Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Lễ Chung thất cố Hòa thượng Thích Toàn Đức tại Lâm Đồng

Sáng ngày 28/12/2018 (nhằm ngày 22/11 năm Mậu Tuất) nhiều Tăng Ni, Phật tử đã tham dự lễ chung thất cố HT.Thích Toàn Đức – UV.HĐTS, UV. Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương GHPGVN, Trưởng BTS Phật giáo tỉnh Lâm Đồng, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học tỉnh Lâm Đồng, Trụ trì chùa Linh Thắng huyện Di Linh.

Tới quang lâm, tham dự, có HT. Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch HĐTS GHPGVN; HT. Thích Giác Ngộ – Thành viên HĐCM TƯ; HT. Thích Thiện Pháp – Phó chủ tịch Thường trực HĐTS, Trưởng ban Tăng sự TƯ. GHPGVN; HT. Thích Quảng Xã – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Kon Tum; HT. Thích Tấn Đạt – UV. Thư ký HĐTS, Phó Văn phòng TƯ. GHPGVN; cùng chư Tôn đức thường trực HĐCM, HĐTS, chư Tôn đức Ban Trị sự Phật giáo một số tỉnh thành bạn đã quang lâm tại chùa Linh Thắng( H. Di Linh), chứng minh, tham dự lễ chung thất cố HT.Thích Toàn Đức – UV.HĐTS, UV. Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương GHPGVN, Trưởng BTS Phật giáo tỉnh Lâm Đồng, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học tỉnh Lâm Đồng, Trụ trì chùa Linh Thắng huyện Di Linh.

Tại buổi lễ TT.  Thích Thanh Tân – UV. HĐTS, Phó trưởng Ban Thường trực BTS GHPGVN  tỉnh Lâm Đồng đã cung tuyên tiểu sử cố Hòa thượng Thích Toàn Đức.

Theo đó, Hòa Thượng Pháp danh Nguyên Thọ, tự Toàn Đức, hiệu Tự Tại. Nối dòng Thiền Lâm Tế, Liễu Quán, đời 44. Thế danh Hoàng Dương. Ngài sinh năm 1940 tại làng Trà Trì, huyện Hải lăng, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình nhiều đời sùng tín Tam Bảo.  Ngài là người con trai thứ hai trong gia đình có chín anh chị em. Năm 11 tuổi, được sự cho phép của song thân, Ngài theo Hòa thượng Thích Chánh Lạc vào Huế làm đệ tử với Hòa thượng Thích Diệu Hoằng, trú trì Chùa Diệu Đế, thành phố Huế.  Hơn một năm sau Hòa thượng Bổn sư ban cho Pháp danh là Nguyên Thọ  –  cho đi học trường Bồ Đề Thành Nội – Huế, tiếp tới là trường Bồ Đề Hàm Long, Chùa Báo Quốc - Huế, nơi dạy cả nội điển lẫn nội điển.

Năm 1957, Ngài thọ giới Sa Di  Phương trượng, được Bổn Sư ban cho pháp tự là Toàn Đức. Năm 1963, trong phong trào đấu tranh bảo vệ Đạo pháp, sau đó, Ngài vào Sài gòn, ở tại Chùa Hải Quang . Năm 1966, Ngài tham gia giảng dạy tại trường Bồ Đề Đà Nẵng, một năm sau, Ngài Tham gia công tác Giám thị cho trường Bồ Đề Dục Mỹ, Chùa Mỹ Sơn, tỉnh Khánh Hòa. Năm 1968, Ngài thọ cụ túc giới tại Đại giới đàn Chùa Hải Đức, Phật Học Viện Trung phần và  được Bổn sư ban cho Pháp hiệu là Tự Tại. Cuối năm 1968, Ngài được đồng bào Phật Tử Di Linh cung thỉnh làm Trú trì chùa Linh Thắng vào ngày Phật thành đạo 08/12/Kỷ Dậu (1969). Tại đây, bước đầu Ngài cũng cố tổ chức Gia Đình Phật tử, thành lập Ban Hộ tự và Ban nghi lễ, Ban từ thiện xã hội để thể chế hóa tổ chức. Năm 1971 Ngài đã vận động thành lập một Ký Nhi Viện Kiều Đàm để nuôi dạy các em ở tuổi mẫu giáo. Năm 1975 đất nước thống nhất, Ngài đã tham gia công việc sản xuất, là một nông dân thực thụ, gương mẫu. Năm 1982, Đại hội đầu tiên của Giáo Hội Phật Giáo tỉnh Lâm Đồng, Ngài  được bầu làm Phó Ban đại diện Huyện hội Phật Giáo Di Linh.

Từ 1986 đến 2016 Ngài đảm nhiệm chức vụ Chánh Ban Đại Diện Huyện hội Phật Giáo Di Linh. Năm 1992 tại Đại hội Phật Giáo Việt Nam lần thứ III, Ngài được tấn phong lên giáo phẩm Thượng Tọa.  Năm 1994 Ngài cùng với Phật tử Đại Trùng tu chùa Linh Thắn và đã tổ chức lễ lạc thành rất long trọng năm Đinh Hợi (2007). Năm 1994 Ngài đã vận động Phật tử mua đất và xây dựng  ngôi Chùa lấy tên là Phổ Độ, xã Liên Đầm, Huyện Di Linh. Năm 1997 tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Lâm Đồng lần thứ IV, Ngài được bầu làm Phó Trưởng Ban trị sự Phật Giáo Tỉnh kiêm Chánh đại diện Huyện hội Phật Giáo Di Linh.  Tiếp nối ngọn đèn thắp sáng tâm linh tại huyện nhà, Ngài đã ra sức vận động xây dựng Chùa Linh Hòa (xã Hòa Ninh), Chùa Linh Phúc (xã Hòa Bắc), Chùa Linh Bảo (xã Hòa Nam), Chùa Linh Trung ( xã Hòa Trung) , Chùa Linh Nghĩa (xã Tân Nghĩa).  

Năm 2007 tại Đại hội Phật Giáo Việt Nam lần thứ VI tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, Ngài được tấn phong hàng giáo phẩm Hòa Thượng. Năm 2014, Hòa Thượng Thích Pháp Chiếu, Trưởng ban Trị sự GHPHVN tỉnh Lâm Đồng viên tịch, Ngài được cử làm Quyền trưởng Ban Trị sự, sau đó là Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời làm Hiệu trưởng trường TCPH Lâm Đồng. Năm 2017 Đại hội Đại biểu Phật Giáo tỉnh Lâm Đồng lần thứ 9,  mặc dù tuổi cao, sức yếu, Ngài được HĐTS GHPGVN giới thiệu và được Đại biểu suy cử tiếp tục giữ chức Trưởng Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng khóa IX (2017-2022).

Thực hiện tinh thần Đạo pháp đồng hành cùng Dân tộc, Ngài đã tham gia vào tổ chức UBMTTQVN huyện Di Linh và tỉnh Lâm Đồng; là đại biểu Hội Đồng Nhân Dân các cấp và vinh dự được chủ tịch nước CHXHCNVN tặng bằng tuyên dương công trạng của Ngài. Bảy mươi năm sống trong cửa Thiền, gần sáu mươi năm làm Phật sự, tuy tuổi hạc gần tới buổi chu viên, Ngài vẫn thực hạnh nguyện tùy duyên, nhận lời chứng minh các Phật sự khắp nơi trong và ngoài nước.  Trung tuần tháng 9 năm Mậu Tuất (2018), Ban trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng long trọng tổ chức Đại giới đàn Đạo Quang đã cung thỉnh Ngài làm Hoà thượng ĐÀN ĐẦU kiêm trưởng ban tổ chức.

Ngày 8/11/2018. Nhận lời mời của Hoà thượng Thích Nguyên Hạnh, vị pháp hữu đồng hương, Trú trì  chùa Việt Nam ( TP  Houston, tiểu bang Texas – Hoa Kỳ),  Ngài đi hoằng pháp và thăm viếng pháp hữu, nhưng duyên trần đã hết, vào lúc 08 giờ 06 phút giờ địa phương, tức 20 giờ 06 phút Việt Nam ngày 10/11/2018  (nhằm ngày 4/10 Mậu Tuất), Ngài xã báo thân, thu thần thị tịch. Trụ thế: 79 năm - 51 Hạ lạp.     

           

Trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh,  chư Tôn đức Giáo phẩm đã dâng hương tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Toàn Đức, một bậc Tòng lâm Trưởng lão, Giáo hội Tăng già đã suốt đời phụng sự cống hiến cho đạo pháp và dân tộc.

Thay lời Trung ương Giáo hội, HT. Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã ôn lại cuộc đời và đạo hạnh của cố HT. Thích Toàn Đức. Ngài là tấm gương sáng về hạnh chân tu thực học, hết lòng dấn thân hành đạo : “Nơi nào Đạo pháp và chúng sanh cần thì Người đến,  chẳng kể gian lao, không từ khó nhọc”. Sự ra đi của Hòa thượng đã để lại niềm kính tiếc, đau thương vô hạn của môn đồ đệ tử, Giáo hội mất đi bậc chân tu thạc đức hết lòng phụng sự đạo pháp. Hôm nay, môn đồ đệ tử thiết lễ tưởng niệm cố Hòa thượng Tôn Sư, cũng có nghĩa là quý vị phải cố gắng tiếp tục những hạnh nguyện lợi tha, những việc làm thiết thực mà cố Hòa thượng còn đang dang dỡ, đó mới là cách báo ân cao đẹp nhất hướng đến Giác linh của Ngài…

Cũng nhân dịp này, môn đồ pháp quyến đã thiết lễ cúng dường Trai tăng, Kỳ siêu, Chẩn tế Âm linh Cô hồn; cầu nguyện quốc thái dân an, âm siêu dương thái, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc .

Bài liên quan

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp có nhân sự mới

Tin tức 15:49 22/11/2024

Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Tháp hôm 20/11 đã công bố quyết định bổ sung nhân sự Trường Trung cấp Phật học tỉnh này.

Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện

Tin tức 07:00 22/11/2024

Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.

Khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024 tại TP.HCM

Tin tức 22:17 21/11/2024

Sáng 21/11/, Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông thuộc Phật giáo TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Tin tức 15:30 21/11/2024

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.

Xem thêm