Cách “thêm bớt” để đạo vợ chồng luôn hạnh phúc
Trong những điều kiện căn bản của hạnh phúc, thì quan hệ hôn nhân và những chuẩn mực ứng xử trong quan hệ hôn nhân, mà ở đây gọi là đạo nghĩa vợ chồng, chính là một trong những yếu tố nổi trội và quan trọng hơn cả.
Theo Kinh Phật, có hai thứ hạnh phúc: Hạnh phúc thế gian và hạnh phúc xuất thế gian. Đức Phật không hề chối bỏ hạnh phúc thế gian mà Ngài cho rằng việc mưu cầu và thụ hưởng hạnh phúc một cách chính đáng là lý tưởng sống của người cư sĩ. Nếu bạn đang có được một gia đình thuận thảo, thương yêu, với điều kiện sống tương đối đầy đủ, với các mối quan hệ khả ái, biết hướng thượng, vươn lên… thì đó chính là mơ ước của bất cứ một con người bình thường nào, hãy trân trọng nó bởi theo Đức Phật thì đó chính là hạnh phúc.
Cái kết tốt đẹp cho hôn nhân phải là hoa trái hạnh phúc. Muốn giữ gìn hạnh phúc, thì quan hệ hôn nhân phải thật ổn định và vững bền. Đức Phật có dạy rằng, để bền vững trong hôn nhân, thì ít nhất phải có một sự tương đồng về nhiều mặt giữa hai đối tượng, cũng như việc thực hiện cho được chu toàn vai trò và trách nhiệm của mỗi bên.
Thêm chút quan tâm, bớt sự vô tâm
Quan tâm thuộc về thiện chí, là một tâm lý thiện theo tâm lý học của Phật giáo. Quan tâm cho nhau chính là cách để thiết lập hạnh phúc và duy trì hạnh phúc đang có. Khi bạn thiết lập sự quan tâm thì cũng là lúc thái độ bàng quan sẽ giảm đi và hạnh phúc bắt đầu tăng trưởng. Vậy chúng ta cần quan tâm cái gì? Sức khỏe của người mình thương, công việc mà người đó đang gánh vác, những khó khăn mà người đó đang chịu đựng, và cả những thách đố mà người đó cần phải vượt qua.
Hạnh phúc của mình do chính mình nắm giữ
Các đức lang quân hãy nhớ rằng các anh cũng phải quan tâm đến vợ mình, cùng chia sẻ những vất vả nhọc nhằn trong cuộc sống. Cũng có rất nhiều người chồng vô tư quá, về đến nhà bỏ cặp xuống, cất áo rồi nằm trên võng đong đưa hay ngả lăn trên chiếc đi-văng xem ti vi, họ không hề nghĩ đến việc gia đình, họ cho đó là phận sự của người vợ. Việc giặt giũ, cơm nước, con cái, bếp núc, chuyện bên vợ bên chồng thậm chí cả tương quan xã hội cứ ỷ lại hoàn toàn vào vợ.
Nếu những lúc thành công thì không khen vợ câu nào, nhưng nếu xảy ra chuyện thì “con hư tại mẹ”, “cháu hư tại bà”. Sức chịu đựng của chị em phụ nữ có giới hạn, có thể rất dai dẳng nhưng khi không chịu nổi nữa sẽ bùng nổ với sức công phá khó lường mà ngay tới cả các anh cũng không thể nào tưởng tượng nổi.
Thêm lòng độ lượng, bớt sự trách móc
Độ lượng là tâm hạnh Bồ tát khi thấy rõ các giới hạn của chúng sinh. Người vợ có cơ hội thấy rõ hơn những sở đoản của chồng và ngược lại chồng cũng thấy những điểm tích cực lẫn tiêu cực ở người vợ. Khi tạo những lỗi lầm nho nhỏ, thậm chí nghiêm trọng, nếu người đó biết hồi đầu thì chúng ta phải ứng xử với tính cách một vị Bồ tát để bỏ qua.
Thêm lòng giúp đỡ, bớt thói sai khiến
Dường như một thói quen phong tục một số ông chồng vẫn giữ tính gia trưởng, ra lệnh, yêu cầu, bắt buộc vợ phải làm theo ý mình, không làm theo thì tức giận và nói những lời nặng nề. Hoặc cũng có rất nhiều bà vợ bản tính ẻo lả và điệu đà luôn sai khiến chồng đến chóng mặt để thiên hạ nghĩ rằng chồng là người sợ vợ.
Phật đã dạy phải biết ơn và đền ơn. Chẳng hạn người chồng nằm bệnh viện, vợ lo toan tất cả mọi thứ ở nhà, và tương quan xã hội rồi lại vào bệnh viện chăm sóc chồng. Tiếp nhận điều đó người chồng phải biết ơn. Mở lời cám ơn không khó, vấn đề ở chỗ chúng ta có để ý nó hay không. Sau khi hồi phục sức khỏe phải tìm cách phụng sự cho vợ để đền đáp những gì trong thời gian nằm bệnh, mình đã không làm được. Đó là mối tương quan rất hay mà người thực tập vô ngã thực hành tốt. Thái độ kể công chỉ gây mệt mỏi nhức đầu cho người được phụng sự. Người nam khi tự ái sẽ tỏ vẻ bất cần dẫn đến những căng thẳng trong đời sống vợ chồng.
Thêm quà tình cảm, bớt sự thờ ơ
Rất nhiều cặp vợ chồng cảm thấy hụt hẫng vì một trong hai người đã bỏ quên thói quen quan tâm đến người còn lại bằng quà. Trong khi trước đó chỉ vài tháng hoặc vài năm khi tình yêu còn đeo đuổi như ong bướm thì họ thường xuyên làm công việc này và cảm thấy rất hạnh phúc.
Mối quan hoài trong hôn nhân có ý nghĩa nuôi dưỡng tình yêu rất lớn. Đến ngày sinh nhật, nếu người vợ được nhận những đóa hoa hồng tươi đẹp và đặc biệt là món quà gợi nhắc lại kỷ niệm thời gian còn yêu nhau thì người vợ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn bao giờ hết. Phụ nữ có thói quen để ý xem chồng mình có nhớ những ngày kỷ niệm hạnh phúc của mình không. Người chồng nào không nhớ ngày sinh của vợ thì làm sao vợ có thể cảm nhận tình cảm thực sự từ chồng. Quà thường rất đơn giản như hoa tươi, thiệp chúc mừng hay những món nữ trang giản dị.
Thêm lời ái ngữ, bớt giận hờn oán
Hãy xem những chuyện không vui của vợ chồng như gió thoảng mây bay. Chỉ cần cơn gió thoảng qua, mây sẽ bay không giữ lại, không ngăn cản mặt trời soi rọi vạn vật ở thế gian. Cũng vậy, xua tan mối hờn giận, oán trách thì mối quan hệ hôn nhân sẽ trở nên trong lành và tươi đẹp. Nói cách khác trong hôn nhân, cần phải sử dụng ngôn ngữ trái tim nhiều hơn ngôn ngữ lý trí. Tranh luận ăn thua đủ bằng ngôn ngữ lý trí với nhau sẽ không bao giờ được hạnh phúc dù thương vợ rất nhiều. Chúng ta phải biết dùng ngôn ngữ thương yêu và cảm thông. Tìm điểm tích cực nhất để làm cho sóng lặng gió yên. Tìm những ngôn ngữ khôi hài nhất để những căng thẳng bị phá vỡ.
Thêm lo cho người, bớt tính cho mình
Quan tâm đến tha nhân là một ưu điểm của hạnh Bồ tát. Mỗi lần chăm sóc một người nào đó, chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn vì mình đã thực hiện được nghĩa cử cao thượng. Trong quan hệ vợ chồng, vợ thực tập hạnh Bồ tát, chồng cũng thực tập hạnh Bồ tát thì gia đình đó đảm bảo hạnh phúc nhất trên đời này. Mỗi khi chăm sóc cho người kia, đừng có nhu cầu buộc người kia phải chăm sóc lại. Như vậy là ta đang mặc cả trong các dịch vụ chăm sóc. Đón nhận sự chăm sóc thì đạo Phật dạy chúng ta phải biết ơn và đền ơn. Đừng tạo ra bất kỳ áp lực nào bắt buộc người kia phải đáp lại tương tự. Có như vậy, sự chăm sóc mới trở thành tinh thần vô ngã trong phụng sự.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Phật pháp và cuộc sống 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Phật pháp và cuộc sống 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Ra đi để biết nẻo về
Phật pháp và cuộc sống 13:50 01/11/2024Có một cô bé vì làm quấy nên bị mẹ quở mắng, cô cãi lại mẹ rồi tức giận bỏ nhà ra đi. Cô đi lang thang từ sáng đến tối mà chẳng biết về đâu, bụng đói meo vì không có gì bỏ vào cả, trong túi của cô cũng chẳng có tiền.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Phật pháp và cuộc sống 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Xem thêm