Lành dữ nghiệp báo: Vợ chồng bất hiếu bị đá đè chết
Nghê Cữu là người quận Thanh Điền, tỉnh Chiết Giang. Tuy xuất thân từ một gia đình nghèo khổ, nhưng nhờ buôn bán gặp thời vận và nhờ biết tằn tiện, nên chẳng bao lâu đã trở nên một người giàu có. Ông mồ côi cha từ nhỏ. Mẹ phải đảm đương nếp sống gia đình thật chật vật, khó khăn.
Bà đã từng làm thuê ở mướn cho một gia đình giàu có, và phải ngậm đắng nuốt cay nuôi dưỡng ông trưởng thành nên người. Đáng lẽ Nghê Cữu hiện tại cuộc sống được đầy đủ, phải biết hiếu dưỡng mẹ già tóc đã hoa râm, để báo đáp ân đức cao dày như trời cao đất rộng của mẹ hiền mới phải.
Nhưng Nghê Cữu, sau khi cưới cô vợ trẻ đẹp về, nàng coi mẹ chồng không ra gì. Nàng cho rằng bà là người xuất thân từ hạng nô bộc (làm công, tôi tớ bị người sai xử) rất là bần tiện.
Quả báo của những người con bất hiếu
Nghê Cữu nghe những lời nhỏ to xúc xiểm của vợ, bèn đem bà cụ cho ở sau chái nhà, xem mẹ như cái đinh nhọn trong con mắt mình. Hai người cả chồng lẫn vợ đều nghĩ rằng, bà cụ vốn là người nô bộc hèn hạ nên chỉ định bà phải làm những việc của kẻ hầu người hạ.
Tất cả mọi việc trong nhà như quét tước, nấu nướng, lau chùi, dọn dẹp v.v… nói chung mọi việc từ lớn tới nhỏ thảy đều giao phó cho một mình bà lão tóc đã bạc hoa râm đảm trách. Còn vợ chồng Nghê Cữu phè phỡn ngồi không hưởng lạc.
Một hôm, nhà sửa soạn mở tiệc đãi khách, từ sáng sớm, vợ chồng Nghê Cữu thức giấc đang còn nằm trên giường. Nghê Cữu từ trên giường gắt gỏng lớn tiếng, vừa gọi vừa quát mẹ ở phòng kế bên:
– Dậy đi, nhanh thức dậy! Hôm nay nhà có tiệc, sao bà chưa chịu dậy!
Tội nghiệp bà cụ, đang còn trong cơn ngủ say, nghe con gọi bảo thức dậy, bà chợt tỉnh trong cơn mơ mơ màng màng, hất tung mền ngồi dậy đi xuống bếp nấu thức ăn.
Sáng hôm đó trời âm u, giông bão nổi lên, tiếp theo là cơn mưa như thác đổ. Những tảng đá lớn trên núi gần đó bị mưa to gió lớn trốc rơi bay xuống trúng nhằm ngay phòng ngủ nhà Nghê Cữu. Lập tức, nóc nhà bị ngã sập xuống, và tảng đá to lớn đó đã đè chết vợ chồng Nghê Cữu.
Mẹ Nghê Cữu vì đang nấu ăn phía sau nhà bếp nên được may mắn thoát chết. Người lối xóm nghe tin dữ này đều nhận xét: đó là quả báo bất hiếu của vợ chồng Nghê Cữu. Đủ chứng minh nhân nào quả nấy.
Trích: "Lành Dữ Nghiệp Báo".
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết
Tư liệu 09:02 17/11/2024Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.
Phật pháp trường tồn dưới nhãn quan của bậc minh quân
Tư liệu 15:27 15/11/2024Trong bài kệ “Bát Nhã” vua Lý Thái Tông đã khẳng định, để có được trí tuệ thì bản thân mỗi người phải tự thân tu luyện chứ không phải nhờ cầu viện kiến thức bên ngoài. Trong đạo Phật, để đạt tới cảnh giới giác ngộ thì cũng không có con đường nào khác ngoài chính bản thân phải tu tập.
Thiền sư Vạn Hạnh: Như sương trên cỏ, thịnh suy tĩnh lòng
Tư liệu 11:13 15/11/2024Thiền sư Vạn Hạnh là người rất chăm chỉ đèn sách, “học hỏi không biết mệt” (TUTA). Sau khi Thiền Ông tịch diệt, ông đã chuyên tâm tu về các loại thiền, đặc biệt là tập kinh Tổng trì tam ma địa, lấy đó làm sự nghiệp.
Cuộc đời vô thường, bướm hoa chỉ là huyền ảo
Tư liệu 09:46 14/11/2024Sự sống và cái chết, sinh lão bệnh tử là sự tuần hoàn không thể thay đổi được của quy luật tự nhiên, là lẽ thường ai cũng phải trải qua. Quan niệm cuộc đời là huyễn ảo một lần nữa được đề cập tới trong bài kệ “Thị tật” - “Dạy khi có bệnh” của Thiền sư Giác Hải khi răn dạy đệ tử.
Xem thêm