Hành trình 40 năm tìm đạo gian khổ của vị ni sư nổi tiếng Nhật Bản
"Hoa trôi trên sóng nước" là câu chuyện về hành trình 40 năm tìm kiếm "con đường thoát khổ" của ni sư nổi tiếng Nhật Bản, đem lại những bài học quý giá về thái độ với Phật giáo và đức tin.
Qua sự phóng tác của dịch giả Nguyên Phong (GS. John Vũ), tự truyện Michicủa Thiền sư Satomi Myodo là câu chuyện sâu sắc và cảm động với những ai đang đi tìm chân lý cuộc đời.
Hoa trôi trên sóng nước là tác phẩm được phóng tác từ tự truyện Michi của Satmoni Myodo - một trong những ni sư lỗi lạc nhất của Thiền Tông Nhật Bản. Cuốn sách kể về hành trình đi tìm đạo, chân lý giải thoát những nỗi thống khổ của ni sư Satomi Myodo trong hơn 40 năm.
Câu chuyện của ni sư Satomi Myodo có hai điều đặc biệt. Thứ nhất đó là việc ni sư Satomi Myodo vốn xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo tại Hokkaido (Nhật Bản). Bà sinh ra trong thời đại mà việc tu học của phụ nữ không được khuyến khích và coi trọng. Tuy vậy, vượt qua hoàn cảnh, những định kiến, lề lối cũ, Satomi Myodo vẫn có được niềm tin mãnh liệt và quyết tâm tu đạo.
Ni sư Satomi Myodo sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo tại Hokkaido. Thuở ấu thơ, bà nhận thấy mình có nhiều đức tính không tốt như "độc đoán, ích kỷ và hay nóng giận". Tới khi trưởng thành gặp nhiều trắc trở gây ra dằn vặt đau khổ nảy sinh ước mong tu tập để "tìm kiếm con đường thoát khổ".
Thời kỳ đầu trước tìm đến với Thần đạo (một tôn giáo của Nhật Bản), ni sư Satomi gặp hết thầy này đến thầy kia, hết chùa này đến chùa kia để xin làm đệ tử, siêng năng rèn luyện những gì được chỉ dạy. Để được học, bà thậm chí còn chấp nhận làm đầy tớ trong nhà một lão sư.
Đã có lúc ni sư tưởng như đã tìm được đến đích. Sau nhiều năm kiên trì tu tập, bà phát hiện bản thân có khả năng "tiếp xúc được với vong linh thuộc thế giới siêu hình", trở thành một cô đồng (Miko) của Thần đạo. (Trong Thần đạo, cô đồng được xem là "công cụ trung gian giữa thần linh và con người", chư thần sẽ nhập vào họ, sử dụng xác thân của họ để tiếp xúc với thế giới loài người).
Nhưng dù trở thành một cô đồng nổi tiếng và đạt đến trình độ rất cao của Thần đạo, ni sư nhận ra việc làm cô đồng với sự "giải thoát", sự an nhiên thảnh thơi bà tìm kiếm ban đầu là hoàn toàn khác nhau, bà quyết định chấm dứt ngay việc hành nghề cô đồng, cắt đứt mối liên hệ với Thần đạo.
Ni sư tìm đến Phật giáo như một giải pháp cuối cùng. Bà ni sư kiên trì tham gia khoá tu thiền, gặp nhiều thầy ở các chùa khác nhau ở các thành phố khác nhau trên khắp Nhật Bản. Nhưng cũng chính vì "đi hết môn phái này đến môn phái khác, học hết lý thuyết này đến lý thuyết kia, theo hết thầy này đến thầy nọ" một cách lan man, "vô thức", nên mấy chục năm lang thang tìm đạo của ni sư vẫn không có nhiều tiến bộ.
Hành trình tìm đạo nhiều gian khổ và cố gắng nhưng chưa có nhiều kết quả khiến ni sư nhiều lúc rơi vào tuyệt vọng, thậm chí từng có ý định tự tử.
Mãi đến khi gặp giáo sư Shibata ở TP. Sapporo, ni sư mới được chỉ ra sai lầm của mình:
"Bà cảm thấy phải tu, phải đi theo con đường tâm linh, phải làm thế này hay thế khác không thực sự nắm vững mục đích con đường của mình nên cứ trôi dạt từ nơi này đến nơi khác, từ lý thuyết này đến lý thuyết khác, từ thầy này đến thầy nọ".
Hoá ra việc tìm đến với Phật giáo cũng là một quá trình học hỏi, cần có óc hoài nghi, sự phân tích, chứ không nên phụ thuộc vào bất cứ ai. Theo lời giáo sư Shibata, đó là "học trong tinh thần tự do tuyệt đối".
Giáo sư nhấn mạnh: "Sự tu hành mà thiếu yếu tố học hỏi này dễ đưa người ta đến sự cuồng tín, mù quáng, hẹp hòi, cố chấp và như thế là không đúng với giáo lý đề cao việc phát triển trí tuệ của Đức Phật".
Sau giáo sư Shibata, vị Thiền sư Yasutani - trụ trì chùa Taiheiji - là người thầy giúp ni sư Satomi có những tiến bộ rõ rệt trong đường tu hành. Nhất là ở việc chỉ ra những chướng ngại trong việc tu thiền của riêng ni sư Satomi, giúp bà ý thức rõ rệt về những sai lầm do sự tu tập phóng túng, tự do trước đây.
Dưới sự chỉ dẫn của vị này, ni sư đã kiến tánh, trở thành "một trong những thiền sư lỗi lạc nhất của Nhật Bản trong cuối thế kỷ 20". Nhưng quan trọng hết, bà đã đạt được mong muốn của mình, có được sự an lạc, thanh thản bản thân đã đi tìm trong suốt cuộc đời, như bà miêu tả:
"Con cảm thấy trong lòng bình an, thanh thản chứ không có gì khác lạ. Con cảm thấy như vừa nuốt trôi được cái gì đó vướng mắc trong cổ họng từ bấy lâu nay và từ đó mọi thứ trở nên thông suốt", "một sự an lạc thầm kín, nhẹ nhàng không thế diễn tả”.
"Hoa trôi trên sóng nước" là câu chuyện đời và cũng là chuyện tầm sư học đạo của ni sư Satomi Myodo. Thông qua hành trình cá nhân của ni sư, người đọc hiểu hơn về Phật giáo, về sự giải thoát, về chuyện tu hành. Nhiều quan điểm khác nhau về Phật giáo được đưa ra, giúp những ai quan tâm đến Phật học có thể soi rọi lại cách tiếp cận của mình với Phật giáo.
Bên cạnh đó, "Hoa trôi sóng nước" còn là một cuốn sách về sự học. Những bài học về tầm quan trọng của một người thầy giỏi, hay đơn giản là sự khẳng định rằng con đường học nào cũng "đòi hỏi một kỷ luật vô cùng khắt khe và một ý chí cương quyết mãnh liệt" trong cuốn sách là rất giá trị với những ai đang trên đường học và muốn hoàn thiện bản thân mình.
Cuốn sách Hoa trôi trên sóng nước là tác phẩm được dịch giả Nguyên Phong (GS. John Vũ) phóng tác từ chính cuốn tự truyện Michi kể về cuộc đời và hành trình tu học, giác ngộ của ni sư Satomi Myodo. Bằng một ngòi bút minh triết và lối kể chuyện tài tình, một lần nữa Nguyên Phong lại đem đến một bản phóng tác sâu sắc về tâm linh, tỉnh thức qua cuốn sách Hoa trôi trên sóng nước.
Ni sư Satomi Myodo (tục danh là Satomi Matsuno) sinh năm 1896, mất năm 1978. Bà được công nhận là một trong những ni sư lỗi lạc nhất của Thiền Tông Nhật Bản. Bà đã đào tạo nhiều thế hệ học trò và là người có ảnh hưởng đến giới tì kheo ni Nhật Bản đến tận ngày nay. Cuốn hồi ký Michi (Hoa trôi trên sóng nước) được đăng trên tạp chí Phật học Kyosho từ năm 1956. Nó đã được các độc giả, nhất là độc giả nữ, say mê theo dõi.
Dịch giả Nguyên Phong chính là GS. John Vũ. Giáo sư John Vũ là nhà khoa học nổi tiếng nước Mỹ. Ông từng là Viện trưởng Viện nghiên cứu phần mềm của Đại học Carnegie Mellon, nghiên cứu viên kĩ thuật và kĩ sư trưởng Công nghệ Thông tin tại Boeing. Dưới bút danh Nguyên Phong, GS. John Vũ đã dịch và phóng tác nhiều tác phẩm thành công về tâm linh, tỉnh thức và sức mạnh tinh thần như Ngọc sáng trong hoa sen, Bên rặng Tuyết Sơn, Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng, Trở về từ cõi sáng, Minh triết trong đời sống, Đường mây qua xứ Tuyết... và đặc biệt là cuốn sách Hành trình về phương Đông.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Con người và sự nghiệp giáo dục của Đức Phật
Sách Phật giáo 16:32 20/11/2024Phật pháp là những giáo lý cao cả mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã để lại cho chúng ta đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị và những bài học vô cùng sâu sắc cho nhân thế.
Vì sao nên đọc "Logic học Phật giáo"?
Sách Phật giáo 16:23 16/11/2024Đại đức Thích Vạn Lợi, đại diện Nhà sách Phật giáo Vĩnh Nghiêm - đơn vị liên kết NXB Dân trí ấn hành cuốn sách "Logic học Phật giáo" cho biết đây là một nội dung lớn trong hệ thống triết học Phật giáo.
Nhà sư Venerable Tenzin Priyadarshi Rinpoche ra mắt sách "Độc hành"
Sách Phật giáo 21:01 14/11/2024Nhà sư và học giả Phật giáo Venerable Tenzin Priyadarshi Rinpoche chia sẻ trong buổi ra mắt cuốn sách "Độc hành" và triển lãm cùng tên với các bức ảnh ông chụp, sáng 14/11 tại Hà Nội.
"Đường xưa mây trắng" giúp diễn viên Trương Ngọc Ánh tìm được bình yên
Sách Phật giáo 10:56 13/11/2024Trương Ngọc Ánh kể khi ly hôn, chị chơi vơi. Thông điệp cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của Thiền sư Nhất Hạnh giúp chị tìm được bình yên trong lòng.
Xem thêm