Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 14/08/2019, 14:35 PM

Lễ hội Obon – Lễ Vu Lan của người Nhật Bản

Ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, đều có nét văn hóa truyền thống dân tộc. Tại Châu Á nói chung, tại Nhật Bản nói riêng. Nét văn hóa độc đáo đó luôn được lưu truyền từ đời này sang đời khác, trong đó, lễ hội Obon được coi là lễ hội được mong chờ nhất trong mùa thu của người Nhật Bản.

>>Tin tức Phật giáo mới nhất 

Đây là lễ hội mang nhiều ý nghĩa đối với người còn sống dành cho những người đã khuất. Chính vì thế, mà lễ hội này là lễ hội được người Nhật Bản mong chờ nhất. Lễ hội này mang ý nghĩa chào đón sự ghé thăm của những linh hồn tổ tiên đã khuất, thể hiện lòng biết ơn và cầu an cho các linh hồn.

Lễ hội này vẫn được các thế hệ sau của người Nhật Bản đón nhận. Họ mong chờ tới dịp lễ hội để gia đình sum họp và thể hiện tình yêu thương lẫn nhau đối với những người còn sống. Lễ hội này gần như là ngày tết của người Việt Nam.

Obon – Lễ Vu Lan của người Nhật Bản

Obon – Lễ Vu Lan của người Nhật Bản

Lễ hội Obon của người Nhật Bản có đến 3 mốc thời gian tổ chức tùy theo địa phương:

+ Bon tháng bảy (Shichigatsu Bon): 15 – 7 dương lịch

+ Bon cũ (Kyu Bon): 15 – 7 âm lịch

+ Bon tháng tám (Hatchigatsu Bon): 15 – 8 dương lịch

Trong đó, Hatchigatsu Bon là lễ hội lớn nhất được tổ chức tại Kyoto. Tại lễ hội này, đã thu hút lượng lớn người dân và khách du lịch tham gia. Trước ngày tổ chức lễ hội, Khoảng ngày 13, người dân ở đây sẽ treo những chiếc lồng đèn trước cửa nhà và cả những con đường dẫn vào nhà để dẫn lối cho các linh hồn đã khuất về thăm nhà cũ.

Trong ngày diễn ra lễ hội chính (tức là ngày 15), người dân sẽ thực hiện các hoạt động giống như tục Tảo Mộ của người Việt Nam như: Thăm viếng mộ, tu sửa lăng mộ, lau chùi, dọn vệ sinh và cúng. Với mục đích, để mời người thân quá cố quay về thăm nhà. Mâm cỗ cúng bao gồm các loại bánh đặc trưng và trái cây được trình bày đẹp mắt, phẩm vật luôn được thay đổi theo từng ngày trong kỳ lễ để các linh hồn vui và thấy mình luôn được chào đón.

Với những du khách và sinh viên du học khi đến với Nhật Bản trong dịp lễ hội này, thì nhất định không thể bỏ lỡ cơ hội để thưởng thức, chiêm ngưỡng điệu múa Odori và chiêm ngưỡng Lễ Dâng Lửa. Đây là hai nét đặc sắc và rất riêng nhất trong lễ hội Obon tại Nhật Bản.

Vũ điệu Bon-Odori của người Nhật Bản.

Vũ điệu Bon-Odori của người Nhật Bản.

Lễ Obon thu hút rất nhiều du khách nước ngoài

Lễ Obon thu hút rất nhiều du khách nước ngoài

Điệu nhày Bon – Odori hiện nay đã phát triển thành nhiều phóng cách khác nhau và ngay cả nhạc nền cũng tùy theo từng vùng. Kiểu truyền thông điển hình là các cũ công nhảu múa vòng tròn quanh một giàn gỗ gọi là Ykura, cũng là sân khấu nơi ca sĩ và nhạc công trình diễn. Có kiểu nhảu khác, vũ công lại nhảy múa trên hàng thẳng. Có nơi vũ công cầm quạt màu khi nhảy múa và cũng có những vũ công múa với những chiếc khăn đầy màu sắc gọi là Tenugu. Mỗi kiểu múa đều xuất phát từ lịch sử và đặc trưng riêng của từng vùng.

Vũ công cầm quạt màu khi nhảy múa.

Vũ công cầm quạt màu khi nhảy múa.

Trong Lễ Dâng Lửa, 5 chữ Đại, Diệu, Pháp, Thuyền và chữ Đại nhỏ lần lượt được thắp sáng bằng lửa trên 5 ngọn núi xung quanh Kyoto, mỗi chữ sẽ phát sáng khoảng gần 30 phút. Điều kỳ diệu là: Tất cả các khối chữ này sẽ tạo nên một khung cảnh thiêng liêng, ấm áp và hùng vĩ. Người Nhật Bản tin rằng ánh sáng ấy sẽ dẫn lối cho các linh hồn quay về trời một cách thanh bình và an lạc.

Chữ Đại được thắp sáng bằng lửa trên ngọn núi và phát sáng khoảng gần 30 phút.

Chữ Đại được thắp sáng bằng lửa trên ngọn núi và phát sáng khoảng gần 30 phút.

Nghi thức Togo Nagashi Nhật Bản

Nghi thức Togo Nagashi Nhật Bản

Kết thúc lễ hội Obon, người Nhật Bản sẽ thả vô số những đèn hoa đăng trên mặt nước, còn gọi là nghi thức Togo Nagashi. Đây được thay cho lời chào tạm biệt để các linh hồn tổ tiên có thể trở về thế giới riêng của họ sau chuyến viếng thăm con cháu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm