Kỷ niệm 60 năm Tổng thống Ấn Độ trao tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh cây bồ đề
Chiều 22/12, tại chùa Trấn Quốc, quận Tây Hồ, Hà Nội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad trao tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh cây bồ đề được trồng tại chùa Trấn Quốc (1959-2019).
Món quà đặc biệt nói trên được TS. Rajendra Prasad - Tổng thống đầu tiên của Ấn Độ - mang theo trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam vào tháng 3.1959. Cây bồ đề này được chiết từ cây bồ đề Tổ - nơi Đức Phật đã giác ngộ ở Bodhgaya (Ấn Độ) khoảng 2.600 năm trước.
Tới dự buổi lễ, có ông Pranay Verma - Đại sứ Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các vị chức sắc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng đại diện Ban Dân vận Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ, chính quyền Hà Nội…và đông đảo đồng bào Phật tử.
Phát biểu tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Thanh Nhã - Ủy viên Thường trực Hội đồng trị sự, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Nghi lễ Trung ương, trụ trì Tổ đình Trấn Quốc cho biết: Cây bồ đề tại Bồ Đề Đạo Tràng, bang Bihar, Ấn Độ là nơi Đức Phật ngồi thiền thành đạo. Sự giác ngộ của Ngài đã đem đến cho nhân loại một thông điệp về hòa bình và con đường giải thoát khổ đau cho nhân sinh bằng phương pháp tu tập Giới-Định-Tuệ, tăng trưởng lòng từ bi và trí tuệ. Cây bồ đề là biểu tượng cho trí tuệ và sự giác ngộ của Đức Phật nên còn được gọi là “cây Giác Ngộ”. Cây bồ đề nơi Đức Phật thành đạo đã trở thành một trong những thánh tích quan trọng của Phật giáo cũng như của nhân loại, đồng thời là nơi mong muốn được trở về một lần trong đời của tăng, ni, phật tử trên thế giới và trở thành biểu tượng tâm linh gắn liền với Phật giáo.
Cách đây đúng 60 năm, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad đã thân hành mang cây bồ đề được chiết tại cây bồ đề linh thiêng nơi Đức Phật thành đạo trao tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cây này đã được trồng tại chùa Trấn Quốc. Nhiều lãnh đạo cấp cao Ấn Độ khi có chuyến thăm chính thức Việt Nam, đều qua chùa Trấn Quốc để lễ Phật và chiêm bái cây bồ đề, biểu tượng của tình hữu nghị hai nước Việt Nam-Ấn Độ. Trong những năm qua, cây bồ đề luôn được chăm sóc chu đáo. Hiện nay, nhà chùa đã ươm trồng hơn 300 cây từ cây bồ đề này và được trồng ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là quần đảo Trường Sa, các nghĩa trang liệt sỹ cấp quốc gia, các di tích lịch sử.
Hòa thượng Thích Thanh Nhã khẳng định, lễ kỷ niệm 60 năm Tổng thống Ấn Độ Rajenda Prasad trao tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh cây bồ đề được trồng tại chùa Trấn Quốc nhằm tiếp tục thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị lâu đời giữa nhân dân hai nước. Đây cũng là cơ hội giao lưu, quảng bá những giáo lý của Đức Phật vì hòa bình, thịnh vượng và sự hòa hợp trên toàn thế giới.
Bồ đề luôn được người dân Á Đông coi là loài cây biểu trưng của trí tuệ và tinh thần khoan dung của Phật giáo. Hằng năm, có hàng triệu lượt du khách trên thế giới, trong đó hàng nghìn Phật tử người Việt, tới chiêm bái dưới gốc cây bồ đề thiêng nơi Đức Phật giác ngộ, xin lá cây bồ đề ban phát tài lộc, phúc đức cho chúng sinh.
Ở Hà Nội hiện có rất ít cây bồ đề, được trồng ở một số nơi tôn nghiêm, như: Phía sau chùa Một Cột (do Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp Người thăm Ấn Độ năm 1958), chùa Trấn Quốc, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trước đình An Thái - bên chợ Bưởi, trong Phố Sách Hà Nội (trước là phố 19/12)… Cây bồ đề được trồng tại chùa Trấn Quốc được gọi là ''cây ngoại giao’’ - một cử chỉ trân trọng của Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad đáp lễ việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trồng tặng một cây đại (cũng là cây nhà Phật) trong chuyến thăm Ấn Độ trước đó.
Bày tỏ vui mừng khi tham dự buổi lễ ý nghĩa này, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma khẳng định, cây bồ đề tại chùa Trấn Quốc chính là một biểu tượng của sự kết nối văn hóa và văn minh lâu đời giữa Ấn Độ và Việt Nam. Theo Đại sứ Pranay Verma, sự ra đời của Phật giáo tại Việt Nam, truyền bá từ Ấn Độ gần 2.000 năm trước là sự kiện quan trọng, tạo ra sự kết nối văn minh giữa hai xã hội, tạo nên mối liên kết triết học và tinh thần tiếp tục củng cố tình hữu nghị giữa Ấn Độ và Việt Nam qua thời gian.
Theo Hòa thượng Thích Thanh Nhã - trụ trì chùa Trấn Quốc: ''Có 300 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề ở chùa Trấn Quốc đã chuyển tới trồng ở nhiều chùa trong toàn quốc, trong đó, một cây được trồng ở ngôi chùa trên đảo Trường Sa…’’.
Qua 60 năm, cây bồ đề ở chùa Trấn Quốc vẫn luôn xanh tốt. Trong các chuyến thăm Việt Nam, nhiều nguyên thủ và đoàn đại biểu của Ấn Độ đều đã tới thăm và lễ Phật tại chùa Trấn Quốc, chụp ảnh dưới tán bồ đề - một biểu tượng của tình hữu nghị, của sự kết nối văn hóa và văn minh lâu đời giữa Ấn Độ và Việt Nam.
Cuối buổi lễ, mọi người tham dự đã cùng tiến hành nghi lễ cầu nguyện cho hòa bình thế giới, chúng sinh an lạc…
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa
Tin Phật sự 08:39 01/11/2024Sáng ngày 31/10, tại Hội trường 25B (phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa), BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa với sự tham dự của đông đảo nhân dân Phật tử thập phương.
Khai mạc Hội thảo Khoa học nhân kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hoá
Tin Phật sự 15:57 30/10/2024Sáng 30-10, tại Trung tâm Hội nghị Khách sạn Quốc tế Thiên Ý tỉnh Thanh Hóa, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức khai mạc “Hội thảo Phật giáo Thanh Hóa – 40 năm phát triển và trưởng thành” chào mừng Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa (01.11.1984 – 01.11. 2024).
Phân ban Ni giới T.Ư sẽ tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ hoằng pháp và hội thi diễn giảng
Tin Phật sự 20:00 29/10/2024Phân ban Ni giới T.Ư sẽ tổ chức Khóa bồi dưỡng Kỹ năng nghiệp vụ Hoằng pháp và Hội thi diễn giảng cấp Trung ương dành cho chư Ni, tại chùa Vĩnh Nghiêm (Q.3, TP.HCM) vào tháng 11-2024.
Trưởng lão HT. Thích Thiện Nhơn tham dự Hội nghị Phật giáo vì hòa bình Quốc tế tại Pháp
Tin Phật sự 18:20 28/10/2024Nhận lời mời của Hội Phật tử Thế giới WFB, Đức Phó pháp chủ Hội đồng Chứng minh (HĐCM), Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn, cùng phái đoàn Trung ương Giáo hội, ngày 28/10 đã chính thức đến Pháp để tham dự Hội nghị Phật giáo vì hòa bình Quốc tế.
Xem thêm