Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 16/05/2020, 09:13 AM

Làm sao để trở thành Bồ tát? (P2)

Yêu một người chính là cơ hội tuyệt vời để bạn yêu thương nhiều người hơn nữa. Điều đó nuôi dưỡng tâm hồn bạn, tâm hồn người khác. Cuối cùng tình yêu của bạn sẽ không còn giới hạn. Đó là tình yêu của Phật, của Bồ tát.

Thâm ý qua hình tượng chư Phật, Bồ tát

HT. Thích Nhất Hạnh mô tả cách biến đổi tình yêu cá nhân trở thành tình yêu cho tất cả chúng sinh.

Câu hỏi: Hơn bất cứ điều gì khác, chúng ta ai cũng muốn yêu và được yêu. Vậy tại sao chúng ta lại gặp muôn vàn đau khổ và gian nan trong tình yêu?

HT. Thích Nhất Hạnh: Tình yêu là khả năng chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng. Nếu bạn không có khả năng tạo ra loại năng lượng đó cho chính mình, thì rất khó để yêu và chăm sóc người khác. Trong giáo lý Phật giáo, rõ ràng rằng yêu bản thân là nền tảng cho tình yêu đối với tha nhân. Yêu thương chính là tu học thực hành.

Vậy tại sao có khi chúng ta không biết yêu chính mình?

Có thể chúng ta có thói quen tìm kiếm hạnh phúc ở một nơi nào đó xa xôi hơn là ngay trước mắt, ở đây và bây giờ. Nếu không rèn luyện, chúng ta sẽ không thể nhận ra rằng hạnh phúc là có thật, ở đây và bây giờ, rằng chúng ta có đủ mọi điều kiện để được hạnh phúc ngay lập tức. Để rồi sau đó, bạn trở về nhà với niềm hạnh phúc trong hiện tại ấy, chăm sóc bản thân, khám phá ra những điều kỳ diệu vốn có sẵn trong cuộc sống. Đó chính là tình yêu. Tình yêu là tử tế với chính mình, từ bi với chính mình, tạo ra niềm vui và nhìn mọi người bằng con mắt bình đẳng, không phân biệt đối xử.

Khi bạn tiến bộ trên con đường tu học và nhận ra vô ngã, hạnh phúc sẽ đến với bạn ngày càng nhiều hơn. Khi người ta yêu nhau, sự phân biệt, giới hạn, biên giới giữa hai người bắt đầu tan biến và họ trở thành một với người họ yêu. Nơi đó không còn ghen tuông hay tức giận nữa. Nếu họ giận người khác, tức họ đang giận chính mình. Đó là lý do tại sao vô ngã không phải là một lý thuyết, một học thuyết hay một ý thức hệ, mà là một nhận thức giúp mang lại hạnh phúc lớn lao cho con người.

Mẹ tôi và câu niệm “Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát”

Trong giáo lý Phật giáo, rõ ràng rằng yêu bản thân là nền tảng cho tình yêu đối với tha nhân. Yêu thương chính là tu học thực hành.

Trong giáo lý Phật giáo, rõ ràng rằng yêu bản thân là nền tảng cho tình yêu đối với tha nhân. Yêu thương chính là tu học thực hành.

Hỏi: Thầy đã viết về một người phụ nữ mà thầy yêu sâu đậm từ lâu. Ngay lúc này đây, thầy có hối hận khi không ở bên cô ấy không?

Tình yêu đó chưa bao giờ mất mà vẫn đang tiếp tục phát triển. Khi yêu một người với tình yêu đích thực, đó sẽ là cơ hội rất tuyệt vời để bạn yêu tất cả mọi người. Trong cái nhìn sâu sắc của vô ngã, bạn thấy rằng đối tượng tình yêu của bạn luôn ở đó và tình yêu tiếp tục phát triển. Không có gì để mất và bạn không tiếc nuối bất cứ điều gì. Nếu bạn có tình yêu đích thực trong tâm hồn thì bạn và tình yêu đích thực của bạn sẽ đi cùng một hướng. Mỗi ngày bạn đều có thể tận hưởng hạnh phúc, ngày càng nhiều hơn.

Vì vậy, yêu một người chính là cơ hội tuyệt vời để bạn yêu thương nhiều người hơn nữa. Điều đó nuôi dưỡng tâm hồn bạn, tâm hồn người khác. Cuối cùng tình yêu của bạn sẽ không còn giới hạn. Đó là tình yêu của Phật.

Lòng từ bi đích thực

Để lòng từ bi thực sự có tác dụng, Ngài Ogyen Trinley Dorje, người đứng đầu dòng Karmapa thứ 17 của Phật Giáo Tây Tạng cho rằng đó phải là một lòng từ bi không thụ động hay dửng dưng trước nỗi đau của thế giới.

Lòng từ bi của chúng ta phải đủ lớn để có thể chứa đựng không chỉ là cá nhân chúng ta hay những người gần gũi mà là tất cả chúng sinh. Tất cả chúng sinh đều muốn được hạnh phúc và thoát khỏi đau khổ, nhưng hầu hết chúng sinh đều bị đau khổ và không hạnh phúc. Chúng ta mong muốn xóa đi những đau thương của bản thân và tận hưởng hạnh phúc. Thông qua thiền định, chúng ta khởi phát lòng từ bi nhận thấy rằng tất cả chúng sinh khác cũng mong muốn được như vậy.

Khi tu học thực hành, chúng ta cần thiền định để có lòng từ bi càng sâu rộng càng tốt. Chúng ta cần phải suy ngẫm về sự đau khổ tột cùng của chúng sinh trong cả sáu cõi luân hồi. Suy nghĩ về mối liên hệ của chúng ta với những chúng sinh này và nuôi dưỡng lòng từ bi thực sự chứ không chỉ là từ bi trong suy nghĩ hay trên giấy trước nỗi đau của chúng sinh.

Tâm từ vĩ đại này vô cùng quan trọng. Không có tâm từ, chúng ta có thể có cảm giác từ bi trong suy nghĩ, nhưng điều này sẽ không tạo ra được sức mạnh của tình yêu thương. Với lòng từ bi vĩ đại, khi chứng kiến nỗi khổ của chúng sinh, ngay lập tức ta tìm mọi cách giải thoát cho họ mà không do dự hay ngại ngần trước những khó khăn. Người có tâm từ sẽ nhanh chóng, không chút đắn đo khi hành động vì lợi ích của chúng sinh.

Để làm cho tâm từ trở nên mạnh mẽ, chúng ta cần có quyết tâm và một con đường. Chúng ta đã có lòng từ bi, trí tuệ và nhiều phẩm chất đạo đức khác, nhưng những phiền não lại thường tỏ ra mạnh mẽ hơn; như thể phiền não đã khóa chặt tất cả mọi phẩm chất tốt đẹp của chúng ta trong một cái hộp. Đến một ngày, khi chúng ta mở chiếc hộp đó, những phẩm chất này sẽ hiển lộ. Chúng ta không cần phải đi tìm lòng trắc ẩn của chính mình. Chúng ta sẽ nhận ra rằng tâm từ cùng với nhiều phẩm chất tuyệt vời khác luôn có sẵn trong tâm trí của chúng ta một cách tự nhiên.

Cảm niệm Bồ tát Thích Quảng Đức

Tình yêu là khả năng chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng. Nếu bạn không có khả năng tạo ra loại năng lượng đó cho chính mình, thì rất khó để yêu và chăm sóc người khác.

Tình yêu là khả năng chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng. Nếu bạn không có khả năng tạo ra loại năng lượng đó cho chính mình, thì rất khó để yêu và chăm sóc người khác.

Hướng tới nền văn hóa yêu thương

Sức mạnh của tình yêu có thể phá vỡ những lề thói hay hiện trạng không tốt.

Để làm việc vì hòa bình và công lý, chúng ta bắt đầu với việc thực hành tình yêu cá nhân, bởi vì đây là nơi chúng ta có thể trải nghiệm trực tiếp sức mạnh biến đổi của tình yêu. Những vấn đề về ngược đãi hay lạm dụng mà ta gặp phải trong thời thơ ấu có thể giúp chúng ta nuôi dưỡng một tình yêu lớn trong lòng. Lạm dụng hay ngược đãi luôn đến từ sự thiếu yêu thương. Nếu một người lớn lên và trưởng thành mà không biết yêu, không có lòng yêu thương thì làm sao họ có thể tạo ra các phong trào xã hội để chấm dứt sự lấn lướt, bóc lột và áp bức?

Để bắt đầu thực hành tình yêu, chúng ta phải sống chậm lại và tĩnh lặng để cảm nhận giây phút hiện tại. Nếu chúng ta chấp nhận rằng tình yêu là sự kết hợp giữa chăm sóc, cam kết, thấu hiểu, trách nhiệm, tôn trọng và tin tưởng, thì những hiểu biết này sẽ dẫn đường cho chúng ta. Chúng ta có thể sử dụng những phương tiện khéo léo này như tấm bản đồ, như chiếc la bàn trong cuộc sống hàng ngày để xác định đâu là hành động đúng đắn.

Theo Sharon Salzberg, khi chúng ta nuôi dưỡng tình yêu trong tâm trí và thực hành những điều tốt đẹp, điều đó có nghĩa rằng bạn đã hồi phục lại sức mạnh ấm áp của tình yêu, một tiềm năng trong tâm, và sử dụng các phương pháp thực hành tâm linh để thân chứng trong từng khoảnh khắc về điều ấy.

Được biến đổi bằng cách thực hành tình yêu, như thể bạn được tái sinh để trải nghiệm sự đổi mới tâm linh. Có một vấn nạn là một mặt con người khao khát sự đổi mới nhờ tình yêu thương; mặt khác họ sợ rằng cuộc sống sẽ bị thay đổi hoàn toàn nếu chọn tình yêu. Nỗi sợ đó sẽ khiến chúng ta tê liệt và vướng vào vũng lầy đau khổ.

Khi chúng ta cam kết yêu thương từng giây từng phút trong cuộc đời thì những định kiến và lối mòn trong ta bị phá vỡ. Khi ấy chúng ta không còn chơi theo các quy tắc an toàn đang hiện hữu. Tình yêu mở ra một chân trời mới và cho chúng ta một cái nhìn mới. Chúng ta cần phải làm việc để chấm dứt nỗi sợ hãi này. Nếu chúng ta khao khát tìm thấy hạnh phúc về mặt tinh thần trong khi thực hành tình yêu thương, chúng ta cần phải có quyết tâm cao độ và chấp nhận thử thách trong cuộc sống hàng ngày.

Người khác cần biết những điều mà chúng ta có thể làm và thay đổi khi yêu. Chỉ khi nào ta dùng tình yêu để biến đổi mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn, chúng ta mới có thể thuyết phục mọi người tin tưởng rằng tình yêu và lòng từ bi có thể cứu vãn cuộc đời mỗi người và cả thế giới.

> Xem thêm video Tự tại trước khen chê:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm