Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 21/02/2020, 08:34 AM

Kinh nghiệm thiền trong cung vua Trần

Với thiền, đòi hỏi phải có sự thể nghiệm chân thật, phải chứng nghiệm qua cứ không thể nói suông hay bàn trên lý thuyết thôi. Chính Vua Trần Thái Tông, lúc đang làm Vua, với bao công việc triều chính bề bộn, vẫn để thời gian tham cứu Thiền và Vua đã từng linh nghiệm ngay chính bản thân mình.

 > Kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật

Vua kể lại trong lời tựa Thiền Tông Chỉ Nam như sau: “Trẫm từng đọc kinh Kim Cang đến câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm,” trong khoảng để quyển kinh xuống ngâm nga, bỗng nhiên tự ngộ. Liền đem chỗ ngộ này viết thành bài ca đề tên là “Thiền Tông Chỉ Nam”. Nghĩa là Vua Trần Thái Tông đã trực tiếp lãnh ngộ Thiền ngay nơi tự tâm mình, không phải chỉ nghiên cứu trên lý thuyết, trên sách vở. Bởi kinh nghiệm trực tiếp nên Vua có sức sống Thiền chân thật ngay trong đời làm Vua của mình.

Với thiền, đòi hỏi phải có sự thể nghiệm chân thật, phải chứng nghiệm qua cứ không thể nói suông hay bàn trên lý thuyết thôi. Chính Vua Trần Thái Tông, lúc đang làm Vua, với bao công việc triều chính bề bộn, vẫn để thời gian tham cứu Thiền và Vua đã từng linh nghiệm ngay chính bản thân mình.

Với thiền, đòi hỏi phải có sự thể nghiệm chân thật, phải chứng nghiệm qua cứ không thể nói suông hay bàn trên lý thuyết thôi. Chính Vua Trần Thái Tông, lúc đang làm Vua, với bao công việc triều chính bề bộn, vẫn để thời gian tham cứu Thiền và Vua đã từng linh nghiệm ngay chính bản thân mình.

Kế là Vua Trần Thái Tông, cũng một ông Vua ở tại ngôi vị trên thiên hạ, sống trong cung điện vàng son mà vẫn thể nghiệm được thiền. Vua đã nhận được ý chỉ nơi Quốc Sư Đại Đăng, tự lấy hiệu là Vô Nhị Thượng Nhân. Vua có tự thuật trong một bài kệ:

Tự tùng quán giác nhập thiền lưu,

Đã ngỏa toản qui một ngoại cầu.

Nhận đắc bản lai chân diện mục,

Đáo đầu hà xứ bất hưu hưu.

Tạm dịch:

Từ khi bé bỏng đã vào thiền,

Đập ngói, xoi rùa ngoại cầu quên.

Nhận được xưa nay mày mặt thật,

Cuối cùng đâu chẳng chỗ an nhiên.

Vua Trần Thái Tông đã trực tiếp lãnh ngộ Thiền ngay nơi tự tâm mình, không phải chỉ nghiên cứu trên lý thuyết, trên sách vở. Bởi kinh nghiệm trực tiếp nên Vua có sức sống Thiền chân thật ngay trong đời làm Vua của mình.

Vua Trần Thái Tông đã trực tiếp lãnh ngộ Thiền ngay nơi tự tâm mình, không phải chỉ nghiên cứu trên lý thuyết, trên sách vở. Bởi kinh nghiệm trực tiếp nên Vua có sức sống Thiền chân thật ngay trong đời làm Vua của mình.

Nghĩa là Vua đã vào thiền, đã cảm đến thiền lúc còn nhỏ. Do biết có thiền nên mọi chuyện hư dối tìm kiếm bên ngoài đều quên dứt, không còn chạy lăng xăng nữa. Bởi vì Vua đã nhận ra mặt mày chân thật xưa nay rồi, đây là nguồn sống vô biên còn gì quí hơn nữa. Đã nhận được lẽ thật đó, thì đâu đâu cũng là chỗ sống an nhiên, không phải lo lắng, không sợ bơ vơ, vì đã có chỗ nương tựa vững chắc. Kinh nghiệm này được thể hiện qua bài kệ sau đây rất là sâu sắc:

Chung nhật nhàn đàn bất điệu cầm,

Nhàn môn cô sự khả quan tâm.

Cá trung khúc quá vô nhân hội,

Duy hữu tùng phong họa thử âm. 

Tạm dịch:

Chiếc đàn không điệu gảy suốt ngày,

Cửa vắng việc không chẳng bận rày.

Bản nhạc trong kia không kẻ biết,

Riêng có gió tùng họa âm này.

Vua đã vào thiền, đã cảm đến thiền lúc còn nhỏ.

Vua đã vào thiền, đã cảm đến thiền lúc còn nhỏ.

Suốt ngày gảy mãi cây đàn không điệu. Không điệu vẫn gảy làm gì? Đó là làm mà vô tâm, gảy mà vô tác, nên tuy làm tất cả mà vô sự, không có dấu vết gì lưu lại, gọi là “Cửa vắng việc không chẳng bận rày. “Giống như làm mà không có ai làm, không có cái ta xen vào. Vì vậy, bản nhạc đó mấy ai biết được? Đem lỗ tai dày nhớt này mà nghe là không bao giờ nghe tới. Bởi vậy khó có người họa được, chỉ có gió tùng hòa theo thôi. Tức vô tâm mới hòa được điệu nhạc kia, mới cảm thông được chỗ đó! Đây quả là một kinh nghiệm thiền không thể nói hết bằng lời.

Sang Vua Trần Nhân Tông, kinh nghiệm thiền được Ngài thuật lại trong bài hành trạng của Thượng Sĩ Tuệ Trung như sau: “Tôi biết môn phong của Thượng Sĩ cao vót. Một hôm tôi xin hỏi Ngài về “Tông chỉ bổn phận” Thượng Sĩ đáp” “- Soi sáng lại chính mình là bổn phận, chẳng từ nơi khác mà được.” Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy.”

Vua đã nhận ra mặt mày chân thật xưa nay rồi, đây là nguồn sống vô biên còn gì quí hơn nữa.

Vua đã nhận ra mặt mày chân thật xưa nay rồi, đây là nguồn sống vô biên còn gì quí hơn nữa.

Hỏi về tông chỉ bổn phận, tức yếu chỉ thiền chứ không gì khác; yếu chỉ đó, chính ở ngay nơi mình, soi lại chính mình mà thấy, đây là gốc chân thật, ngoài ra không có việc gì khác nữa! Chính đây là điểm tinh yếu của toàn bộ giáo lý Phật nói chung, Thiền tông nói riêng, dù Phật Tổ có dùng vô lượng phương tiện sai khác để dẫn dắt người, nhưng cũng không rời việc soi lại chính mình là gốc. Nếu tách rời chính mình để tu, để học đạo, là tu học lệch lạc, trái ý chỉ của Phật Tổ. Thiền sư Tuệ Hải gọi:” Ngoài tâm cầu Phật là ma.” Bởi nếu ngoài tâm mà có Phật, có đạo, thì không phải là ma, cũng là có trong sách vở, trong chữ nghĩa, không phải Phật, đạo sống.

Như vậy cho thấy, ba vị Vua Trần đã có kinh nghiệm thiền rõ ràng ngay trong cung Vua, đâu phải đợi tìm chỗ nào khác! Kinh nghiệm này được thể hiện qua sức sống chân thật của các Ngài, chứ không phải chỉ nói suông.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm