Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 08/08/2024, 08:25 AM

Kinh doanh theo nguyên tắc đạo đức Phật giáo

Lời dạy của đức Phật khuyến khích từ bi tâm, giúp đỡ đồng loại trong các hoạt động nhân sinh. Kinh điển Phật giáo nhấn mạnh việc thực hành phát triển bền vững về mặt đóng góp tài chính cho các mục tiêu phúc lợi xã hội, vì hạnh phúc của tha nhân.

Trong cuộc sống, mọi người, các doanh nhân thường tập trung tìm kiếm các mô hình, chiến lược kinh doanh để quản lý doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhất, có lợi nhất. Tuy nhiên, làm sao để việc có lợi đó cho bản thân nhưng hài hòa với lợi ích cộng đồng?

Thế hệ Millennials đang ứng dụng lời dạy của đức Phật vào hoạt động kinh doanh, để hiểu rõ hơn về những cách thức mới có hiệu quả hơn, để đạt được thành công trong lĩnh vực kinh tế thương mại cần tìm hiểu về mô hình quản lý dựa trên nền tảng giáo lý đạo Phật.

Quản lý học Phật giáo có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực quan trọng của doanh nghiệp như lãnh đạo, quản lý, quan hệ khách hàng/mối quan hệ khách hàng, ...

Phật dạy: Kinh doanh phát tài

01

Dưới đây là một số bài học quý giá từ lời dạy của đức Phật, có thể ứng dụng trong thực tiễn trong kinh doanh, để đạt được thành công trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp.

Quản trị Tổ chức (Organisational Management)

Bản chất của kinh doanh là quản trị tốt. Lời dạy của đức Phật hỗ trợ việc lập kế hoạch kinh doanh, quản trị nguồn nhân lực hiệu quả, đảm bảo mức độ hài lòng cao cho khách hàng. Điều này giúp đạt được các mục tiêu của tổ chức và giúp quản trị kinh doanh.

Thiền Vipassana (còn được gọi là thực hành chính niệm) là một trong những hình thức thiền cổ xưa nhất trên thế giới, bắt nguồn từ chính phật pháp, giúp người hành thiền giảm căng thẳng, nhận thức sự việc tỏ tường hơn…, đang được nhiều tập đoàn, công ty trên khắp thế giới ứng dụng thực tiễn để xoa dịu tâm trí, phát triển trí tuệ cảm xúc, nhằm có được một cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp thành đạt.

Đạo Phật cũng dạy cách doanh nhân, doanh nghiệp kiến tạo một môi trường không sợ quyền uy thế lực và nhân viên cảm thấy thoải mái khi thảo luận về bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào có thể phát sinh.

Quản lý Xung đột (Conflict Management)

Phật giáo khuyến khích sự chung sống hòa bình và hoà hợp. Quản lý Xung đột (Conflict Management) là một phần quan trọng của quản lý doanh nghiệp. Theo Giáo lý căn bản nhất của đạo Phật, Tứ Diệu Đế hay Tứ Thánh Đế (cattāra-ariya-sacca), tức là bốn sự thật rốt ráo về khổ, sự thật về nguyên nhân khổ, sự thật về diệt khổ, sự thật về con đường diệt khổ. Bất kỳ vấn đề hoặc xung đột nào cũng có liên quan đến một số lý do thực tại của nó.

Nguyên nhân xung đột phải được đánh giá và tìm hiểu đầy đủ để tìm ra giải pháp phù hợp. Khi các bạn đã hiểu thấu rõ về nguyên nhân cội rễ, giải pháp và phương pháp tốt nhất, có thể được tư duy để đưa ra giải pháp thực hiện để giải quyết xung đột, mà không làm tổn thương những người liên quan.

Các doanh nhân, doanh nghiệp có thể ứng dụng thực tiễn khái niệm quản lý xung đột này, bởi nó nhấn mạnh đến sự hòa hợp, hòa giải nhóm trong tổ chức để đạt được kết quả như mong đợi. Nó coi thông tin sai lệch là nguyên nhân sâu xa của xung đột, cách tốt nhất để tránh xung đột là khuyến khích giao lưu hài hòa giữa mọi người.

Điều này sẽ giúp mang lại sự hài lòng cho nhân viên, từ đó góp phần nâng cao tỷ lệ giữ chân nhân viên.

Quản trị tài chính (Financial management)

Nguyên tắc của việc kiếm tiền phải được thực hiện bằng phương tiện đạo đức. Giáo lý của đức Phật đã hướng dẫn các nhà sư sống trong Tăng già hòa hợp thanh tịnh, đi theo con đường dẫn đến giác ngộ, bằng cách với đời sống thiểu dục tri túc, không quan trọng quá vấn đề tiện nghi vật chất, nhưng Ngài vẫn khuyến khích mọi người làm việc vì sự an lạc hạnh phúc của gia đình họ trước tiên, sau đó mới tham gia vào hoạt động từ thiện, phúc lợi xã hội.

Kinh Giáo Thọ Thi-ca-la-việt (Sigàlovàda Sutta) tuyên thuyết về việc quản trị tài chính và kinh doanh một cách đúng đắn và đạo đức nhân văn. Nội dung trong bản kinh này cũng đề cập đến việc thu nhập của một người nên được chia thành bốn phần, trong đó một phần sẽ được tiêu dùng, hai phần được tái đầu tư và phần còn lại được tiết kiệm cho tương lai. Vì thế, hướng dẫn các doanh nhân trong quản trị tài chính.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)

Đức Phật dạy: “Hãy thắp sáng ánh quang minh trí tuệ, ánh sáng trí tuệ soi đường dẫn bước cho chính mình và cho mọi người”. Lời của đức Phật khuyến khích từ bi tâm và giúp đỡ đồng loại. Kinh điển Phật giáo đã nhấn mạnh việc thực hành phát triển bền vững về mặt đóng góp tài chính cho các mục tiêu phúc lợi xã hội.

Các doanh nhân, doanh nghiệp thực hiện chiến lược này thông qua Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), để mang lại lợi ích chung cho xã hội, cuối cùng đảm bảo tính bền vững và phát triển thịnh vượng trong hoạt động kinh doanh.

Tác giả: Sneha Santra. 

Nguồn: opportunityindia.com.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Không quyến luyến, không trốn tránh

Kiến thức 19:21 18/09/2024

Tuy giáo lí Phật-đà bàn nhiều về các nỗi khổ của chúng sinh nhưng không có nghĩa là những người học Phật nhất định phải trốn đời, trốn tránh hiện thực một cách tiêu cực để lánh khổ tìm vui.

Chuyển tâm tham thành tâm nguyện

Kiến thức 19:02 18/09/2024

Phật pháp nói tham là gốc khổ, chúng ta muốn giải quyết vấn đề khổ thì trước tiên phải bắt đầu từ “biết tham”.

Học làm người

Kiến thức 13:50 18/09/2024

Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.

Tu gieo duyên

Kiến thức 13:45 18/09/2024

Tôn giáo hay còn gọi là đạo, xét trên một cách thức nào đó được xem là một phương cách để giúp con người sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên, từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người.

Xem thêm