Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 11/12/2023, 09:08 AM

Hãy biết quán niệm về già bệnh chết

Già bệnh chết là đề mục quán niệm của Thái tử Sĩ-đạt-ta khi còn sống trong cung vàng điện ngọc, nhờ đó mà Ngài dứt bỏ tất cả buộc ràng quyết chí ra đi tìm đạo.

Thật trùng hợp khi về sau có bậc đại đế như Ba-tư-nặc cũng thường tư duy, ưu tư, trăn trở về già bệnh chết. Dù thế gian không ai yêu mến chúng nhưng già bệnh chết là tiền đề quan trọng cho sự nghiệp tu tập để đến chỗ không già bệnh chết, thoát khỏi ngục tù sinh tử tam giới.

Thế Tôn dạy quán niệm về thân như một cỗ xe, dù quý báu như xe của vua thì cũng đến ngày hư cũ, mục nát.

Thế Tôn dạy quán niệm về thân như một cỗ xe, dù quý báu như xe của vua thì cũng đến ngày hư cũ, mục nát.

“Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc một mình ở nơi chỗ yên tĩnh tư duy, tự nghĩ: ‘Có ba pháp mà tất cả thế gian không yêu, không mến. Những gì là ba? Đó là già, bệnh, chết. Như vậy là ba pháp mà tất cả thế gian không yêu, không mến. Nếu không có ba pháp mà thế gian không yêu, không mến này, thì chư Phật Thế Tôn cũng không xuất hiện ở đời và thế gian cũng không biết có pháp mà chư Phật Như Lai đã giác ngộ rồi vì con người diễn nói rộng rãi. Vì có ba pháp này mà tất cả thế gian không yêu, không mến này là già, bệnh, chết nên chư Phật Như Lai mới xuất hiện ở đời và thế gian biết có pháp mà chư Phật Như Lai đã giác ngộ rồi vì con người diễn nói rộng rãi’. Vua Ba-tư-nặc nghĩ vậy rồi, đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, đem những điều suy nghĩ kia bạch Thế Tôn.

Phật bảo vua Ba-tư-nặc:

Đúng vậy, Đại vương! Đúng vậy, Đại vương! Đây có ba pháp mà thế gian không yêu, không mến là già, bệnh, chết,… cho đến thế gian biết có pháp mà chư Phật Như Lai đã giác ngộ rồi vì con người diễn nói rộng rãi.

Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ:

Xe báu của vua đi

Cuối cùng cũng hư hoại

Thân này cũng như vậy

Biến chuyển sẽ về già.

Chỉ Chánh pháp Như Lai

Không có tướng suy, già

Người nhận Chánh pháp này

Luôn đến chỗ an ổn.

Phàm phu luôn suy yếu

Hình tướng tệ, xấu xí

Suy già đến tàn lụn

Người ngu tâm mê muội.

Nếu người sống trăm tuổi

Thường lo chết theo đến

Già bệnh đuổi theo nhau

Dò xét liền gia hoại.

Phật nói kinh này xong, vua Ba-tư-nặc nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ làm lễ ra về”.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1240)

Pháp thoại này cho thấy dù không ai muốn già bệnh chết nhưng nhờ có nó mà Như Lai xuất hiện nơi đời và thế gian biết được giáo pháp giác ngộ để vượt thoát sinh tử. Thế nên, già bệnh chết tuy không một ai ưa thích nhưng chúng ta cần phải cám ơn.

Thế Tôn dạy quán niệm về thân như một cỗ xe, dù quý báu như xe của vua thì cũng đến ngày hư cũ, mục nát. Thật đúng như vậy, thân thể theo năm tháng mà suy hao, sức cùng lực kiệt. Người trí phải luôn thấy rõ già bệnh chết xảy ra từng phút giây trong thân tâm này để nỗ lực vượt thoát khổ đau.

Nhờ quán thấu vô thường, sinh diệt nên người đệ tử Phật nương vào Chánh pháp để vượt ra khỏi già bệnh chết. Nếu chưa đạt đến bậc Thánh A-la-hán được gọi là vô sinh hay bất sinh, không còn luân hồi sinh tử khổ đau thì cũng hướng đến bậc A-na-hàm, bất lai, không còn tái sinh trong dục giới nữa.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Buông xả là một loại năng lực

Kiến thức 17:30 03/05/2024

Khi nói đến đạo Phật, người ta hay bảo nhau nên sống từ bi hỷ xả. Không phải ngẫu nhiên mà ngoài cổng tam quan các chùa, nhìn vào thường bên trái khắc chữ "Từ bi", bên phải đắp chữ " Hỷ Xả".

Nói về ngũ uẩn

Kiến thức 15:00 03/05/2024

Ở Việt Nam ta, từ ngũ uẩn được các Phật tử thường xuyên được nghe câu đầu tiên trong bài tụng Tâm kinh Bát Nhã gồm 260 từ được rút gọn tinh túy trong bộ Đại Bát Nhã 600 quyển.

Một chút lưu luyến trong lúc vãng sanh sẽ sanh ra nhiều chướng ngại

Kiến thức 11:50 03/05/2024

Tôi 26 tuổi học Phật, nghe được Phật pháp, năm nay đã 80 tuổi rồi, nghĩ lại giống như mới học Phật ngày hôm qua, bạn nói xem đời người có ý nghĩa gì?

Đại từ đại bi, chữ “đại” có nghĩa là gì?

Kiến thức 10:45 03/05/2024

Chúng ta nhất định phải có trí huệ, đối xử với tất cả chúng sanh, chúng ta luôn mong muốn tất cả chúng sanh sớm được giác ngộ, sớm được thoát khỏi sáu cõi luân hồi, sớm viên thành Phật đạo.

Xem thêm