Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 17/04/2023, 16:37 PM

Sử dụng bệnh tật để tịnh hóa các nghiệp bất thiện

Chúng ta có thể sử dụng những vấn đề bất ổn để tịnh hóa các nghiệp bất thiện, nguyên nhân của các bất ổn, và cũng để làm cho ta thận trọng không tạo ra thêm những hành vi bất thiện nữa.

Nếu suy diễn hợp lý từ những điều này thì những vấn đề bất ổn cũng làm cho chúng ta vui vẻ tạo ra nghiệp tốt – nguyên nhân của hạnh phúc.

Khi ta trải qua một vấn đề bất ổn và tìm biết nguyên nhân của nó, ta thấy rằng nguyên nhân đó không đến từ bên ngoài mà là ở trong tâm. Như tôi đã giải thích, những vấn đề bất ổn của chúng ta được tạo ra bởi những chủng tử bất thiện trong tâm ta, các chủng tử này do vô minh và những hành vi được thôi thúc bởi vô minh lưu lại trong tâm. Bởi vì dòng tương tục của tâm thức là không có điểm khởi đầu nên chúng ta đã tích lũy nhân của các vấn đề trong suốt các kiếp tái sinh từ vô thỉ. Một khi nhận rõ được điều này, chúng ta sẽ tự thôi thúc mình thực hành tịnh hóa các nhân của những vấn đề mà ta đã tạo ra nhiều lần trong cuộc sống này và trong xuyên suốt những kiếp sống quá khứ từ vô thỉ, và cũng thôi thúc ta thận trọng ngưng ngay việc tạo thêm những nhân của các vấn đề từ nay trở đi.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Một luận giảng về chuyển hóa tâm đã lưu ý rằng “bệnh tật là một cây chổi”, bởi vì nó quét sạch các nghiệp chướng mê lầm. Các thiền sư ở Tây Tạng không có máy hút bụi – thậm chí là không có điện – trong chỗ ẩn cư nhập thất, nhưng ngày nay ta có thể nói rằng bệnh tật là cái máy hút bụi hút sạch những rác rưởi tinh thần. Thông qua việc chịu đựng bệnh, chúng ta sẽ làm cạn kiệt các nghiệp bất thiện trong quá khứ, nhân của bệnh tật và của tất cả các vấn đề bất ổn. Với cái nhìn tích cực đó, chúng ta có thể thấy bệnh tật như là suối nguồn hạnh phúc.

Luận giảng cũng giải thích rằng “khổ đau là sự gia trì của Đạo sư”. (Nếu bạn tin Chúa Trời, bạn có thể nghĩ rằng bệnh của bạn là phước lành của Chúa ban cho). Điều này có ý nghĩa gì? Khi ta đương đầu với bệnh tật hoặc những khó khăn khác, chúng ta có thể nghĩ rằng bệnh tật chính là phước báu mà Đạo sư ban cho chúng ta, điều này có nghĩa là Đạo sư đang giúp chúng ta tịnh hóa các nghiệp bất thiện. Cho dù là chúng ta đang làm việc, đang nhập thất ẩn tu hoặc đang học hỏi Pháp, nếu có những khó khăn xảy đến cho chúng ta trong khi thực hành theo các chỉ dẫn của Đạo sư thì chúng ta nên nhận biết rằng những khó khăn đó chính là những phước báu mà Đạo sư ban cho chúng ta.

Bất kỳ vấn đề nào mà chúng ta trải nghiệm, kể cả bệnh tật, đều là phước báu của Đạo sư, người đang giúp ta làm trong sạch những chướng ngại của ta. Thay vì phải trải qua một thảm họa lớn, chúng ta đã làm trong sạch nghiệp bất thiện của mình nhờ vào việc chịu đựng một vấn đề nhỏ. Trải qua một vấn đề bất ổn chính là đang hưởng một phước báu, vì nó giúp tịnh hóa nhiều nghiệp bất thiện và nhiều vọng tưởng mê lầm có khả năng gây ra nhiều vấn đề bất ổn khác.

Làm thế nào để chuyển hóa sự nghèo khổ thành hạnh phúc? Rất đơn giản, chúng ta chỉ cần nghĩ đến lợi ích của sự nghèo khổ và nhược điểm của sự giàu có. Điều này sẽ gợi mở cho ta thấy sự nghèo khổ của ta là một nguồn hạnh phúc vì nó hỗ trợ chúng ta hiện thực hóa con đường tu giác ngộ.

Nói chung, những người giàu có phải đương đầu với nhiều vấn đề bất ổn và chịu đựng nhiều khổ đau tinh thần, khi chúng ta nghĩ về cuộc sống như thế của họ thì sự ham muốn giàu có của chúng ta sẽ nhanh chóng tan biến. Người giàu phải lo toan bảo vệ tài sản và lo toan làm giàu thêm nữa, họ cũng lo lắng về việc có ai đó giàu hơn mình. Cuộc sống của những người giàu cũng tràn ngập những thú tiêu khiển, họ có quá nhiều việc để làm và quá nhiều thú vui dục lạc để tham đắm vào đến nỗi họ không còn thời gian để thiền định, và điều này gây khó khăn cho việc tu tập để đạt những chứng ngộ. Ngược lại, nếu chúng ta nghèo, ta có thể thành công trong việc thực hành thiền định vì gian khổ giúp ta thành tựu trong sự thực hành Chánh pháp.

Các vị đạo sư cao cấp Kadampa có nói rằng một đời sống thoải mái sẽ làm cạn kiệt công đức đã tạo ra trong quá khứ, cũng như một cuộc đi chơi mua sắm sẽ làm cạn kiệt tiền dành dụm trong nhiều năm. Trong thực tế, sống một đời thoải mái sẽ làm giảm bớt nghiệp tốt. Dù chúng ta có được cuộc sống xa hoa hiện nay, nhưng khi nghiệp tốt của quá khứ cạn kiệt, sự giàu có của chúng ta sẽ biến mất, và một lần nữa chúng ta sẽ phải trải qua đời sống nghèo khổ.

Mặt khác, chịu đựng một cuộc đời khổ cực đồng nghĩa với việc chúng ta đang làm cạn kiệt dần những nghiệp quá khứ bất thiện của mình – nhân của những vấn đề bất ổn hiện tại và tương lai của chúng ta. Bằng cách này, ta có thể xem cuộc sống khó nhọc như là một sự kiện tích cực; như vậy là chúng ta chuyển hóa sự nghèo khó trở thành hạnh phúc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm