Làm phước chưa bao giờ là đủ!
Làm phước hay vun bồi phước đức là một trong những hạnh tu căn bản của người đệ tử Phật. Nhất là với hàng Phật tử tại gia thì việc tu phước có vai trò rất quan trọng vì tương đối dễ làm, và nhờ phước đức nâng đỡ nên mọi phương diện cuộc sống trở nên thuận lợi, tốt đẹp hơn.
Trong các việc phước thì bố thí, cúng dường, hộ trì Tam bảo mang đến phước báo thù thắng nhất.
“Một thời Đức Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ vua Ba-tư-nặc…đi đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn thuyết thâm pháp cho vua, khuyến khích, làm cho hoan hỷ. Vua Ba-tư-nặc nghe thuyết pháp xong, bạch Thế Tôn: Cúi mong Thế Tôn nhận lời con thỉnh trong ba tháng, cùng Tỳ-kheo Tăng, chớ đi nơi khác.
Thế Tôn làm thinh nhận lời thỉnh của vua Ba-tư-nặc. Vua Ba-tư-nặc thấy Thế Tôn yên lặng nhận lời mời, liền từ chỗ ngồi đứng lên, cúi lạy rồi lui đi. Về đến thành Xá-vệ, vua ra lệnh cho các quần thần: Ta muốn cúng dường thức ăn cho Đức Phật và Tỳ-kheo Tăng trong ba tháng, cung cấp các thức cần dùng như y phục, thức ăn, giường nằm, thuốc men khi bệnh tật. Các ông cũng nên phát tâm hoan hỷ. Quần thần đáp: Xin vâng.
Vua Ba-tư-nặc liền cất đại giảng đường ngoài cửa cung cấm hết sức đẹp đẽ, treo giăng phướn, lọng, kỹ nhạc xướng lên vô kể, bày các ao tắm, chưng các đèn dầu, dọn các thức ăn trăm vị.
Bấy giờ Thế Tôn thấy đã đến giờ, đắp y, ôm bát, cùng các Tỳ-kheo Tăng, vây quanh trước sau vào thành Xá-vệ, đến giảng đường kia. Đến rồi Ngài lại tòa ngồi, các Tỳ-kheo mỗi vị ngồi theo thứ tự. Khi ấy, vua Ba-tư-nặc cùng các cung nhân tự tay đem thức ăn cung cấp chỗ cần dùng; suốt ba tháng không chút thiếu sót, cung cấp y phục, thức ăn, giường nằm, thuốc men khi bệnh tật. Thấy Thế Tôn ăn xong, vua đem các thứ hoa rải lên Thế Tôn và các Tỳ-kheo Tăng rồi lấy một ghế nhỏ đến trước Như Lai ngồi, bạch Thế Tôn:
Con từng theo Phật nghe: do gốc nhân duyên bố thí thức ăn cho súc sanh được phước trăm lần, cho người phạm giới ăn được phước ngàn lần, cho người trì giới ăn được phước vạn lần, cho tiên nhân đoạn dục ăn được phước ức lần, cho bậc hướng Tu-đà-hoàn ăn được phước chẳng thể kể, huống lại Thánh quả Tu-đà-hoàn, huống là bậc hướng Tư-đà-hàm, đắc đạo Tư-đà-hàm, huống bậc hướng A-na-hàm, đắc đạo A-na-hàm, huống bậc hướng A-la-hán, đắc đạo A-la-hán, huống bậc hướng Bích-chi Phật, đắc Bích-chi Phật, huống bậc hướng Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác, huống bậc thành Phật và Tỳ-kheo Tăng, phước đó công đức không thể tính kể. Hôm nay con tạo công đức đã xong.
Thế Tôn bảo: Đại vương! Chớ có nói thế! Làm phước không nhàm chán, hôm nay cớ sao nói đã làm xong? Vì sao thế? Vì sanh tử dài lâu không thể kể…”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm 23. Địa chủ [trích], VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.401).
Căn bản của tinh thần bố thí, cúng dường theo lời Phật dạy là bình đẳng, phổ cập, không phân biệt. Nhưng được gieo duyên cúng dường với những bậc giới đức, trí tuệ, giải thoát như Đức Phật, chư vị Thánh Tăng thì phước báo vô lượng.
Trong pháp thoại này, vua Ba-tư-nặc đã hội đủ duyên lành, được cúng dường Thế Tôn và chư Thánh Tăng suốt ba tháng, dĩ nhiên phước báo của vua không thể nghĩ bàn. Tuy vậy, khi vua có ý tự mãn, xem việc làm phước của mình đã đủ, tạo công đức đã xong thì Đức Phật liền quở “Đại vương! Chớ có nói thế!”. Vì nói như thế là chưa đúng, làm phước không bao giờ đủ cả.
Phước báo cho cuộc đời nảy mầm từ việc trồng một cây xanh
Sở dĩ Thế Tôn khuyến cáo đức vua không nên tự mãn “vì sinh tử dài lâu không thể kể…”. Khi chưa thành tựu giải thoát tối hậu, chúng ta vẫn tiếp tục trôi lăn trong sinh tử, nguy cơ vương vào ác nghiệp, làm tổn giảm phước đức rất cao. Nên người chưa tạo phước thì hãy cố gắng gây tạo, người đã biết làm phước thì tinh tấn làm thêm. Người đệ tử Phật nguyện làm phước không nhàm chán, không bao giờ nói đã làm xong, cho đến ngày phước trí nhị nghiêm, công viên quả mãn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm