Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 17/01/2019, 10:20 AM

Làm sao để loại bỏ sân hận?

Sân hận được định nghĩa là "sự nóng nảy, sự hãm hại, sự chống đối, sự hung dữ và sự không hoan hỷ của tâm". Đây là một trạng thái tình cảm thông thường của con người tùy theo mức độ nào đó khi phải đối diện với những hoàn cảnh không bằng lòng.

Audio

>Phật giáo thường thức

Bài liên quan

Có đôi khi, bản thân mình khởi tâm sân hận. Không phải là mình không muốn tha thứ cho người, mà là mình không có cách nào để thay đổi tật nóng giận đó. Tật sân hận giống như bụi dơ, việc sửa đổi giống như nước sạch. Nếu sân hận tích tụ lâu ngày thành khối thì phải dùng nước sạch tẩy rửa nhiều lần mới hết.”

Khi ta sân hận sẽ được biểu hiện rất rõ trên thân như một số nhà tâm lý học mô tả, nếu chúng ta sân hận thì cảm xúc đó không thể giấu nổi "sân hận được biểu hiện với cặp mắt đỏ ngầu, mặt mày dữ tợn, nghiến răng, bặm môi, siết tay, đấm ngực, đập phá, gây gỗ, đâm chém, giết chóc,…". Cũng có một số người biểu hiện sự giận dữ một cách thâm trầm bằng cách im lặng mặc dù đang sôi sục trong lòng.

Nhưng cả trong trường hợp đó, người sân hận cũng không hề thân thiện và dễ chịu chút nào và điều này ảnh hưởng không ít đến quan hệ của người đó đối với người xung quanh.

Mặc dù biết sân hận là một thứ cảm xúc rất tai hại, nhưng hầu như chúng ta ai ít nhiều đã có lúc nổi giận, thậm chí còn ưa thích với nó.

Sân hận tước mất đi niềm vui, hạnh phúc, sự bình yên và hoà hợp. Đôi khi do thiếu kiềm chế, sân hận có thể dẫn đến tội lỗi, khiến cho chúng ta phải ăn năn, hối tiếc, khiến lòng tự trọng của chúng ta bị tổn thương, và tệ hơn, là chúng ta đã nêu một tấm gương xấu cho con cái hay đệ tử của mình. Nổi giận thường xuyên còn ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Những người hay nổi giận, nóng nảy và bạo động thường dễ bị huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,... Họ cũng có nguy cơ bị đau đầu, đau lưng, ung thư, và rối loạn tiêu hoá.

Vì vậy, chúng ta cần phải chiêm nghiệm để thấy hết những tai hại của sân hận, để nhận ra rằng sân hận chính là một sai lầm, một nguồn tai họa trong đời sống chúng ta. Đức Phật đã ví sân hận với một kẻ thù. Bất cứ những điều tai hại nào mà kẻ thù muốn đem đến cho chúng ta, sân hận có thể đem lại một cách rất là hữu hiệu.

Vậy thì làm thế nào để thoát khỏi sân hận, mời quý Phật tử nghe bài pháp âm có chủ đề “Giải thoát khỏi sân hận – Thấu hiểu và vượt qua sân hận để tìm thấy niềm vui” của tác giả Alubomulle Sumanasara, nhà xuất bản Kim Đồng. Người dịch: Kim Đồng. Người đọc: Kiều Oanh, Thùy Tiên.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Media 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Tôn tượng Di Lặc lớn hàng đầu thế giới trên núi Bà Đen được tạo tác như nào?

Media 16:14 15/04/2024

Tạo tác từ 6,688 viên đá sa thạch theo một cách thức gợi liên tưởng đến bí quyết người Ai Cập cổ tạo nên Kim Tự Tháp, tôn tượng Di Lặc Bồ Tát được đánh giá là một kỳ tích trên nóc nhà Nam bộ.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Media 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Media 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xem thêm