Lâm chung niệm Phật vãng sanh, độ được nhiều oan hồn đến đòi mạng
Ni sư Phổ Kiết, người Đài Loan. Lúc còn tại gia, bà thích ác khẩu mắng người, gieo duyên không lành với nhiều người.
Về sau, bà xuất gia ở chùa Linh Ẩn, hồ Thanh Thảo, Tân Trúc. Một hôm, bỗng nhiên đôi mắt bà không thấy nữa. Hơn 70 tuổi lại mắc bệnh, toàn thân sưng phù. Bà đến đông Kim Cang, nơi thiền sư Vô Thượng đang bế quan mà cầu cứu. Bà khóc lóc thưa thỉnh:
– Con sắp chết rồi, xin sư phụ cứu con thoát ly khổ hải!
Thiền sư Vô Thượng trở về chùa, thấy liêu phòng của Ni sư phân dơ dáy, hôi không chịu nổi. Ni Sư Phổ Kiết ngày đêm thường hay kêu la rên rỉ, nói rằng bà bị mười mấy người đánh, và kêu to tên họ các oan hồn. Em dâu bà đến thăm bệnh, thiền sư Vô Thượng hỏi:
– Những tên họ mà chị dâu của cô gọi, cô có quen biết không?
Em dâu bà trả lời:
– Biết! Đều là những người bị chị dâu hồi còn trẻ hại chết.
Chẳng trách những oan hồn đó đánh bà đến toàn thân xưng phù, rách da chảy máu! Thế là thiền sư Vô Thượng dọn dẹp một căn phòng trống cho bà, giữa giường khoét một cái lỗ, phía dưới để một cái thùng gỗ để đại, tiểu tiện.
Ni Sư Phổ Kiết vẫn khóc la rên rỉ như trước, và lại đút đầu vào thùng phân ở dưới cái lỗ. Thiền sư Vô Thượng liền khéo léo khai thị:
– Con phải niệm Phật A Di Đà, cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ, mới có thể lìa khổ được vui.
Ni Sư Phổ Kiết trả lời:
– Trước mặt một khoảng tối thui, con không biết niệm.
Thiền sư nói:
– Con hãy niệm theo ta.
Niệm Phật vãng sanh có 30 lợi ích

Niệm khoảng một giờ đồng hồ, bỗng nhiên Ni sư cười nói:
– Hiện giờ trước mặt con sáng chói, mười mấy cái oan hồn kia còn đứng ở đó cười nữa kìa!
Mười mấy oan hồn kia liền dựa vào người Ni sư Phổ kiết, mượn miệng Ni sư nói:
– Cảm tạ sự từ bi của Sư Phụ! Một người già mù, tội ác tày trời, rốt cuộc lại hóa độ mười mấy người chúng con lìa khổ.
Thiền sư nói:
– Oan gia nên giải, không nên thắt! Các ngươi cũng nên niệm Nam Mô A Di Đà Phật, đới nghiệp vãng sanh, mới có thể thoát ly sanh tử đại khổ.
Đồng thời, căn dặn Ni sư Phổ Kiết phải thành khẩn niệm Phật theo ngài. Lại niệm Phật hơn một giờ đồng hồ nữa, Ni sư Phổ Kiết nói:
– Bây giờ khắp trời rực sáng, trên đám mây còn có bạch y thánh chúng đến tiếp dẫn con về Tây Phương Cực Lạc thế giới.
Kế đó, Ni sư chắp tay hướng lên không trung mỉm cười, rồi vãng sanh an lành. Máu mủ đầy khắp trên toàn thân sưng phù tức thì tiêu tan, trở nên thanh tịnh, không mùi hôi thối.
Trích từ Niệm Phật cảm ứng kiến văn ký, Tịnh Độ thánh hiền lục.
Lời bình:
Lâm chung khổ bức bách
Oan hồn hiện phá phách
Pháp nào có thể cứu?
Chỉ nương nhờ duyên Phật
Chỉ dạy xưng danh Phật
Phật quang chiếu Hộ đến
Thân và tâm an ổn,
Tự, tha đều được độ
Nếu không niệm Phật
Ắt đọa địa Ngục
Xoay trong tam đồ
Chẳng mong ngày ra
Công Đức Niệm Phật
Bất khả tư nghị
Đều do Di Đà
Đại bi nguyện lực.
Trích: 100 Chuyện Niệm Phật Cảm Ứng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ đối với dân tộc trong thể kỷ XIII
Nghiên cứu
Tuệ Trung dùng trí tuệ rộng lớn, trí tuệ bát nhã của Bồ tát để có thể chuyển hóa phiền não, đau khổ của con người thành Niết Bàn.

Như mộng, như huyễn
Nghiên cứu
Mặc dù các pháp được ví như “mộng, huyễn” nhưng không phải là vô nghĩa. Chúng có giá trị trong sự vận hành của nhân duyên hiện tại, là những phương tiện giúp hành giả sống trọn vẹn và lợi ích.

‘Giải mã’ thêm về hiện tượng ‘toàn thân xá lợi’ của hai vị Thiền sư chùa Đậu
Nghiên cứu
Không chỉ làm sáng rõ những giá trị lịch sử, văn hóa, tôn giáo đặc sắc của chùa Đậu, Hội thảo khoa học “Chùa đậu (Thành Đạo tự) và dấu ấn hai vị thiền sư họ Vũ trong dòng chảy văn hóa dân tộc” diễn ra sáng 19/4, đã “giải mã” thêm về hiện tượng “Toàn thân xá lợi” của hai vị Thiền sư này...

Một số vấn đề về Phật giáo ở Thanh Hóa thế kỷ XIX
Nghiên cứu
Mộc bản triều Nguyễn là tài liệu quý giá, phản ánh hoạt động của triều Nguyễn. Mặc dù tư liệu mộc bản triều Nguyễn liên quan đến Phật giáo ở Thanh Hóa không nhiều nhưng qua đó đã cho thấy triều Nguyễn có nhiều ưu ái với Phật giáo, nhất là những ngôi chùa nhà nước, chùa có liên quan đến vua, người thuộc dòng dõi nhà vua. Tư liệu Mộc bản về chùa Khánh Quang ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa là một điển hình cho chính sách ưu ái của triều Nguyễn đối với Phật giáo.
Xem thêm