Làm sao để giảm thiểu tác hại tiêu cực của những lời phán xét?
Phán xét người và bị người khác phán xét đều mang lại não phiền. Thói quen thích phán xét mọi thứ đã trở thành một thứ bịnh truyền nhiễm phổ biến và khó trị trong xã hội ngày nay.
Hầu hết mọi người đều có thói quen hay thích phán xét một cách vô tội vạ, một cách tùy tiện võ đoán. Phán xét kiểu như thượng đế phán.
Chúng ta tự mình phản tỉnh và suy ngẫm kỹ xem bản thân mình có hay thích phán xét võ đoán, tùy tiện mọi việc, mọi người, mọi thứ, mọi hiện tượng trong đời sống hàng ngày.
Chúng ta phán xét, nhận định những thứ, những người, những việc có liên quan đến chúng ta, chúng ta có hiểu biết thì còn khả dĩ. Cả đến những thứ chúng ta không biết, không hiểu, không liên quan mà cũng cứ dùng những lời đao to búa lớn, đại ngôn đại ngữ phán xét như đúng rồi và mặc kệ hệ quả của những lời phán xét ấy của ta ảnh hưởng như thế nào đến đối tượng bị ta phán xét.
Như khi ngồi trong đám đông, ta thốt ra những lời phán xét võ đoán vô tội vạ về tính cách, phẩm chất và năng lực của một người mà ta chưa thật sự hiểu biết nhiều và cặn kẽ về người đó.
Thói quen của nhiều người là thích nổ, thích phán xét trên trời dưới đất ngoài đại dương, từ chuyện tình hình bối cảnh thế giới, chuyện lớn của đất nước, chuyện của những người có quyền chức đến những chuyện cơ quan, trường lớp, công ty, gia đình, cá nhân...ta phán xét tất tần tật cứ như ta là nhà đại thông thái, đại tri thức, cái gì cũng biết, cũng hiểu.
Thói quen phán xét sẽ nuôi dưỡng hạt giống tiêu cực trong ta
Chúng ta cũng chính là nạn nhân của những lời phán xét võ đoán và vô tội vạ của những người khác, nhất là những lời phán xét võ đoán ấy trở thành dư luận xã hội. Khi ấy những lời phán xét võ đoán ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến mọi mặt của đời sống của chính bản thân ta, gia đình ta...
Một trong những nguyên nhân khiến mọi người thích hay phán xét là để tỏ ra mình là người quan trọng, giỏi giang và rất hiểu biết.
Khi quan sát sâu và kỹ như vậy chúng ta sẽ nhìn rõ nguy hại rất lớn cho bản thân và mọi người của những lời phán xét tùy tiện vô tội vạ.
Đối diện với vấn đề này chúng ta nên làm sao để hạn chế, giảm thiểu tác hại tiêu cực của những phán xét võ đoán trong đời sống hàng ngày?
Trước hết bản thân chúng ta hãy tập cẩn thận lời nói, ít nói, ít phán xét cho đến không phán xét võ đoán tùy tiện.
Người xưa dạy, trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần, làm được như vậy, ta sẽ ít nói sai, ít phán xét
Người nào rèn luyện được khả năng không phán xét và không bị những lời phán xét linh tinh làm ảnh hưởng thì được mọi người yêu quý, sẽ dễ thành tựu trong cuộc sống.
Tập nói lời cẩn trọng, chân thật, có giá trị xây dựng, giúp mọi người an vui hòa hợp, không chỉ trích, phán xét, đâm thọc.
Chúng ta nhìn kỹ, thiên hạ, mọi người không ai nuôi ta, không ai lo cho đời sống thực tế của ta nên dù họ phán xét nói xấu kiểu gì cũng ít liên quan cho đến không liên quan, không ảnh hưởng được đến cuộc sống của ta nếu tâm ý ta vững chãi và bản lĩnh.
Ta không thể cấm những người khác mở miệng phán xét, nhưng ta có quyền làm chủ cách ứng xử, đối diện với những dư luận phán xét ấy.
Tập lơ đi (không để tâm) những lời phán xét lung tung
Tập nghe và mĩm cười an ổn với những lời phán xét linh tinh.
Ta sẽ an ổn trước những phán xét vô tội vạ khi biết rõ rất nhiều người chỉ nói như một cái máy phát thanh chứ không làm chủ được lời nói. Như vậy, hơi đâu ta chấp những lời nói ấy cho mệt người.
Tỉnh tâm, vững chí, bản lĩnh thì những dư luận phán xét của thiên hạ không ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của ta được.
Gần đây, có một câu ca dao do một vị lãnh đạo lớn hay nói, được nhiều người nhắc đến:
"Chân mình còn lấm bê bê
Mà cầm bó đuốc đi rê chân người"
Đương nhiên nếu chúng ta không muốn bị người khác phán xét, chỉ trích tùy tiện thì hãy tập chánh niệm, ngưng phán xét chê bai người khác.
Cuộc sống của con người sẽ càng tốt đẹp hơn khi xã hội càng ít người có thói quen phán xét tùy tiện.
Hãy tập thiền, định tâm, học kinh, biết làm chủ và chuyển hóa cảm xúc thì sẽ vượt qua những dư luận phán xét một cách bình an.
Không phán xét
Không võ đoán
Phản quang tự kỷ
Nhìn thông nghĩ thoáng
Tâm an ổn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bảy ý nghĩa ngày Phật thành đạo
Kiến thức 12:40 29/12/2024Sự kiện Phật Thành đạo có ý nghĩa lớn lao, là ngày trọng đại trong niềm hân hoan của Phật tử nói riêng và đạo Phật nói chung: Ngài chính thức Chuyển pháp luân bánh xe Chánh pháp, đem đạo từ bi, trí tuệ và giải thoát để dẫn dắt chúng sanh hướng về nẻo giác.
Mỗi ngày ăn cái gì?
Kiến thức 14:02 28/12/2024Ăn được cũng chưa phải là thực ăn, vì có ăn hay không ăn đều là vấn đề sanh diệt. Nếu không ăn mà ăn, ăn mà không ăn, đó là từ hữu vi đạt đến vô vi, từ có tướng đạt đến vô tướng, từ sanh diệt đạt đến không sanh diệt.
Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?
Kiến thức 09:00 25/12/2024Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.
Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú
Kiến thức 08:46 25/12/2024Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.
Xem thêm