Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 13/09/2021, 07:48 AM

Lời Phật dạy về hai hạng người chìm trong nước

"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng Lâm vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

Chuyển hóa đố kỵ theo lời Phật dạy

Ta sẽ giảng cho các ngươi nghe về bảy hạng người như ví dụ về nước. Các ngươi hãy lắng nghe, và khéo suy nghĩ.

Là người Phật tử chúng ta nên đọc, hiểu và thực hành lời Phật dạy để áp dụng vào trong cuộc sống, suy nghĩa và hành động của mình.

Là người Phật tử chúng ta nên đọc, hiểu và thực hành lời Phật dạy để áp dụng vào trong cuộc sống, suy nghĩa và hành động của mình.

Những gì là bảy?

1- Hoặc có người nằm mãi dưới nước.

2- Hoặc có một hạng người ra khỏi nước rồi chìm trở lại.

3- Hoặc có người ra khỏi nước rồi đứng.

4- Hoặc có người ra khỏi nước rồi đứng, đứng rồi nhìn quanh.

5- Hoặc có người ra khỏi nước rồi đứng, đứng rồi nhìn quanh, nhìn rồi lội qua.

6- Hoặc có người ra khỏi nước rồi đứng; đứng rồi nhìn quanh; nhìn rồi lội qua; lội qua rồi đến bờ bên kia.

7- Hoặc lại có người ra khỏi nước rồi đứng; đứng rồi nhìn quanh; nhìn rồi lội qua; lội qua rồi đến bờ bên kia; đến bờ bên kia rồi được gọi là Phạm chí đứng trên bờ.

1- Thế nào là hạng người nằm mãi? Hoặc có những người bị pháp bất thiện che lấp, bị nhiễm bởi nhiễm ô, thọ quả báo của ác pháp, tạo gốc rễ sanh tử. Đó là hạng người nằm mãi dưới nước. Cũng như người chìm lỉm, nằm luôn dưới nước.

2- Thế nào là hạng người ra khỏi nước rồi chìm lại? Đó là người đã làm trỗi lên tín tâm nơi thiện pháp, trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ, tu tập thiện pháp. Người ấy sau đó lại mất tín tâm, không kiên cố, mất sự trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ, không kiên cố. Đó là hạng người ra rồi chìm lại. Như người chìm trong nước, đã ra được rồi lại chìm”.

(Kinh Trung A-hàm, phẩm Bảy pháp, kinh Thủy dụ, số 4 [trích])

Lời bàn: Trong đoạn trích pháp thoại này, Thế Tôn đề cập đến hai hạng người chìm trong nước. Hạng thứ nhất là chìm nghỉm trong phiền não và chịu thọ báo của ác pháp. Hạng người này nghiệp chướng nặng nề, sinh ra trong khổ đau và tăm tối, lớn lên kết duyên cùng người xấu và tạo nhiều ác nghiệp, cuối cùng chịu quả báo tù tội, mất mát hoặc khổ đau. Có những mảnh đời bất hạnh và đổ nát gần như “toàn tập”, họ từ bóng tối đi dần vào trong đêm tối.

"Trường thọ và đoản thọ" theo lời Phật dạy

Hạng người thứ hai cũng bi kịch không kém và khá dễ dàng bắt gặp họ trong cuộc sống xung quanh ta. Hạng người này được ví như đã bước ra khỏi nước rồi bị chìm trở lại. Xuất thân từ gia đình thiện lương, biết quy y Tam bảo, họ có niềm tin nơi các việc thiện lành, tốt đẹp ở đời, sống có đạo đức, thích sự giúp đỡ, sẻ chia, siêng năng học tập đạo lý nhất là giáo lý Phật giáo, biết phân định đúng sai, điều đáng làm và không nên làm. Nhưng các hạnh lành của người này không bền, lung lay theo thời gian, đổi thay do tác động của hoàn cảnh xấu, lâu dần họ đánh mất niềm tin, bỏ rơi thiện pháp và trở thành người ác không biết tự bao giờ.

Từ trong nước bước ra khỏi nước rồi chìm trở lại, thật uổng cho hạng người này. Như bông sen mỏng manh ngoi lên khỏi nước, rồi không trụ nổi với nắng gió và gục ngã chúi đầu xuống nước. Cũng vậy, không ít người đang hướng thiện, bỗng chốc vì ngoại duyên tác động hay do tăm tối nơi chính mình mà đã dần mất niềm tin Tam bảo, thối thất các hạnh lành. Dĩ nhiên, nhân quả luôn ứng với nhau, từ bỏ ánh sáng đi vào tăm tối thì vĩnh viễn sẽ mù mịt, chìm sâu trong khổ. Hai hạng người này được xem là thiếu phước, bất hạnh lâu dài.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sống một mình

Lời Phật dạy 14:55 05/11/2024

Đời sống của người phát tâm hướng thượng, ly tục tất nhiên phải là sống một mình. Người biết sống một mình là người đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật sống. Tuy vậy, không phải ai cũng đủ bản lĩnh để sống một mình mà đa phần đều sống hai mình.

Năm sự kiện người học Phật cần thấy biết

Lời Phật dạy 10:17 04/11/2024

Đức Phật nói có năm sự kiện một người tại gia hay xuất gia, nam hay nữ đều cần phải thấy biết:

Có một niềm vui nuôi dưỡng thân tâm an tịnh, hướng đến an lạc dài lâu

Lời Phật dạy 16:35 03/11/2024

Hoan hỉ là vui vẻ, sự đẹp lòng với tâm trạng hân hoan mà an tịnh, thoải mái, nhẹ nhàng và thanh thoát. Niềm vui trong cuộc sống thì có nhiều nhưng không phải niềm vui nào cũng được gọi là hoan hỉ.

Phật dạy về nhân duyên con người có thọ mạng ngắn dài

Lời Phật dạy 20:00 02/11/2024

Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này. Bởi xung quanh ta vô thường luôn khấy đảo, nhiều người lần lượt ra đi lúc tuổi trẻ đầu xanh.

Xem thêm