Kỳ quan vĩ đại của Phật giáo tại Cam Túc
Quần thể gần 500 hang động nhân tạo Mạc Cao nằm cách thị trấn Đôn Hoàng tỉnh Cam Túc 25 km về phía Đông Nam. Đây là một ốc đảo nằm trên con đường tơ lụa và từng là một trung tâm văn hóa tôn giáo quan trọng trong quá khứ.
> Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về chùa Việt
Con đường tơ lụa
Nhắc tới Đôn Hoàng, người ta nghĩ ngay tới con đường tơ lụa và là nơi chứa những bức tranh hang động cổ xưa bậc nhất thế giới về lịch sử văn hóa Phật giáo. Hang động ở Đôn Hoàng được tôn vinh là thiên hạ đệ nhất động bởi sở hữu một quần thể lên tới 492 hang động và hơn 2.400 bức tượng Phật cùng vô vàn bức bích họa cổ, trải dài trên diện tích 45.000 m2.
Quay trở lại thời kỳ lịch sử, hơn 1000 năm trước, với chuỗi hang động Mạc Cao có những bức họa các hình tượng về Phật pháp trên các bức vách giữa hoang mạc Gobi gần thị trấn Đôn Hoàng phía tây Trung Quốc. Trong đó, có một căn hầm cao 150m ẩn sâu chứa đựng các di sản cất giấu hàng trăm năm trước. Căn phòng này được gọi là thư viện Đôn Hoàng, mới được khám phá từ năm 1900. Các nhà nghiên cứu khảo cổ học vô cùng ấn tượng với các thánh tích được lưu giữ ở đây như 40.000 văn vật gồm văn thư, cuộn giấy, tranh sơn dầu, tranh lụa, tranh trên giấy...
Có thể nói ở thời Trung cổ, Đôn Hoàng đã từng được xem như một trung tâm văn hóa phát triển phồn thịnh mạnh mẽ, được coi là trung tâm văn hóa Phật giáo với nền nghệ thuật Phật giáo phát triển rực rỡ. Nơi đây được coi là chốn thiêng để các Phật tử hành hương tới thăm các điện thờ trong hang động.
Từ thế kỷ thứ 9-thế kỷ 10- nơi đây đã nổi tiếng với các bức bích họa vẽ trên các vách đá cheo leo của các hang động bởi các nhà sư Phật giáo nhà Đường, nhà Tống. Họ đã mời các nghệ nhân chạm khắc trên hang động với các bức bích họa, văn tự cổ về triết học, tôn giáo, lịch sử và cả toán học, thơ ca dân gian, bài hát, điệu múa và điển tích Phật giáo.
Những công trình còn lưu lại nơi "kho báu" này
Sự nở rộ của việc ra đời các bích họa trong quần thể hang Mạc Cao diễn ra vào đời nhà Đường. Các họa sĩ mang những câu chuyện Phật giáo khắc vẽ lên vách hang. Nét độc nhất vô nhị của nghệ thuật Mạc Cao không chỉ là sự kết hợp của các truyền thống nghệ thuật bản địa Trung Quốc, Đông Á mà còn có sự pha trộn và ảnh hưởng của người Ấn và Gandha cổ đại. Nghệ thuật Mạc Cao còn là bằng chứng cho sự trao đổi văn hóa nghệ thuật đa dạng giữa Trung Quốc và phương Tây.
Tuy nhiên, từ thế kỷ thứ 10, dân số Đôn Hoàng giảm sút nghiêm trọng và các hang động Mạc Cao dần bị lãng quên. Mãi đến năm 1900, nơi đây mới lại được xem là nơi hành hương, khi một nhà Đạo học tình cờ phát hiện ra địa điểm này. Khám phá này cùng với hàng chục ngàn văn bản viết tay và di tích bên trong khu hang động cho thấy quần thể Mạc Cao là một khám phá vĩ đại về văn hóa Đông phương của thế giới.
Việc tìm ra quần thể này giúp mang lại những giá trị tham chiếu vô giá về về lịch sử văn hóa cổ đại của Trung Quốc và khu vực Trung Á. Các văn bản viết tay trong “hang động thư viện” (quần thể hang động Mạc Cao) là một trong những kho báu to lớn về nền văn hóa cổ đại được tìm thấy cho đến nay.
Có khoảng 50.000 văn bản viết tay được lưu lại nơi đây, được viết chủ yếu bằng tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Tạng, Sankrit, Uygur (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ xưa) và tiếng Sogdian (một loại ngôn ngữ thuộc dòng Iran, khu vực Trung Á). Trong đó, đa phần là các văn bản liên quan đến Phật giáo. Ngoài ra còn có các tác phẩm thuộc về Đạo giáo, đạo Khổng và các văn bản hành chính, các bộ sưu tập, các bộ chú giải thuật từ, tự điển và thư pháp.
Các tư liệu tìm thấy trong quần thể hang động Mạc Cao giúp mang lại sự hiểu biết sâu sắc về các vấn đề tôn giáo lẫn đời sống của Trung Quốc cũng như các quốc gia vùng Trung Á thời kỳ sơ khởi. Đặc biệt là bản kinh Kim Cang, có niên đại từ năm 868, lần đầu tiên được dịch từ tiếng Sankrit sang tiếng Trung Quốc vào thế kỷ thứ 4. Những phát hiện khác cũng cho thấy rõ lịch sử phát triển của Phật giáo Trung Quốc, các ghi nhận một cách chi tiết về đời sống chính trị, văn hóa của xã hội bấy giờ. Thông qua đó, các nhà nghiên cứu cũng có cái nhìn cụ thể hơn về đời sống con người trong kỷ nguyên này.
Vào thời nhà Đường, có hơn 1.000 hang động ở Mạc Cao, nhưng hiện giờ chỉ còn khoảng 492 hang động được bảo tồn. Hơn một nửa các bức bích họa và điêu khắc trong các hang động hiện nay đều bị phai và bong tróc. Nguyên nhân của những tổn hại này là do sự bào mòn của thời gian và từ khách tham quan. Quần thể hang động Mạc Cao có thể đón chào tối đa khoảng 3.000 khách tham quan mỗi ngày. Tuy nhiên, trong một dịp quốc lễ kéo dài một tuần năm 2012, đã có 18.660 lượt khách đến tham quan nơi đây mỗi ngày.
Quần thể hang động Mạc Cao được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1987 do gắn liền với sự phát triển của Phật giáo và Con đường Tơ Lụa.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
Xem thêm