Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Lão nông kỳ lạ ở xứ Chắc Cà Đao: Ăn chay, nghe kinh, đem hết tiền bạc cứu mạng trâu bò

Bỏ hết công việc đồng áng bên mấy chục công ruộng, ông Tám Pho ăn chay, nghe kinh Phật rồi đem hết số tiền dành dụm lân la khắp nơi để cứu mạng... trâu bò sắp bị vào lò mổ. Ông là lão nông chân chất miền Tây có cuộc đời kỳ lạ như một 'quái nhân'.

Chú bò hơn 40 năm tuổi như biết lạy ơn cứu mạng và chăm sóc nghĩa tình của ông Tám Pho - Ảnh: CHÍ HẠNH

Chú bò hơn 40 năm tuổi như biết lạy ơn cứu mạng và chăm sóc nghĩa tình của ông Tám Pho - Ảnh: CHÍ HẠNH

Ở xứ Chắc Cà Đao (ấp Hòa Thạnh, xã Hòa Bình Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang), người dân thường gọi lão nông Trần Văn Pho (62 tuổi) là "quái nhân" Tám Pho.

Bởi mấy chục năm nay ông làm chuyện mà chưa ai từng nghĩ tới: chuyên đi cứu mạng trâu bò sắp bị mổ. Và Tám Pho là dân cố cựu trong vùng, mấy đời sinh sống bằng nghề nông, nên bộ dạng ông khá rắn chắc, nước da đen mun.

"Dần dà tui có cảm tình sâu nặng với trâu bò, thương chúng như con mình. Con bò có cặp sừng dài, cong quắp, ốm o đang gặm cỏ ngoài bờ kênh là cặp bò đầu tiên tui mua từ lò mổ về để kéo xe đi hái thuốc... Giờ chỉ còn lại một mình nó, con kia chết tui chôn ở vạt ruộng. Giờ nó hơn 40 tuổi rồi, thương lắm.

Ông Tám Pho

Thương trâu bò nghĩa tình với người

Là "đại gia" đất ruộng, nên thời trẻ Tám Pho còn đầu tư làm thêm nghề chạy máy tuốt lúa, mua rơm rạ bán kiếm lời.

Thời gian rảnh, ông còn làm thêm nghề cắt thuốc nam. Do không biết chạy xe, thời trước phương tiện cũng ít, nên Tám Pho thường dùng trâu bò kéo xe đi tìm thuốc. Gần tám năm hành nghề cắt thuốc, ông cũng xót lòng cho những con vật khi phải nài lưng phụ giúp con người.

"Dần dà tui có cảm tình sâu nặng với trâu bò, thương chúng như con mình. Con bò có cặp sừng dài, cong quắp, ốm o đang gặm cỏ ngoài bờ kênh là cặp bò đầu tiên tui mua từ lò mổ về để kéo xe đi hái thuốc. Đứt ba cây mấy vàng.

Lúc còn trẻ, cặp bò này to khỏe và chiến lắm. Giờ chỉ còn lại một mình nó, con kia chết tui chôn ở vạt ruộng. Giờ nó hơn 40 tuổi rồi, thương lắm" - ông Tám Pho nói, rồi chỉ tay về hướng con bò già ốm yếu đang gặm cỏ ở mé kênh.

Cách đây hơn 30 năm, thời điểm đang còn sung sức, ăn nên làm ra, lúa đổ đầy bồ, nhưng bỗng chốc Tám Pho có suy nghĩ rất kỳ quặc. Đó là gom góp hết tài sản làm ra để đi cứu giúp trâu bò.

Ông trầm tư: "Cuộc đời cũng chỉ là cõi tạm, tiền tài danh vọng rồi về sau cũng tan theo mây khói. Nên tui chọn ăn chay trường, không sát sinh để tâm hồn được thư thả. Từ dạo đó, tui bắt đầu đón xe đò lân la đến các lò mổ ở Long Xuyên, Núi Sập, Tịnh Biên... để cứu trâu bò thoát cửa tử.

Thiệt tình là tui không có khả năng mua hết trâu bò ở lò mổ, vào đó thấy con nào có duyên là tui cứu. Có bao nhiêu tiền tui mua bấy nhiêu, hết tiền thì dẫn trâu bò về trại.

Về sau, người ta đồn nên bà con nhiều người biết tới, hễ nhà nào có trâu bò muốn bán đều tìm đến tui. Họ nói tui bắt không, không thì họ bán vào lò mổ".

Những chú trâu được ông cứu từ lò mổ mang về nuôi

Những chú trâu được ông cứu từ lò mổ mang về nuôi

Trâu bò chết đem chôn như con người

Ông Châu Thênh (ngụ xóm Cải Chiên, xã Mỹ Khánh, TP Long Xuyên, An Giang), người từng đồng hành cùng Tám Pho đi đây đó thu mua rơm rạ, cũng lắc đầu khó hiểu.

Ông Thênh nói: "Ổng thương trâu bò dữ lắm, thà thiếu nợ tiền công vác rơm của tụi tui nhưng trâu bò ổng chưa bao giờ bỏ đói. Con nào ổng khoái là ổng cứu ra khỏi lò mổ đem về nuôi. Mấy chục năm nay ổng chưa bán con nào. Chết thì ông chôn cất đàng hoàng như người".

Thời gian ngót nghét đã hơn 30 năm, ông Tám Pho vẫn duy trì thói quen đi cứu trâu bò ở các lò mổ. Từ một cặp bò ban đầu, giờ trang trại nằm giữa ruộng của ông đã sở hữu tới 24 con. Trong đó có 17 con bò và 5 trâu; 2 con đã chết, con lớn nhất hơn 40 tuổi, nhỏ nhất hơn 1 năm. Thành viên mới nhất gia nhập trại của ông Tám Pho chừng 3 tháng nay.

Trâu bò chết, ông mang ra mé ruộng sau trang trại để chôn. Mộ của chúng được tạc hình trên bia đá, trồng hoa, đặt bia, ghi tên, ngày tháng năm chúng qua đời chẳng khác gì nghĩa tử nghĩa tận giữa con người với con người.

"Con trâu chết cách đây 2 năm, con này tui mua ở lò mổ. Đem về nó cứ bỏ ăn, kêu la như đang nhớ mẹ, nước mắt cứ chảy ròng ròng. Có thể nó đã bị lò chích điện rồi mà tui không biết. Tầm nửa tháng thì nó tử vong. Còn con bò chết hôm 18-11-2023 do tuổi già.

Thời xưa ở vùng quê này làm gì có phương tiện hay máy móc, trâu bò nó giúp mình. Chúng giúp mình làm đủ thứ chuyện, cày bừa để mình có gạo ăn, chúng kéo xe giúp mình. Thậm chí, tui nói bọn chúng cũng nghe và hiểu ý.

Cứu mạng chúng coi như tui trả nợ, đền ơn cho chúng. Ban đầu, thấy tui đi mua bò từ lò mổ về, chòm xóm ai cũng quở tui khùng. Nhưng may là vợ, con cái đứa nào cũng ủng hộ", Tám Pho tâm sự.

Hiện 40 công ruộng ông giao hết cho con trai đầu làm lúa. Nhưng ông chừa lại 7 công để dựng trại, làm chuồng cho trâu bò ở thoải mái.

Ông cũng dành ra 5 công đất để trồng cỏ, để có cái cho trâu bò ăn ghém với rơm rạ mỗi ngày. Để xoay xở chi phí tăng đàn, nuôi "bầy con cưng", hễ cứ tới mùa gặt là Tám Pho lại trích ra một ít tiền tiết kiệm, thuê người đi mua rơm.

Ông tính mang về bán lại cho dân làm nghề nấm để kiếm lời. Mấy năm trước, cứ mỗi năm là Tám Pho kiếm được từ 60 - 70 triệu đồng tiền lời từ bán rơm.

Trâu bò chết được ông Tám Pho chôn cất, lập mộ bia và trồng hoa như mộ người

Trâu bò chết được ông Tám Pho chôn cất, lập mộ bia và trồng hoa như mộ người

Nhưng ít năm gần đây, nghề nấm dần hẩm hiu, người mua rơm cũng thưa thớt. Trại rơm rạ của ông ngày một cao hơn, làm ăn bí thế, số tiền nợ mua rơm cũng ngày một tăng.

Dù có khó khăn đến mấy, Tám Pho vẫn chưa bao giờ mang suy nghĩ bán đi bớt một con trâu hay bò nào để lấy tiền xoay xở. Vì theo ông, khi bán đi chúng có thể sẽ lại bị đưa về lò mổ, tội lắm. Thay vào đó, cứ đến mùa bán lúa, ông lại về nhà xin tiền vợ con.

Bà Phạm Mỹ Hạnh, chủ lò mổ trâu, bò, dê ở Núi Sập (huyện Thoại Sơn, An Giang), nói: "Chú Tám là người quen mặt ở lò này, ổng cướp tài của tui mấy con bò rồi. Lâu lâu ổng mà vô đây là tui phải nhường bò lại cho ổng. Thấy ổng thương trâu bò quá nên mình cũng đành nhường. Dân làm rơm rạ ở Núi Sập ai cũng rành ổng".

Còn theo bà Phạm Hải Yến, chủ lò mổ ở TP Long Xuyên, ông Tám Pho đã từng đích thân đến lò mua hai con bò tơ trước giờ chúng bị lên bàn mổ.

"Lúc đầu, tôi kêu chú sao không kiếm ai có bò mà mua. Nhưng ổng nói tui vô đây là để cứu mạng những con sắp bị giết, chứ không mua bò nhà", bà Yến kể.

Ông Dương Hoàng Nam - trưởng Ban công tác mặt trận ấp Hòa Thạnh - cho biết ông Tám Pho là một nông dân thực thụ ở địa phương, một lão nông tri điền.

Nhưng mấy chục năm nay, ông có thói quen rất kỳ lạ, đó là chuyên đi cứu trâu bò từ lò mổ về nuôi. Lúc đầu chỉ vài con, về sau lên tới mấy chục con. Ông cũng là người ăn chay trường, có thú vui là yêu động vật và chưa bán con vật nào mà mình từng cứu.

Theo Tuổi Trẻ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời

Phật pháp và cuộc sống 13:30 03/11/2024

Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Phật pháp và cuộc sống 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Phật pháp và cuộc sống 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Ra đi để biết nẻo về

Phật pháp và cuộc sống 13:50 01/11/2024

Có một cô bé vì làm quấy nên bị mẹ quở mắng, cô cãi lại mẹ rồi tức giận bỏ nhà ra đi. Cô đi lang thang từ sáng đến tối mà chẳng biết về đâu, bụng đói meo vì không có gì bỏ vào cả, trong túi của cô cũng chẳng có tiền.

Xem thêm