Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 14/02/2020, 11:45 AM

Hành thiền giúp thanh lọc tâm

Hành thiền để loại bỏ những tâm lý xấu, làm sạch tâm theo nếp sống đạo đức thuần tịnh. Thiền là đoạn trừ năm triền cái, thay thế nó bằng năm thiền chi, chú tâm chuyên nhất vào đối tượng để làm sạch mình.

> Lý giải về nguồn gốc bệnh tật của loài người của tăng sĩ

Triền là những tâm lý trói buộc, cột chặt con người trong sự cấu nhiễm. Cái là ngăn cản con người tiến đến sự thánh thiện, vậy triền cái là bè bạn với sự bất thiện, là kẻ thù của thiền. Do vậy, loại bỏ triền cái không chỉ bước vào cảnh giới thiền mà còn để con người tiến đến sự hoàn thiện, tiến đến sự an lành và hạnh phúc.

Loại bỏ hôn trầm thụy miên tức chính là loại bỏ những trạng lơ mơ không rõ ràng, thiền chú tâm vào để trạng thái ấy biến mất và làm tâm bạn sáng lên.

Loại bỏ hôn trầm thụy miên tức chính là loại bỏ những trạng lơ mơ không rõ ràng, thiền chú tâm vào để trạng thái ấy biến mất và làm tâm bạn sáng lên.

Loại bỏ triền cái hôn trầm thụy miên:

Bài liên quan

Hôn trầm thụy miên là kẻ thù số một của thiền vì khi bạn thực tập thiền, tâm bạn tạm yên là dẫn đến sự buồn ngủ, buồn ngủ thì không thể thiền. Vì vậy thực tập thiền phải tỉnh giác loại trừ sự buồn ngủ. Buồn ngủ là yêu cầu sinh lý bình thường đó là sự nghỉ ngơi của thân sau khi làm việc, nhưng mê ngủ là một lãnh vực khác, bạn chỉ cần ngủ đủ cũng như ăn chỉ đủ no, nếu cứ thèm ăn mãi tức bạn có nguy cơ phát phì, bạn cứ buồn ngủ mãi tức có nguy cơ tối trí, nó làm bạn “mê” một trạng thái thiếu tỉnh táo và đó là nguyên nhân dẫn đến thất bại.

Loại bỏ hôn trầm thụy miên tức chính là loại bỏ những trạng lơ mơ không rõ ràng, thiền chú tâm vào để trạng thái ấy biến mất và làm tâm bạn sáng lên. Nếu hành thiền mà thấy buồn ngủ hãy chú tâm để tháo bỏ nó, nó là đối tượng của thiền, nếu ai có những trạng thái này, thực tập thiền sẽ thấy mình sáng suốt hơn, trí tuệ hơn và như vậy là bạn đã thanh lọc được tâm mình.

Nếu những ai có dao động nhiều – tức có nhiều trạo cử, bởi sự tư duy lúng túng của mình, bạn sẽ không có sự quyết đoán, thiếu tập trung, làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả công việc, ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu năng tư duy.

Nếu những ai có dao động nhiều – tức có nhiều trạo cử, bởi sự tư duy lúng túng của mình, bạn sẽ không có sự quyết đoán, thiếu tập trung, làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả công việc, ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu năng tư duy.

Loại bỏ triền cái trạo cử:

Bài liên quan

Một chướng ngại khác của thiền là trạo cử, sự dao động lăng xăng của tâm. Nếu còn trạng thái này hành giả chưa đến được với thiền, trạo cử - nghĩ ngợi lung tung như vậy sẽ làm mệt tâm, mất năng lượng. Thiền  có công năng dừng nó lại, khi tâm cứ chạy dài từ đối tượng này đến đối tượng khác, bằng cách theo dõi hơi thở vào và ra một cách chuyên chú và tỉnh giác. Đây chỉ mới là trạo cử phần thô dễ thấy, khi đã vào được định (sơ thiền) rồi, hành giả cũng còn những trạo cử và ở đó cũng có thiền chi vi tế để đoạn trừ.

Nếu những ai có dao động nhiều – tức có nhiều trạo cử, bởi sự tư duy lúng túng của mình, bạn sẽ không có sự quyết đoán, thiếu tập trung, làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả công việc, ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu năng tư duy. Với trường hợp này hành thiền sẽ giúp bạn lấy lại tất cả sự hoàn hảo, tháo gở được sự lăng xăng, trượt dài của ý niệm, để giúp bạn lấy lại sự chuyên nhất, tập trung để tư duy được chính chắn hơn, và đây cũng chính là công năng của thiền trong quá trình thanh lọc tâm.

Sân là một loại tâm lý xấu, có thể gây đau khổ cho mình và cho người, gây đổ vỡ và thất bại, làm xấu nhan sắc và hại đến sức khoẻ bản thân do tính nóng giận, vội vã và hấp tấp của nó.

Sân là một loại tâm lý xấu, có thể gây đau khổ cho mình và cho người, gây đổ vỡ và thất bại, làm xấu nhan sắc và hại đến sức khoẻ bản thân do tính nóng giận, vội vã và hấp tấp của nó.

Loại bỏ triền cái dục tham:

Trước tiên xin nhắc lại dục tham là những ham muốn của dục lạc, là những ham muốn về sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, xúc êm dịu. Sự thỏa mãn về năm giác quan của dục tham sẽ dẫn đến sự khổ đau và mất mát, bởi vì cái gì thuộc về các dục này cũng đều có vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly hay còn có sanh, trụ và diệt. Hậu quả của dục tham này là khổ đau, là vô thường. Khi thực tập thiền phải ý thức được điều đó để thanh lọc, loại bỏ nó để nhường chổ cho một sự hỷ lạc trên nó, hơn hẳn nó. Nói đúng hơn, còn dục tham là bạn vẫn chưa đạt được thiền, chưa hưởng được niềm an lạc từ thiền.

Bài liên quan

Dục tham là chướng ngại vật lớn nhất cản lối vào thiền định. Vì chứng sơ thiền là “ly dục, ly ác bất thiện pháp” và thay vào đó hành giả sẽ có “trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh”. Dục lạc là hạnh phúc của thế gian, nhưng ly dục là hạnh phúc của cảnh sơ thiền này, cho nên kinh nói thiền lạc vi tế hơn dục lạc, vì vi tế nên khó đạt được trừ khi phải hành thiền, và dĩ nhiên vi tế hơn nên hoàn hảo hơn.

Thiền có công năng đoạn trừ các dục như kinh mô tả: các dục như đàn nai trong rừng nhờ khôn ngoan nên làm ác ma mù mắt, không tìm được đường đi lối về, do sự khôn ngoan và khéo léo, ái dục cũng không tìm được lối về khi người ta biết hành thiền định.

Nghi là một tâm lý ngăn bạn không trở thành người cương nghị, chính sự nghi ngờ làm bạn không quyết định được hành động của mình, không tin vào những gì bạn chọn và đây là cửa nẻo của sự thất bại.

Nghi là một tâm lý ngăn bạn không trở thành người cương nghị, chính sự nghi ngờ làm bạn không quyết định được hành động của mình, không tin vào những gì bạn chọn và đây là cửa nẻo của sự thất bại.

Loại bỏ triền cái sân:
Bài liên quan

Sân là một loại tâm lý xấu, có thể gây đau khổ cho mình và cho người, gây đổ vỡ và thất bại, làm xấu nhan sắc và hại đến sức khoẻ bản thân do tính nóng giận, vội vã và hấp tấp của nó. Nếu bạn là người hay nóng giận, bực tức, hãy quan sát nó, trước tiên giận dữ làm gương mặt bạn xấu đi, bạn có thể bị lên tim hay đau đầu khi nóng giận, mọi người xa lánh vì sợ sự nóng giận của bạn làm tổn thương đến họ. Người xưa nói: một đốm lửa sân có thể thiêu rụi cả một rừng công đức. Bạn xây dựng mối quan hệ hoà ái với mọi người không phải chỉ một chốc lát mà thành, nhưng chỉ một chút sân, có thể biến mối quan hệ đó ra thù hằn gây đau khổ cho nhau.

Thiền là lãnh vực sâu sắc thuộc tâm linh, là chậm rãi và chánh niệm, ngược với sân là nóng nảy và vội vã, thiền có thể loại bỏ tâm sân nhờ chánh niệm, và sự quán sát đầy đủ khía cạnh nguy hiểm của sân, từ đó có thái độ đúng đắn, phát triển nguồn tự hỷ để thay vào chỗ của sân.

Bằng phương pháp hành thiền - chánh niệm tỉnh giác và sự quán sát thấu đáo với nhiều cách khác nhau, năm triền cái trên sẽ được loại bỏ, và trong tâm bạn sẽ được thay thế năm đặc tính lắng dịu thuần thiện của thiền (thiền chi)

Bằng phương pháp hành thiền - chánh niệm tỉnh giác và sự quán sát thấu đáo với nhiều cách khác nhau, năm triền cái trên sẽ được loại bỏ, và trong tâm bạn sẽ được thay thế năm đặc tính lắng dịu thuần thiện của thiền (thiền chi)

Loại bỏ triền cái nghi:

Nghi là một tâm lý ngăn bạn không trở thành người cương nghị, chính sự nghi ngờ làm bạn không quyết định được hành động của mình, không tin vào những gì bạn chọn và đây là cửa nẻo của sự thất bại. Khi hành thiền với sự tỉnh giác tâm bạn sẽ sáng ra, bạn thấy rõ con đường mà Đức Thế Tôn đã chọn và đã chứng này là đúng, thấy quyết định của mình là cần thiết và nên làm, thấy đối tượng mà mình chọn là xứng đáng, và đúng đắn. Thiền với sự quán sát và chánh niệm sẽ giữ bạn sâu sắc hơn, vững vàng hơn về chiều suy nghĩ (tứ) đó chính là khi tâm lý bạn đã tạm vắng bóng sự nghi ngờ.

Bài liên quan

Theo king tạng Nikàya, quá trình loại bỏ năm triền cái này có thể thấy cụ thể như sau: “Vị ấy từ bỏ dục tham ở đời, sống với tâm thoát ly dục tham, gột rửa tâm hết dục tham. Từ bỏ sân hân, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, với tâm hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên. Từ bỏ dao động vị ấy sống không dao động, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết dao động. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát ly khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp”.

Sự thay thế hay sự thanh lọc tâm, năm triền cái không còn nữa là tâm được trở nên trong sáng, thanh tịnh.

Sự thay thế hay sự thanh lọc tâm, năm triền cái không còn nữa là tâm được trở nên trong sáng, thanh tịnh.

Bằng phương pháp hành thiền - chánh niệm tỉnh giác và sự quán sát thấu đáo với nhiều cách khác nhau, năm triền cái trên sẽ được loại bỏ, và trong tâm bạn sẽ được thay thế năm đặc tính lắng dịu thuần thiện của thiền (thiền chi), cụ thể là:

Tầm thay cho hôn trầm thụy miên

Tứ thay cho nghi

Hỷ thay cho sân

Lạc thay cho dao động

Nhất tâm thay cho dục tham.

Đó chính là sự thay thế hay sự thanh lọc tâm, năm triền cái không còn nữa là tâm được trở nên trong sáng, thanh tịnh. Năm đặc tính của thiền này là hành trang để bạn bước vào cõi thánh, vào các tầng thiền định. Theo Phật Giáo, muốn tu cao hơn nữa để đạt được thánh quả thì năm thiền chi này cũng được loại bỏ dần, nếu không đủ điều kiện tu tiếp thì năm thiền chi này sẽ giữ bạn gần gũi với thiện tánh, thiện hạnh, có được sự thăng hoa về mặt tâm linh, là nhân tố mang lại an lạc và hạnh phúc trong kiếp sống này.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm