Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 06/12/2020, 10:00 AM

Làm sao để cân bằng giữa sự nghiệp và tu hành?

Hỏi: Kính Thầy, câu hỏi của con là làm sao mình cân bằng được giữa sự nghiệp và tu hành?

Người xuất gia chân thật phải có tâm cầu đạo giải thoát

Thầy đáp: Đàn ông quan trọng nhất là sự nghiệp đúng không?

Vậy muốn cân bằng, mình phải nhìn lại xem là giữa tu hành và sự nghiệp, cái gì là thực sự quan trọng, cái gì đáng là số một, cái gì là số hai?

Mất cân bằng là gì? Coi sự nghiệp là số một, tu hành là số hai. Vì sao?

Theo đuổi sự nghiệp thế gian là mình theo đuổi những thứ vô thường. Cứ cho hôm nay lên chức thì ngày mai có thể mất, hôm nay có nhiều tiền thì mai có thể mất. Đó là theo đuổi những thứ gây đau khổ. Vì sao?

Cuộc sống là vô thường, sự nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật đó, vì vậy chúng ta cần hiểu và trân trọng những giây phút hiện tại, thân tâm an lạc.

Cuộc sống là vô thường, sự nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật đó, vì vậy chúng ta cần hiểu và trân trọng những giây phút hiện tại, thân tâm an lạc.

Mong đợi một cái gì đó là mình đau khổ rồi.

Mong đợi được khen thì mình sẽ khổ khi bị chê.

Mong đợi có tiền thì mình khổ vì ít tiền.

Mong đợi được mọi người nể thì mình khổ khi mọi người không nể.

Nếu đặt sự nghiệp lên trên hết nghĩa là mình đang theo đuổi khổ.

Nếu đặt tu hành lên trên hết thì mình theo đuổi trí tuệ, giải thoát.

Khi mình thấy hai điều đấy thì rõ ràng tự mình phải biết là cái gì hơn cái gì. Nếu con đặt sự nghiệp lên trên tu hành, chắc chắn con sẽ khổ vì chọn một thứ gây đau khổ mà. Con cần phải tìm cách hiểu đúng để đặt tu hành lên trên sự nghiệp.

Chúng ta học gì được qua lòng từ bi của Đức Phật?

Khi đặt tu hành lên trên sự nghiệp rồi thì tu hành tự dẫn dắt sự nghiệp, chứ không phải là sự nghiệp dẫn dắt tu hành.

Ví dụ, ngày xưa tôi tu để cho tôi thành công trong cuộc sống. Ngược lại, bây giờ tôi thành công trong cuộc sống để mà tôi tu được dễ dàng hơn. Đấy, ngày xưa tôi tu để mọi người không phản đối tôi, mọi người đồng ý với tôi. Bây giờ tôi tu để tôi dễ dàng chấp nhận sự phản đối của mọi người.

Trong nhà Phật có câu: “Tất cả những hạnh phúc trên đời này đều đến từ việc mong muốn hạnh phúc cho người khác. Tất cả đau khổ trên đời này đều đến từ việc chỉ mong muốn hạnh phúc cho riêng mình.”

Đức Phật dạy: ''Duy Tuệ Thị Nghiệp'', chỉ có trí tuệ mới là sự nghiệp.

Đức Phật dạy: ''Duy Tuệ Thị Nghiệp'', chỉ có trí tuệ mới là sự nghiệp.

Nên nếu mình đặt sự nghiệp lên trên tu hành chắc chắn rồi mình sẽ khổ ngay. Còn nếu đặt tu hành lên trên sự nghiệp thì có khả năng mình sẽ có thành tựu về tâm linh và về đời. Mà nếu không thành tựu đời thường cũng chẳng sao. Khi tu hành là số một rồi thì việc đời thành tựu hay không là do nhân quả mà thôi.

- Nếu có duyên để thành tựu thì con sẽ thành tựu ở đời, không có duyên thì thôi.

Đấy, cân bằng là như vậy!

Giờ con xem cái gì quan trọng hơn?

Đặt sự nghiệp quan trọng hơn chắc chắn là mất cân bằng. Đảm bảo sau đó mình sẽ khổ, điều này là chắc chắn! Con nghĩ xem, sự nghiệp của đức Phật khi ngài còn làm Thái tử là mơ ước của nhân gian, ấy mà ngài còn bỏ, vì Ngài biết sự nghiệp đó thuộc về vô thường, và mặt trái của vô thường là khổ.

Vậy nên, con phải suy nghĩ kỹ và cân nhắc. Mình đặt cái gì lên trên sự tu hành cũng đều khổ hết, vì tất cả những cái thứ con đặt sự ưu tiên chúng đều nằm trong vòng biến đổi. Đức Phật dạy: ''Duy Tuệ Thị Nghiệp'', chỉ có trí tuệ mới là sự nghiệp, chỉ có sự ''đầu tư'' cho lĩnh vực này mới không lỗ vốn và tâm trí được cân bằng trước sự nghiệp bấp bênh của thế gian.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Vị ngon ngọt ở đời

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm nguyện của Đức Phật

Kiến thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Tám phước báo của người không nói lời hung ác

Kiến thức 13:15 23/04/2024

Phật dạy người nào lìa được lời nói hung dữ, tức là không la mắng chửi rủa người thì được tám món tịnh nghiệp.

Cha mẹ là Phật

Kiến thức 11:32 23/04/2024

Dương Phủ người huyện Thái Hòa, tỉnh An Huy, do căn lành đã trồng sâu nên tiên sinh sớm thể hội cuộc đời vô thường, sớm còn tối mất, công danh như bọt nước ngoài khơi, liền lập chí xuất gia sống đời tỉnh thức.

Tâm lắng nghe

Kiến thức 09:59 23/04/2024

Đa số chúng ta hay thích nói mà không thích nghe người khác nói, nên mới có sự tranh chấp, cãi vả, dẫn đến sống với nhau mà không được hòa hợp.

Xem thêm