Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 15/04/2022, 09:20 AM

Làng tỷ phú nhờ 'bàn tay Phật'

Nhờ có quả Phật thủ mà Đắc Sở đã có hàng chục tỷ phú và rất nhiều triệu phú. Họ là những triệu phú nông dân, sung túc hơn, giàu có hơn từ chính mảnh ruộng quê mình.

Nhà nhà ăn “lộc Phật”

Bây giờ đến Đắc Sở người ta không còn thấy cảnh đầu làng cuối ngõ rơm rạ vần vũ, quanh năm tất bật với hạt thóc, bắp ngô. Cái đập vào mắt bây giờ là vườn cây xanh mướt mát, lấp ló những trái quả màu vàng chanh hình “bàn tay Phật”. Quả Phật thủ đã giúp họ đổi đời. Người Đắc Sở tận dụng từng mét đất để trồng cây Phật thủ. Có hộ nông dân thu nhập tiền tỷ hằng năm. Việc người nông dân thu nhập “khủng” cứ như thể chuyện đùa nhưng lại là thực tế.

Đắc Sở có quỹ đất không nhiều, mỗi nhân khẩu chỉ được chia chưa đầy 300m2 đất trồng màu nên người dân Đắc Sở đi thuê cả đất các xã lân cận chỉ để trồng cây Phật thủ. Quả Phật thủ giống như bàn tay Phật. Có lẽ vì quan niệm là quả của Phật nên loại trái cây này đang mang phúc lành đến cho người dân nơi đây. Mặc dù thu hoạch và bán rải rác vào các dịp rằm, mồng một hàng tháng, nhưng “mùa gặt hái” của người trồng Phật thủ tập trung vào dịp cuối năm để phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán. Đắc Sở có hàng trăm người buôn bán Phật thủ, họ chia địa bàn, chuyển quả đi khắp cả nước.

Anh Nguyễn Bá Đông, với vườn cây Phật thủ nhà mình

Anh Nguyễn Bá Đông, với vườn cây Phật thủ nhà mình

Anh Nguyễn Bá Đông, một người trồng Phật thủ ở Đắc Sở cho biết, không chỉ riêng dịp Tết mà thời điểm nào quả Phật thủ cũng đắt như tôm tươi. Những trái Phật thủ đẹp thì giá lên đến vài triệu đồng. Những trái nặng cỡ 1,5kg giá bán khoảng 250.000 đồng. Trái “hạng hai” nặng tầm 1kg giá cũng là 150.000 - 200.000 đồng. Trái “hạng ba” nặng 700-800g giá cũng khoảng 100.000 đồng. Dưới nữa là hàng tầm thường đổ cho cánh hàng rong.

Tết năm vừa qua, kỷ lục về giá của một quả Phật thủ Đắc Sở thuộc về nhà vườn Thủy Nghĩa, bán tại vườn giá 5 triệu đồng, sang tay qua lái buôn bán cho một đại gia, đã được “rinh” với giá tới 8 triệu đồng/trái.

Đến nay, đã có hơn 500 hộ trong tổng số 900 hộ toàn xã trồng Phật thủ trên diện tích hơn 75ha. Hộ trồng ít nhất cũng 1 sào, hộ nhiều nhất tới 5 mẫu. Cả xã hiện có hàng chục hộ gia đình thu nhập 300 – 400 triệu đồng từ Phật thủ, hơn 10 hộ có thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm.

Quả Phật thủ đã giúp nhiều gia đình ở Đắc Sở có cuộc sống khá giả. Có hộ đã xây nhà cao tầng, mua ôtô, tiện nghi sinh hoạt hiện đại… dẫu trước đó, họ đều là nông dân quanh năm chân lấm tay bùn. “Quả Phật thủ đã làm cho nông dân chúng tôi đổi đời đến mức không thể tin được”, anh Nguyễn Bá Đông cho biết.

Làng có hàng chục tỷ phú

Người dân Đắc Sở tin rằng chính đức Phật đã đem “trái tâm linh” đến giúp người dân nơi đây làm giàu. Điều đặc biệt hơn, chỉ có người Đắc Sở chuyên trồng giống cây này. Người đầu tiên nhân giống cây Phật thủ thành công ở Đắc Sở chính là ông Nguyễn Văn Thiết ở xóm 4, thôn Đông Hạ. Vài năm sau, hàng chục hộ dân ở Đắc Sở đã đưa cây Phật thủ ra trồng trên những đồng bãi trước đây trồng rau màu.

Vườn quả “tâm linh” nhà anh Nguyễn Đức.

Vườn quả “tâm linh” nhà anh Nguyễn Đức.

Mới theo nghề nhưng vườn Phật thủ của anh Nguyễn Đức đã nức tiếng khắp vùng bởi cách chăm sóc đặc biệt để có được những quả Phật thủ vừa to, vừa đẹp. Thậm chí gia đình anh còn lập trang web để giới thiệu sản phẩm. “Tiêu chuẩn của người dùng là cứ quả Phật thủ nào nhiều ngón, thuôn, đều thì được giá”, anh Đức giới thiệu. Trong vườn nhà anh, loại quả được chào bán với giá trên 1,5 triệu đồng không thể đếm hết được. Bãi trồng Phật thủ của gia đình anh Đức cách xa nhà chừng 2km. Diện tích đất nhà mình không đủ, gia đình anh còn thuê đất của người xã bên cạnh để trồng. Bình quân mỗi năm, với 1 hecta Phật thủ, anh Đức thu được 700 triệu đến 1 tỷ đồng. Trừ tất cả chi phí thuê đất, phân bón, làm giàn, thuốc trừ sâu, nhân công… anh còn lãi hơn nửa tỷ đồng.

Quả Phật thủ đã đi khắp đất nước. “Cái gì khó bán chứ quả Phật thủ ra đến đâu có người mua đến đấy, mà mỗi năm một giá, năm 2009 chỉ 80.000 đồng/quả đếm chung cho cả vườn, năm 2010 giá đã là 150.000 đồng, còn Tết năm trước giá lên đến 200.000 đồng/quả. Năm nay thời tiết rét,Phật thủ khó chăm sóc hơn, giá có phần cao hơn”, chị Thúy, một người buôn Phật thủ cho biết. Quả Phật thủ được giá, như giải thích của chị Thúy có lẽ vì: “Phật thủ để được khoảng 8 tháng, từ khi màu vỏ còn xanh chuyển sang vàng, rồi từ quả chín vàng đến khi khô mà không hề bị thối, lại có mùi thơm rất dễ chịu. Nhiều nhà bày Phật thủ lên ban thờ quanh năm để mùi thơm ngát của quả quyện với mùi hương trầm. Khi quả khô, người ta đem ngâm với rượu hoặc mật ong để chữa cảm hàn, đau bụng, lại có người xẻ từng miếng bỏ vào chậu nước gội đầu cho thơm, mượt tóc. Người ta còn xuất khẩu cả quả Phật thủ khô nữa đấy”.

Nhờ có quả Phật thủ mà Đắc Sở đã có hàng chục tỷ phú và rất nhiều triệu phú. Họ là những triệu phú nông dân, sung túc hơn, giàu có hơn từ chính mảnh ruộng quê mình.

Bài thuốc quý

Quả Phật thủ chia thành nhiều nhánh, được nhiều người coi như bàn tay của Phật che chở an lành. Quả này được người dân ưa chuộng vì nó rất thơm và để được lâu. Với những quả Phật thủ có cuống dài, cắm cuống quả vào nước, có quả ra rễ có thể giữ được 5-6 tháng. Quả Phật thủ thái thành từng lát mỏng để ngâm rượu hoặc ngâm vào mật ong làm thuốc chữa bệnh, nhất là chữa ho cho trẻ em. Đây là bài thuốc dân gian được nhiều người sử dụng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mùa Phật đản, núi Bà Đen thành miền đất hành hương tại Nam bộ

Trong nước 08:07 08/05/2024

Tháng 5, núi Bà Đen, Tây Ninh trở thành miền đất hành hương được nhiều Phật tử và du khách tại Nam bộ tìm đến bởi những trải nghiệm thiêng liêng trong mùa Phật đản cùng thế giới Phật giáo lần đầu tiên có tại Việt Nam.

Hà Nội: Lễ tưởng niệm húy nhật lần thứ 23 cố Trưởng lão HT.Kim Cương Tử

Trong nước 10:39 07/05/2024

Sáng ngày 07 tháng 05 năm 2024 (nhằm ngày 29 tháng 03 năm Giáp Thìn), tại chùa Trấn Quốc, TƯ GHPG Việt Nam và môn nhân đệ tử trọng thể tổ chức Đại lễ tưởng niệm tuần lâm húy Nhật lần thứ 23 cố Trưởng lão HT.Thích Kim Cương Tử.

Đà Nẵng: Ban Hướng dẫn Phật tử tổ chức Ngày hội hiến máu năm 2024

Trong nước 10:35 06/05/2024

Sáng 5-5, tại chùa Pháp Lâm (P.Nam Dương, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), Ban Hướng dẫn Phật tử GHPGVN TP.Đà Nẵng cùng Đội tình nguyện viên máu sống Gia đình Phật tử Đà Nẵng phối hợp với Hội Chữ thập đỏ TP, khoa Huyết học truyền máu - Bệnh viện Đà Nẵng tổ chức Ngày hội hiến máu năm 2024.

Hội Từ thiện chùa Tường Nguyên tặng 1.800 bình nước lọc đến người dân H.Gò Công Đông

Trong nước 08:55 30/04/2024

Ngày 29-4, Hội từ thiện chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức chương trình "Giọt nước nghĩa tình 2024" chia sẻ bình đựng nước loại lớn và nước sạch cùng viên sủi Berocca, rau củ cho bà con trong mùa thiên tai hạn hán.

Xem thêm