Sám hối tội lỗi đưa người đi phá thai
Hỏi: Gần hai chục năm về trước, tôi từng đưa một cô gái đi phá thai. Tôi không xúi bảo họ việc này, chỉ giúp thôi nhưng giờ nghĩ lại tôi thấy mình quá tàn nhẫn. Tôi phải làm thế nào để vơi đi tội lỗi này và an lòng sống hết quãng đời còn lại?
Hỏi:
Gần hai chục năm về trước, tôi từng đưa một cô gái đi phá thai. Tôi và mẹ cô ấy là chỗ quen biết, họ muốn phá thai vì không thể làm gì khác. Thời đó, con gái chưa chồng mà chửa thì bản thân và gia đình không còn mặt mũi nào để nhìn đời nữa. Rồi họ đến nhờ tôi, thấy họ khóc lóc thảm thương quá nên tôi đã nhận lời đưa cô ấy đi phá thai.
Tôi không xúi bảo họ việc này, chỉ giúp thôi nhưng giờ nghĩ lại tôi thấy mình quá tàn nhẫn. Xin quý Báo giải thích xem tội của tôi có nặng không, tôi phải làm thế nào để vơi đi tội lỗi này và an lòng sống hết quãng đời còn lại.
Đáp:
Ai cũng biết phá thai là việc tội lỗi. Tuy vậy, theo như bạn trình bày, tội lỗi ấy chủ yếu thuộc về chính bản thân cô gái ấy. Bạn vì thương cảm với hoàn cảnh bi đát của họ mà giúp đưa đến bệnh viện mà thôi. Nếu lúc ấy bạn không giúp thì chắc chắn họ cũng sẽ tự làm lấy.
Xét về nguyên lý tạo nghiệp giết hại thì trong trường hợp này bạn không tạo nghiệp. Chính cô gái đang mang thai quyết định bỏ thai, mẹ của cô gái cũng đồng thuận với việc ấy, nhân viên y tế nạo phá thai mới là người trực tiếp tạo nghiệp ác. Bạn tuy không có ý ác, miệng cũng không xúi bảo họ làm ác nhưng vì có tham gia nên chỉ có cộng nghiệp (nghiệp chung) liên quan đến đến việc phá thai ấy mà thôi.
Như vậy, bạn tuy có cộng nghiệp mà không nghiêm trọng lắm, không vì việc ấy mà chịu đọa lạc. Biết rõ như thế rồi bạn nên nhẹ lòng vì phước đức của mình vẫn còn, tạo tội không lớn, có thể sám hối khiến cho tội lỗi tiêu trừ, thân tâm trở nên thanh tịnh.
Việc bạn “nghĩ lại thấy mình quá tàn nhẫn” là điều nên có. Vì nếu như hiện tại, ắt hẳn bạn sẽ có cách giải quyết hợp lý hơn, bớt tạo ác nghiệp hơn.
Bạn chỉ cần thành tâm ăn năn, sám hối tội lỗi, nguyện không tái phạm. Cụ thể là phát nguyện lễ sám chư Phật theo các nghi thức Hồng danh bửu sám, Thủy sám, Lương hoàng sám. Phát tâm làm các việc thiện lành trong khả năng để vun bồi phước đức. Chỉ cần làm như vậy thì tội lỗi của bạn được tiêu trừ.
Theo Báo Giác Ngộ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao “không cần tha thứ cũng tha thứ”?
Hỏi - Đáp 14:35 15/11/2024Có câu hỏi của một thiền sinh, làm sao để buông xuống, tha thứ cho người đã gây ra lỗi lầm, khổ đau cho mình?
Từ trong nội tâm phát nguyện làm một người tốt mới là chân sám hối
Hỏi - Đáp 15:05 14/11/2024Cách sám hối như thế nào vậy? Trước đây, đối với vấn đề này tôi đã từng thỉnh giáo qua với đại sư Chương Gia là phải lạy mấy bộ kinh sám hối phải không? Hay cầu xin Phật Bồ-tát tha thứ? Đại sư Chương Gia lắc đầu, nói: “Không phải như vậy!”.
Vì sao khi phá thai, trách nhiệm nhân quả của người mẹ nặng hơn?
Hỏi - Đáp 09:00 13/11/2024Hỏi: Xin hỏi về tội phá thai, vì sao tất cả tội lỗi đều đổ lên thân của người mẹ? Lẽ nào người làm cha không chịu chút nhân quả nào?
Người trẻ phải sống bằng trí tuệ trong tình yêu và hôn nhân
Hỏi - Đáp 14:50 12/11/2024Hỏi: Con và chồng con kết hôn với nhau, cuộc sống lúc đầu rất hạnh phúc. Nhưng sau anh ấy lại ăn chơi sa đọa, đi bồ bịch ở bên ngoài. Làm sao con có thể đối diện với con người bạc tình bạc nghĩa như vậy?
Xem thêm