lắm lúc không tự chủ được. Phiền não có nghĩa: "khuất động thiêu đốt" làm cho tâm niệm không yên, ngăn trở bước tu hành, nên gọi nó là phiền não chướng.

Nghiệp chướng hôn trầm, ham mê ngủ nghỉ

Kiến thức 15:02 02/05/2024

Đức Phật dạy rằng có năm triền cái – năm trạng thái tâm lý, tình cảm làm ngăn che trí tánh của con người, còn gọi là năm phiền não nghiệp chướng, đó là: ái dục, sân hận, trạo cử, hôn trầm, nghi hoặc, làm trở ngại trên đường tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, thành tựu Phật đạo.

Ngộ ra những điều “không thể được” để tùy duyên tiếp vật, sống tự tại an nhiên

Kiến thức 13:05 02/05/2024

Khi nhìn trẻ con khóc lóc cố đòi cho bằng được những vật ngoài khả năng sở hữu của cha mẹ nó, người lớn chúng ta hay mỉm cười cảm thông độ lượng. Chỉ có trẻ con mới cố đòi những vật “không thể được”. Khi nào lớn khôn các cháu sẽ hiểu.

Xem thêm