Là người ai cũng có sợi dây trói buộc này

Có một sợi dây trói buộc rất vô hình trói buộc cuộc đời của một con người. Đức Phật Gotama cho biết chính khát ái là sợi dây trói buộc đó. Khát ái với sắc; khát ái với cảm xúc; khát ái với tri giác; khát ái với tâm tư; khát ái với nhận thức.

Là người ai cũng có sợi dây trói buộc này 1
Những ai biết, thấy mình bị trói buộc, người ấy cũng bắt đầu biết, thấy mình cần giải thoát.

Khi một người bị sợi dây khát ái trói buộc, người ấy sẽ không đi đâu được ngoài quanh quẩn bên Năm Thủ Uẩn. Sắc này là tôi, là của tôi, là tự ngã của tôi. Cảm xúc này là tôi, là của tôi, là tự ngã của tôi. Tri giác này là tôi, là của tôi, là tự ngã của tôi. Tâm tư này là tôi, là của tôi, là tự ngã của tôi. Nhận thức này là tôi, là của tôi, là tự ngã của tôi. Người ấy bị cột chặt vào luân hồi, nhiễm ô và đau khổ. Bị cột chặt như huynh đệ cẩu bị cột chặt quanh cây cột. Huynh đệ cẩu ấy chỉ có thể tới lui, qua lại, đứng nằm, ăn ngủ quanh cây cột ấy.[1]

Thế giới của người bị trói buộc bởi khát ái không bao giờ có ánh sáng định tĩnh, tuệ giác và giải thoát. Người bị trói buộc bởi khát ái không bao giờ cảm tới được từ ái, trách nhiệm, phạm hạnh và tự do. Khổ, oán trách, tự mạn và tham dục là những gì người bị trói buộc trong khát ái thường xuyên cảm tới. Đặc biệt, người bị trói buộc trong khát ái rất khó tự mình thấy mình, mặc dù nhiều lần niềm cô đơn bên trong lên tiếng nói.

Những ai biết, thấy mình bị trói buộc, người ấy cũng bắt đầu biết, thấy mình cần giải thoát. Mọi ánh sáng nội tại sẽ sáng lên khi chính mình biết mình cuối cùng cũng chỉ là một chúng sinh quanh quẩn bên Năm Thủ Uẩn, như huynh đệ cẩu bị trói buộc quanh quẩn bên cây cột. Không có cái gì mới mẻ, sáng đẹp, ngoại trừ chấp thủ tôi và của tôi trong các dục liên hệ đến thân xác, cảm xúc, tri giác, nhận thức và tâm tư.

Đức Phật Gotama cho biết người khéo tu tập pháp các bậc Chân nhân, không xem sắc thân, cảm xúc, tâm tư, tri giác và nhận thức như là tự ngã, hay tự ngã như là sắc thân, cảm xúc, tâm tư, tri giác và nhận thức, hay sắc thân, cảm xúc, tâm tư, tri giác và nhận thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc thân, cảm xúc, tâm tư, tri giác và nhận thức. Người ấy không còn chạy vòng theo, chạy tròn theo xung quanh sắc thân, cảm xúc, tâm tư, tri giác và nhận thức nữa. Người ấy được giải thoát khỏi đau khổ.[2]

Đức Phật Gotama cũng khuyên các học trò (Tỷ-kheo) cần phải luôn quán sát tâm mình trong một thời gian dài bị tham, sân, si làm cho nhiễm ô. Do tâm nhiễm ô, chúng sanh bị nhiễm ô. Do tâm thanh tịnh, chúng sanh được thanh tịnh. Ai (Tỷ-kheo) tự mình thấy biết như thật vô thường trong sắc thân, cảm xúc, tâm tư, tri giác và nhận thức (Năm Uẩn), người ấy sẽ không còn nhiễm ô trở lại và cũng sẽ không còn lưu chuyển trong luân hồi vô minh.[3]

--------------

[1] Tương Ưng Bộ (SN), 22.99.

[2] Tương Ưng Bộ (SN), 22.99

[3] Tương Ưng Bộ (SN), 22.100

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nẻo về của ý

Phật giáo thường thức 10:26 18/03/2025

Những bậc chân tu tiếp thu lời Phật và thực tập có kết quả, cho đến thời Phật giáo phát triển, chư vị Tổ sư đưa ra nhận thức mới và sự tu tập cũng có đổi mới, mà tiêu biểu là hai hệ thống triết học lớn trong Phật giáo là Pháp tánh học do Bồ tát Long Thọ xiển dương và Pháp tướng học do ngài Thế Thân triển khai.

Thực hành hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm trong bối cảnh công nghệ số

Phật giáo thường thức 09:57 18/03/2025

Quán chiếu sâu vào hạnh nguyện của Bồ-tát Quán Thế Âm, ta nhận ra rằng những biểu hiện của lòng từ bi và sự lắng nghe luôn hiện hữu trong đời sống. Hạnh lắng nghe của Ngài không chỉ là lắng nghe bằng tai mà còn bằng cả tâm, thấu hiểu ngay cả những điều chưa nói thành lời.

Nói nhiều làm phiền lòng người khác

Phật giáo thường thức 09:15 18/03/2025

Nói nhiều là diễn bày bằng lời nói mọi sự việc phát xuất từ những điều kiện khi thấy, khi nghe, khi ngửi, khi nếm, khi xúc chạm và suy nghĩ. Người nói nhiều đôi khi gây thiệt hại và làm phiền lòng nhiều người khác. Phụ nữ có thói quen nói nhiều nên được ví ba người phụ nữ xúm lại làm thành cái chợ chồm hổm. Đàn ông nói nhiều thì người ta thường gọi là bà tám và tất nhiên nhiều người không thích điều này.

Thế nào là sự cúng dường cao thượng & lạy Phật đúng cách?

Phật giáo thường thức 09:08 18/03/2025

Năm nay đã 97 tuổi, Thiền sư Kim Triệu vẫn mẫn tiệp. Với kinh nghiệm thực chứng, đạo hạnh thanh cao, tư cách khiêm cung bình dị, tràn đầy từ tâm cộng với sự hướng dẫn tận tụy, khéo léo, Ngài đã giúp thiền sinh và Phật tử hưởng nhiều lợi lạc của Giáo Pháp và để lại trong tâm mọi người có duyên lành gặp Ngài một niềm kính mến vô bờ. Phatgiao.org.vn giới thiệu phần trả lời câu hỏi trên của Ngài.

Xem thêm