Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 18/02/2016, 15:28 PM

Làm sao cho đá nổi, bơ chìm?

Chư Phật đã vạch ra con đường, chúng ta hãy nương theo đó mà tinh tấn cầu đạo, chắc chắn sẽ tìm được con đường giải thoát, không còn đọa lạc trong lục đạo luân hồi đầy sự khổ đau.

Câu chuyện về đức Phật thời còn tại thế:

“Một ngày nọ có một thanh niên đến hỏi đức Phật: “Kính bạch Tôn giả, cha con vừa chết. Xin đến cầu nguyện cho ông, vực hồn ông lên để ông có thể lên thiên đàng. Các thầy đạo Bà la môn có làm những nghi thức như vậy nhưng Ngài là Phật có nhiều quyền năng hơn họ. Nếu Ngài chịu làm thì chắc chắn linh hồn cha con sẽ bay thẳng lên thiên đàng.”

Đức Phật trả lời: “Được rồi, con đi đến chợ mua giúp ta hai chậu đất nung và ít bơ.” Chàng thanh niên mừng rỡ vì đức Phật đã chịu làm bùa phép để cứu linh hồn của cha mình. Anh lật đật xuống phố mua những vật được yêu cầu. Rồi đức Phật chỉ dẫn: “Bỏ bơ vào một chậu và bỏ đá vào chậu kia. Xong ném cả hai chậu xuống nước.” Chàng thanh niên làm theo và cả hai chậu đều chìm xuống đáy hồ. Rồi đức Phật nói tiếp: “Bây giờ lấy một cây gậy và chọc vào hai chậu ở đáy hồ.” 

Chàng thanh niên làm theo. Hai cái chậu bị vỡ và chất bơ vì nhẹ nên nổi lên mặt nước, trong khi đá nặng nên vẫn nằm dưới đáy hồ. Đức Phật lúc đó nói: “Giờ lẹ lên, đi mời hết các thầy tu đi. Nói với họ đến đây tụng sao cho bơ chìm xuống đáy và đá nổi lên trên.” Chàng thanh niên nhìn đức Phật sửng sốt. Anh nói: “Kính bạch Tôn giả, bộ Ngài giỡn sao. Dĩ nhiên không ai tin bơ nhẹ thì chìm mà đá nặng lại nổi. Điều đó trái ngược với luật tạo hóa.”
 
Đức Phật cười và đáp: “Vậy con không thấy sao, nếu cha con sống một cuộc đời tốt lành thì các việc làm của ông sẽ nhẹ như bơ. Do đó, bất kể tình huống nào cha con cũng sẽ được chuyển lên cõi thiện lành. Không ai có thể ngăn cản được điều đó, ngay cả chính ta. Vì không ai có thể cưỡng lại luật nghiệp báo. Nhưng nếu cha con sống một cuộc đời xấu xa thì cũng như hòn đá nặng kia, ông sẽ chìm xuống địa ngục. Không có số lượng cầu nguyện nào của mọi giáo sĩ quyền năng trên thế gian này có thể làm ngược điều đó.” 

Con người là loài sinh vật kì lạ nhất trên thế gian này. Chúng ta tham sống sợ chết, muốn có đầy đủ danh vọng, tiền bạc, sắc đẹp. Nói chung là mọi thứ đẹp nhất trên đời ai cũng muốn được sở hữu. Thế nhưng lại không ai muốn cố gắng và nỗ lực, chúng ta chỉ muốn dùng những thứ có sẵn hay người xưa vẫn gọi là “há miệng chờ sung”. 

Chúng ta muốn được về cõi lành thì kiếp này phải gắng tu nhân tích đức, bố thí, làm những việc thiện nguyện, sửa đổi bản thân. Còn nếu muốn đọa địa ngục thì cứ mặc sức tạo tội, gây nghiệp ác. Cứ rong chơi, vùng vẫy cả cuộc đời rồi đến khi lâm mạng chung thời, cái chết cận kề lại cuống quýt vái tứ phương, lập đàn lễ lớn rồi cầu xin chư Phật, chư Thần cứu giúp. Làm như vậy khó chẳng khác nào muốn đá nổi và bơ chìm giống như câu chuyện mà đức Phật đã răn dạy chúng ta. 

Không một đấng tối cao hay người có năng lực siêu nhiên nào có thể đưa chúng ta đến được nơi tốt đẹp, hạnh phúc kể cả đức Phật. Bởi nghiệp đã gây ra thì phải nương theo đó mà trả cho hết. Đó là quy luật bất biến của thế gian. Gieo nhân tốt được quả lành, gieo ác thì gặp ác. Không ai có thể cứu ta ngoại trừ chính ta. Không ai có thể và không ai làm thế. Chúng ta phải đi trên con đường của chính mình. 

Bởi vậy, chỉ có chính bản thân ta mới tìm ra được lối đi để đến được chân hạnh phúc như lời kết trong “Bát Nhã Tâm Kinh”: “Hãy vượt qua, vượt qua đi, qua bờ bên kia đi, qua bờ bên kia hoàn toàn thì sẽ đạt đến giác ngộ.” 

Đạo Phật đã có kinh, có luật, lại có những bài luận để tìm ra chân lý. Kinh, luật để kiềm thúc con người, giáo dục con người đi vào khuôn khổ. Kinh dạy đường lối tu theo. Luật để con người sống có quy luật. Luận – giáo lý bàn ra lẽ phải, lẽ đúng mà không phải chỉ đúng với mình mà còn đúng với chân lý của cả thế gian. Cho nên, người ta mới ca ngợi rằng: luật thì nghiêm, luận thì sáng suốt, kinh thì thẳng thắn để đưa người tiến hóa.

“Trời mưa rưới nước khắp nơi, song khó tươi nhuận cây cỏ không gốc
Cửa Phật tuy rộng thênh thang mà vẫn khó độ kẻ chẳng lòng tin”

May mắn gặp được Phật pháp, bạn và tôi chúng ta hãy cùng nhau cố gắng, nỗ lực tinh tấn, nguyện nương theo giáo Pháp của Người để tu học. Nếu đã phát lòng tin thì phải tin sâu, nguyện thiết, hành chuyên, giữ tâm Bồ Đề kiên cố. Thời nay lòng người không vững, gặp chút sóng gió trở ngại đã lung lay, thay đổi thì sao có thể thành tựu cho được? 

Chư Phật đã vạch ra con đường, chúng ta hãy nương theo đó mà tinh tấn cầu đạo, chắc chắn sẽ tìm được con đường giải thoát, không còn đọa lạc trong lục đạo luân hồi đầy sự khổ đau.

Nguyễn Linh Chi
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm