Thế nào là sự cúng dường cao thượng & lạy Phật đúng cách?

Năm nay đã 97 tuổi, Thiền sư Kim Triệu vẫn mẫn tiệp. Với kinh nghiệm thực chứng, đạo hạnh thanh cao, tư cách khiêm cung bình dị, tràn đầy từ tâm cộng với sự hướng dẫn tận tụy, khéo léo, Ngài đã giúp thiền sinh và Phật tử hưởng nhiều lợi lạc của Giáo Pháp và để lại trong tâm mọi người có duyên lành gặp Ngài một niềm kính mến vô bờ. Phatgiao.org.vn giới thiệu phần trả lời câu hỏi trên của Ngài.

Thế nào là sự cúng dường cao thượng & lạy Phật đúng cách? 1
Ngài Kim Triệu.

- Thiền sư Kim Triệu Khippapañño trả lời:

Thường nhiều là tâm chúng ta hay đi trong quá khứ, đi trong tương lai, nên dễ bị quên, một chút là quên.  Muốn đừng có quên chúng ta học cách “Nguyện”.  Con xin cúng dường Đức Thế tôn bằng sự hành đạo, sự hành đạo này rất là quý, đối tượng để chúng ta thực hành có ba là: Phật, Pháp, Tăng. Quý vị quy y Phật, nghĩ đến Đức Phật, con xin cúng dường Đức Thế Tôn.

Cúng dường Đức Thế Tôn bằng GIỚI, ĐỊNH, TUỆ. Đây mới là người Phật tử nhớ đến Đức Phật rồi bắt đầu lạy Phật bằng Giới Định Tuệ.

Quán thân, đi phải niệm, đứng phải niệm, ngồi phải niệm, làm hành động phải niệm, thở vô phải niệm, thở ra phải niệm.

Bây giờ cúng dường Đức Phật bằng sự hành đạo, lạy, lạy là cúng dường Đức Phật nhưng phải lạy bằng sự hành đạo. Đạo là con đường có 8 chi: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Khi lạy có 8 chi này trong lúc lạy không? Có hết 8 chi này trong lúc lạy.

Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng có trong lúc nguyện giữ giới bát quan một ngày một đêm là đã có giới rồi.

Buồn, tâm buồn, tâm ở đâu đó mà lạy thì không đúng lắm, buồn lạy cho có lạy vậy thôi.

Như vậy, trong khi muốn lạy thì tâm hướng về Đức Phật.  Bây giờ quán tâm, 2 tay chấp lên, tâm có tác Ý muốn lạy. Muốn lạy là TÂM quán niệm xứ.

Con muốn lạy, muốn là tác ý, tác ý muốn lạy tạo ra gió, gió nâng hai tay lên chắp lại là THÂN quán niệm xứ.

Hai tay chắp lại, biết đụng, đụng là xúc chạm của hai lòng bàn tay biết được cảm thọ nóng, lạnh, cứng, mền là THỌ quán niệm xứ.

Như khi bắt tay với người khác phải có xúc chạm tay trong tay mới được, thì chúng ta lạy Đức Phật tâm phải ở trong lòng của hai bàn tay đó mới là cúng dường Đức Phật bằng sự hành đạo. Như vậy, Chánh tinh tấn là sự cố gắng dở tay gom tâm lại mới dở tay, chánh niệm, tâm muốn lạy, khi có chánh niệm tâm muốn lạy. Hai tay chắp lại phải có định, định là tâm không suy nghĩ, tâm ở trong lòng bàn tay là gặp Phật ở trong tâm, ý nghĩa là như vậy.

Đối tượng là Pháp. Đức Phật là đối tượng để chúng ta lễ lạy là PHÁP quán niệm xứ.

Khi lễ lạy chúng ta phải thấy Thân Tâm đi cùng một lượt mới là cúng dường Đức Phật bằng sự hành đạo.

Chánh tinh tấn là gom tâm. Chánh niệm là muốn lạy. Có chánh tinh tấn, chánh niệm là có chánh định, khi có định tâm thì thấy được thân đang lạy và thấy tâm trong thân, thấy được thân tâm là Trí Tuệ. Thân tôi đang lạy và tâm tôi đang ở trong thân, tâm trong thân không có tham, không có sân đó là cúng dường Đức Phật bằng GIỚI, ĐỊNH, TỤÊ. Một sự cúng dường tối thượng thù thắng hơn tất cả sự cúng dường.

Như vậy, phải thấy cái phẩm trong con người của mình chỉ là thân tâm, thân tâm là Pháp Bảo. Pháp Bảo này là thiện pháp không tham, không sân, không si trong khi lạy Ngài. Rõ ràng là lạy bằng Pháp Bảo.

Cúng dường Pháp Bảo bằng Tứ Niệm Xứ.

4 nơi để niệm. Muốn lạy là Tâm quán niệm xứ.

2 tay chắp lên là Thân quán niệm xứ.

Cảm giác trong thân là Thọ quán niệm xứ.

Đức Phật là đối tượng để tâm hướng về là Pháp niệm xứ.

Đứng, muốn đứng. Đứng lạy Phật hay đứng chờ cũng đều tu được hết, đang ngồi biết đang ngồi, muốn đứng dậy, có tác Ý mới đứng được.

Sống bây giờ là tu, thay vì tâm nghĩ đến một đối tượng quá khứ xa xôi ở ngoài nhưng pháp bảo, thân tâm, là đối tượng hiện tại. Sống hiện tại là tu.

Mỗi lần Thân Tâm lễ lạy là mỗi lần ta cúng dường Phật bảo.

Mỗi lần Thân Tâm lễ lạy là mỗi lần ta cúng dường Pháp bảo.

Cúng dường Phật Bảo, cúng dường Pháp Bảo bằng sự hành đạo là cao thượng thù thắng hơn tất cả sự cúng dường. Đó là nhân lành cho quả vui.

Vui mãi mãi vì tâm không bị tham, sân, si chi phối.

Thay đổi khổ vì bị chi phối bởi phiền não tham, sân, si. Cúng dường như trên là cúng dường cao thượng.

Chúc quý vị an vui và sớm thoát khổ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cách đối trị với tâm động niệm tạo nghiệp

Phật giáo thường thức 15:00 28/03/2025

Trong Kinh Địa Tạng nói khởi tâm động niệm đều là nghiệp, đều là tội. Thật vậy, chắc chắn là như vậy. Bạn dùng cách gì để đối trị?

Nghe như lời Phật dạy

Phật giáo thường thức 13:25 28/03/2025

Có vô số lý do để người ta nổi cơn thịnh nộ, nhưng một trong những lý do ấy phải chăng là vì ta không biết cách nghe? Để góp phần hóa giải lòng sân hận, phải chăng chúng ta có thể áp dụng một vài phương pháp nghe thiện xảo hơn?

Giới luật là công cụ để thiền định, không phải là thứ linh hồn để chỉ trích người khác

Phật giáo thường thức 11:08 28/03/2025

Hỏi: Tôi có cảm giác là có nhiều vị sư không lo tu tập gì cả. Dường như họ có vẻ lơ là và không được chú tâm lắm. Điều này khiến tôi rất ái ngại.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo