Kinh Pháp Hoa thực giải (Thông điệp của kinh Pháp Hoa)
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Pháp hoa) là một bộ kinh có vị trí đặc biệt trong Phật giáo nói chung, kinh điển Đại thừa nói riêng, được nhiều người tôn xưng là vua trong các kinh. Lời tôn xưng xác đáng này hẳn là có nhiều nguyên do của nó.
Diệu pháp liên hoa nghĩa là hoa sen chánh pháp màu nhiệm; Pháp hoa nghĩa tinh hoa của pháp là chân lý thực tại, là biểu trưng của Phật tính.
Nội hàm tư tưởng kinh Pháp hoa vô cùng rộng lớn uyên áo thâm diệu khó có thể dùng ngôn từ hữu hạn mà diễn giải hết được.
Xưa nay Pháp hoa là một trong bộ kinh được nhiều người quan tâm, nghiên cứu, phiên dịch, in ấn, phố biển, trì tụng, học tập, tín ngưỡng, tu theo nhất so với các kính khác vì xu hướng dung hợp, đại chúng, phổ thông và thực tiễn của nó.
Văn chương hình tượng ngôn ngữ nghệ thuật, nội dung tư tưởng trong kinh Pháp hoa đạt đến trình độ cao.
Tụng đọc kinh Pháp hoa một cách sâu sắc chúng ta thấy được toàn bộ giáo lý căn bản cốt lõi nhất cũng như uyên áo thâm diệu nhất của Phật giáo, bao hàm nội dung tư tưởng của các bộ kinh Đại thừa khác: từ quy y, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, nhân quả, vô thường, khổ, vô ngã, tứ đế, giới định tuệ, ngũ uẩn, duyên khởi, chân như, Phật tánh, tính không, pháp giới..... Pháp hoa tông được nhiều người tu theo là một trong những minh chứng sống động nhất cho giá trị của kinh...
Vì sao Kinh Pháp Hoa được gọi là 'vua của các kinh'?
Nội dung kinh Pháp hoa là khai mở chỉ bày cho tất cả chúng sanh, con người hiểu, hành, thể nghiệm sống với tri kiến Phật tức chân lý (Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến).
Nói đơn giản là đọc tụng tu tập hành trì kinh Pháp hoa giúp cho chúng ta từ phố phàm phu vô minh khổ đau trở thành bậc Thánh giác ngộ hiểu và sống đúng với chân lý, sự thật không còn khổ đau nữa.
Muốn giác ngộ giải thoát thì trước hết phải tin chắc một cách trí tuệ rằng tất cả chúng sanh, con người đều có Phật tính ( Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tính), đều có khả năng thành Phật nếu tu tập đúng như kinh dạy. Đức Phật Thích Ca, cũng như mười phương chư Phật là Phật đã thành, chúng ta, con người là Phật sẽ thành.
Sống với tính Phật, loại trừ vô minh phiền não tham sân si ái ích kỷ, tu tập vô lượng pháp môn giải thoát thì sẽ thành Phật.
Chúng ta không nên như gã cùng từ nghèo hèn khốn khổ, mang trong chéo áo viên ngọc trị giá liên thành, phải đi làm thuê làm mướn kiếm ăn qua ngày, vốn là con của trưởng giả giàu có uy thế mà tự ti mặc cảm thân phận thấp hèn. Chúng ta là con của Phật, Phật tính của ta và Phật không khác nhưng vì vô minh phiền não tham ái che lấp, theo ngũ dục lục trần tạo nghiệp chịu khổ vô cùng trong sáu nẻo luân hồi.
Chỉ cần theo Pháp Phật, nhận lại tính Phật, sống với Phật tính thì sẽ thành Phật vượt thoát mọi nỗi khổ đau trong sinh tử luân hồi mà còn cứu giúp muôn loài chúng sanh bớt khổ được giải thoát giác ngộ như mình
Ngài Trí Giả chia kinh Pháp Hoa làm hai phần: Tích môn (từ phẩm 1 đến 14) và Bổn môn (từ phẩm 15 đến 28 ). Thiền sư Nhất Hạnh cho rằng cách phân như vậy cũng là tương đối vì có những phẩm bao hàm cả Tích môn và Bổn môn.
Đại sư Trí Giả tiếp cận theo hướng từ Tích môn vào Bổn môn, tức là đi từ cửa phương tiện vào thực tướng; từ sự vào lý; từ ngoài vào trong; từ những gì đức Phật Thích Ca tu hành trải qua trong nhiều đời nhiều kiếp để tìm về Pháp thân mười phương chư Phật. Đối với chúng sanh phước trí kém mỏng, nghiệp chướng sâu dày, tu tập theo chiều hướng này sẽ dễ tiếp nhận rộng rãi hơn.
Một số vị đại sư có xu hướng ngược lại, đi từ Bổn môn ra hiện thực; từ lý ra sự; từ trong ra ngoài; từ thể ra dụng;
Có thể hiểu Tích môn pháp phương tiện, là chuyện xưa của đức Phật; Bản môn là chân lý thực tướng, là thể của vạn pháp.
Tu tập theo kinh để thấy được toàn bộ những gì Phật thuyết, thấy đủ nhân hạnh quả đức của chư Phật mười phương.
Phương pháp tu tập phương tiện theo thứ lớp từ thấp lên cao chia làm 5 cấp ( Ngũ thừa):
- Nhân thừa (tu cõi người) thọ Tam quy, tu ngũ giới: Không sát sanh, trộm cắp, tà hạnh, nói dối, uống rượu.
- Thiên thừa (tu cõi trời): Mười điều thiện
- Thanh văn thừa (tu Thanh văn): Pháp tứ đế (Khổ, tập, diệt, đạo)
- Duyên giác thừa ( tu Duyên giác): Pháp thập nhị nhân duyên tức duyên khởi
- Bồ tát thừa (tu Bồ tát): Pháp lục độ vạn hạnh. Lục độ gồm Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ...
Hoa, nhụy, cành, lá, rễ, ngó, củ.... của cây hoa sen đều có ích, có giá trị cho con người về nhiều mặt.
Mỗi chữ, mỗi lời, mỗi câu, mỗi ý, mỗi đoạn, mỗi phẩm.... của kinh Pháp hoa đều có ý nghĩa giá trị vô biên, tùy theo căn cơ trình độ mong ước đều thành tựu như ý nguyện.
Mấy bài học thiết thực từ kinh Pháp hoa
- Tin chắc tâm mình cùng Phật không khác.
- Phật tính là chỗ dựa vững chắc, là niềm hy vọng vô biên cho những ai đang gặp khó khăn khốn cùng tuyệt vọng.
- Mọi vấn đề khó khăn chướng ngại trong đời đều tìm được lời giải, hướng đi trong kinh Pháp hoa.
- Chúng ta vốn là con Phật, có viên ngọc quý trong chéo áo, nên không tự ti mặc cảm
- Học sống với hạnh nhẫn nại khiêm cũng, tuyệt đối không ngã mạn tự cao, khinh người.
- Trân quý thời gian, tinh tấn nỗ lực tu các pháp lành tùy theo căn cơ trình độ, học rộng nghe nhiều mở mang tuệ giác.
- Nỗ lực tận tâm hộ trì Phật pháp, phước lợi hữu tình, vô tình chúng sanh.
- Hoa sen mọc lên từ bùn nhơ nhưng không hôi mùi bùn, vẫn vươn lên khỏi bún nở hoa thơm đẹp hiến dâng cho đời. Chúng ta là đệ tử Phật, học tu theo kinh Pháp hoa hãy sống như hoa sen vậy.
- Chỉ cần niệm Nam mô Phật cũng sẽ được thành Phật đạo...
Kinh Pháp hoa
Nghĩa diệu huyền
Khai thị ngộ nhập
Phật tính xưa nay
Lửa hoá sen
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm