Trung tâm văn hóa Phật giáo cấp tỉnh đầu tiên của người Việt tại Séc
Tối 11/8/2019, tại Thành phố Most thuộc tỉnh Ústecký (Bắc CH Séc) đã diễn ra lễ “Vu Lan báo hiếu” và đón nhận quyết định của Tòa án tỉnh Ústecký nâng cấp “Trung tâm văn hóa Phật giáo Chùa Most” thành “Trung tâm văn hóa Phật giáo tỉnh Ústecký - Chùa Most”.
Theo trang TTXVN đưa tin, Trung tâm văn hóa Phật giáo đầu tiên cho cộng đồng người Việt ở thành phố Most Cộng hòa Séc đã được nâng cấp thành Trung tâm văn hóa Phật giáo cấp tỉnh. Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo tỉnh, Hội đồng dân tộc thiểu số và Văn phòng hội nhập tỉnh Ústecký, đại diện lãnh đạo cộng đồng và các hội, đoàn người Việt các vị chức sắc Phật giáo đến từ CH. Czech và CHLB Đức, cùng hàng trăm Phật tử và bà con người Việt đang sinh sống tại khu vực Bắc Czech và CHLB Đức.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại đức Thích Thông Đạt, Trụ trì Chùa Most đã nhấn mạnh ý nghĩa của việc nâng tầm cho “ngôi nhà tâm linh” của người Việt tại tỉnh Ústecký.
Đại đức chia sẻ, đây là niềm vinh dự đối với phật tử tại Cộng hòa Séc, đồng thời là thể hiện sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Hội đồng tỉnh đối với hoạt động tín ngưỡng tôn giáo của cộng đồng người Việt Nam. Theo Đại đức, ngôi chùa không chỉ là nơi gửi gắm tâm hồn mà còn là nơi giác ngộ tinh thần và đặc biệt là nơi giữ gìn nét văn hóa truyền thống, bảo tồn tiếng Việt đối với những người con sống xa Tổ quốc.
Thay mặt Hội đồng tỉnh Ústecký, ông Jan Kubíček - Giám đốc Văn phòng hội nhập tỉnh đã trao giấy chứng nhận của Tòa án tỉnh công nhận “Trung tâm văn hóa Phật giáo tỉnh Ústecký - Chùa Most.”
Ông Jan Kubíček đánh giá cộng đồng người Việt Nam là cộng đồng có nhiều hoạt động bảo tồn bản sắc và giới thiệu văn hóa dân tộc đa dạng và phong phú.
Ông mong muốn Trung tâm văn hóa Phật giáo luôn là nơi tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng và đặc biệt giúp bảo tồn giá trị văn hóa đối với thế hệ trẻ người Việt tại Séc cũng như giúp người dân Séc hiểu về nét đẹp văn hóa của người Việt.
Đối với cộng đồng người Việt Nam ở Cộng hòa Séc, lễ “Vu Lan báo hiếu” đã trở thành hoạt động tâm linh quan trọng trong năm, là dịp để mọi người tưởng nhớ công ơn của cha mẹ cũng như gìn giữ, phát huy nét văn hóa đặc sắc tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nói riêng, hòa quyện trong giáo lý Phật giáo nói chung.
Đây là nền tảng đạo đức luôn luôn được duy trì và phát huy trong mỗi gia đình của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, là cơ sở để nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, luôn hướng về Tổ quốc và cội nguồn dân tộc./.
TTXVN
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan
Quốc tế 09:45 21/11/2024Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.
Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ
Quốc tế 08:45 16/11/2024Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.
Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào
Quốc tế 16:00 15/11/2024Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.
Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn
Quốc tế 09:40 13/11/2024Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...
Xem thêm