Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Lễ động thổ khai quật khảo cổ chùa Côn Sơn

Chùa Côn Sơn là một trong những trung tâm của thiền phái Trúc Lâm, nơi thờ ba vị tổ là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Chùa được xây dựng theo kiến trúc nội công ngoại quốc với đầy đủ các công trình kiến trúc

Sáng 11/12/2012,  thực hiện quyết định khai quật khảo cổ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, được sự đồng ý của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương, Ban quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tổ chức lễ động thổ khai quật khảo cổ tại chùa Côn Sơn để làm cơ sở cho việc lập dự án đầu tư, tôn tạo Tòa Cửu Phẩm Liên Hoa, nhà Tổ đường, Hậu cung chùa Côn Sơn.

                    
Các đồng chí lãnh đạo đại diện Viện khảo cổ học Việt Nam, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Phật giáo tỉnh động thổ khai quật khảo cổ chùa Côn Sơn

Dự lễ động thổ có đại diện Viện khảo cổ học Việt Nam; đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Phật giáo tỉnh cùng đại diện chính quyền địa phương.

Chùa Côn Sơn tên chữ là Côn Sơn Thiên Tư Phúc Tự, tục gọi là chùa Hun, khởi dựng vào cuối thế kỷ 13, được Đệ nhị tổ thiền phái Phật giáo Trúc Lâm - Pháp Loa tôn giả mở rộng năm 1329 và được trùng tu nhiều lần vào thế kỷ 17,18,19.

Trong lịch sử, chùa Côn Sơn là một trong những trung tâm của thiền phái Trúc Lâm, nơi thờ ba vị tổ là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Chùa được xây dựng theo kiến trúc nội công ngoại quốc với đầy đủ các công trình kiến trúc từ Hồ Bán nguyệt lên đỉnh núi Côn sơn với các công trình như: Tam quan ngoại, Tam quan nội, lầu chuông, gác trống, Thượng điện, Tổ đường, Hầu đường.v.v.trong đó tòa Cửu phẩm liên hoa do Quốc sư Huyền Quang xây dựng đầu thế kỷ 14 là công trình tôn giáo có giá trị đặc sắc.

Trải qua thời gian, nhiều công trình kiến trúc đã xuống cấp hoặc không còn tồn tại mà tiềm ẩn trong các tầng văn hóa của khu di tích. Việc khai quật khảo cổ tại chùa Côn Sơn có ý nghĩa quan trọng là cơ sở để trùng tu tôn tạo các công trình đã mất, để Côn Sơn Kiếp Bạc xứng đáng là khu di tích đặc biệt cấp quốc gia góp phần phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa xã hội tỉnh Hải Dương.


Tác giả: TT - BH

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Khẩn trương cho công tác kỷ niệm 20 năm thành lập GHPGVN tỉnh Quảng Ninh

Tin tức 16:04 26/04/2024

Hòa thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh chủ trì phiên họp toàn ban, hôm 25/4.

Đang diễn ra Đại giới đàn Đạt Thanh tại Đồng Nai

Tin tức 09:59 26/04/2024

Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai tổ chức Đại giới đàn Đạt Thanh, diễn ra từ ngày 25 đến 29/4 (17 đến 21/3/Giáp Thìn), với hơn 2.000 giới tử đăng ký thọ giới.

Đà Nẵng: Tuyên truyền về chủ trương công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Tin tức 16:15 25/04/2024

Ngày 25 tháng 4 năm 2024 ,Hội nghị tuyên truyền chủ trương, chính sách và thành quả công tác đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài của Đảng và Nhà nước Việt Nam do Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức tại Khách sạn Công đoàn Thanh Bình, số 2 Ông Ích Khiêm, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Công an TP.Đà Nẵng bắt kẻ mạo danh tu sĩ Phật giáo lừa đảo chiếm đoạt tiền từ thiện hàng tỷ đồng

Tin tức 08:16 25/04/2024

Công an Đà Nẵng vừa bắt nghi phạm thường xuyên kêu gọi quyên góp từ thiện qua việc đăng tải các hình ảnh thương tâm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản hàng ngàn người.

Xem thêm