Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 13/11/2019, 16:38 PM

Lễ húy kị Quốc sư Nguyễn Minh Không tại chùa Bái Đính

Hơn 500 Phật tử đã cùng vân tập về chùa Bái Đính tham dự Lễ huý kị Quốc sư Nguyễn Minh Không trong sáng ngày 13/11, do Thường trực Ban trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức. 

>>Tin tức Phật giáo mới nhất 

Tranh cổ - chân dung Thiền sư Nguyễn Minh Không

Tranh cổ - chân dung Thiền sư Nguyễn Minh Không

Dưới sự điều hành của Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Thượng tọa Thích Thanh Kim và Thượng tọa Thích Minh Quang, các Phật tử tham dự đã cùng thực hiện các nghi thức: Lễ thỉnh Phật và Lễ cúng Tổ trong không khí trang nghiêm, thành kính.

Cung nghinh chư tôn đức tăng ni quang lâm buổi lễ

Cung nghinh chư tôn đức tăng ni quang lâm buổi lễ

Bức chân dung vị quốc sư Nguyễn Minh Không được vẽ với pháp tranh Mật tông Thangka với kỹ thuật thếp vàng lên lụa và dát ngọc cũng được chính thức trưng bày cho các Phật tử cùng chiêm ngưỡng. Trước đó ngày 6/9, hội thảo khoa học về Thiền sư Nguyễn Minh Không cũng đã diễn ra tại chùa Bái Đính. Nhận định về bức tranh cổ đặc biệt này, Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế (Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) cho rằng người xưa đã vẽ lên áo của vị quốc sư hình rồng năm móng để ngầm ám chỉ đây là vị quốc sư danh tiếng bậc nhất thời Lý, là người đã từng cứu sống vua Lý Thần Tông.

Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Thượng tọa Thích Thanh Kim và Thượng tọa Thích Minh Quang làm lễ thỉnh Phật

Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Thượng tọa Thích Thanh Kim và Thượng tọa Thích Minh Quang làm lễ thỉnh Phật

Thượng tọa Thích Minh Quang (Uỷ viên HĐTS, Phó Chánh Văn phòng T.Ư GHPGVN, Phó ban kiêm Chánh thư ký BTS GHPGVN tỉnh Ninh Bình, phó trụ trì chùa Bái Đính) đã có phần chia sẻ đánh giá vị trí, vai trò và những đóng góp của Thiền sư Nguyễn Minh Không về văn hóa, Phật học, y học, kinh tế... trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam.

Thượng tọa Thích Minh Quang chia sẻ về thân thế, sự nghiệp Quốc sư Nguyễn Minh Không

Thượng tọa Thích Minh Quang chia sẻ về thân thế, sự nghiệp Quốc sư Nguyễn Minh Không

Theo Thượng tọa, có 4 đặc điểm cơ bản tiêu biểu nhất để phác thảo lên chân dung về Thiền sư Nguyễn Minh Không - đó là một vị Thiền sư, Pháp sư, Dược sư, Quốc sư lỗi lạc. Ngài được nhân dân phong Thánh và tôn thờ khắp nơi với tên gọi gần gũi là Thánh Nguyễn. Các loại hình di tích thờ Thánh Nguyễn khá đa dạng gồm cả chùa, đình, đền và cụm đền chùa. Tại một số nơi có lễ hội gắn liền với Nguyễn Minh Không, tập trung nhiều tại các địa phương miền Bắc, tiêu biểu như chùa Viên Quang (Ninh Bình), chùa Keo (Thái Bình), chùa Cổ Lễ (Nam Định), chùa Ngũ Xã (Hà Nội), chùa Trông (Hải Dương), chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh).

Đông đảo Phật tử thành kính tham dự

Đông đảo Phật tử thành kính tham dự

Kết thúc bài chia sẻ của mình, Thượng tọa Minh Quang nhấn mạnh: “Thiền sư Nguyễn Minh Không là tấm gương sáng ngời về tinh thần nhập thế của Phật giáo thời Lý. Và qua ngài đã thể hiện rõ tinh thần hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam. Có lẽ ngài là vị thiền sư duy nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam được vua phong Quốc sư, dân phong Thánh, bởi ngài không chỉ chữa bệnh thân cho Lý Thần Tông, mà điều quan trọng hơn là ngài chữa bệnh tâm và thuyết giáo về triết lý nhân quả và vô thường cho vua. Đây chính là một bậc Y vương”.

Nghi thức Lễ cúng Tổ

Nghi thức Lễ cúng Tổ

Buổi lễ diễn ra tại chùa Bái Đính không chỉ là dịp nêu cao lòng biết ơn sâu sắc đối với quốc sư Nguyễn Minh Không, mà còn là cơ hội chia sẻ về những đạo hạnh tốt đẹp của người đi trước, từ đó nhắc nhở các chư tôn đức đời sau và quý vị Phật tử không ngừng trau dồi những kinh nghiệm tu tập, giữ vững đạo hạnh theo đức thầy Tổ và tinh thần chân chính của Đấng Từ phụ Như Lai.

Buổi lễ là dịp nêu cao lòng biết ơn sâu sắc và chia sẻ tới Phật tử gần xa về những đạo hạnh tốt đẹp của vị Quốc sư

Buổi lễ là dịp nêu cao lòng biết ơn sâu sắc và chia sẻ tới Phật tử gần xa về những đạo hạnh tốt đẹp của vị Quốc sư

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Khai mạc Hội thảo Khoa học nhân kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hoá

Tin Phật sự 15:57 30/10/2024

Sáng 30-10, tại Trung tâm Hội nghị Khách sạn Quốc tế Thiên Ý tỉnh Thanh Hóa, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức khai mạc “Hội thảo Phật giáo Thanh Hóa – 40 năm phát triển và trưởng thành” chào mừng Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa (01.11.1984 – 01.11. 2024).

Phân ban Ni giới T.Ư sẽ tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ hoằng pháp và hội thi diễn giảng

Tin Phật sự 20:00 29/10/2024

Phân ban Ni giới T.Ư sẽ tổ chức Khóa bồi dưỡng Kỹ năng nghiệp vụ Hoằng pháp và Hội thi diễn giảng cấp Trung ương dành cho chư Ni, tại chùa Vĩnh Nghiêm (Q.3, TP.HCM) vào tháng 11-2024.

Trưởng lão HT. Thích Thiện Nhơn tham dự Hội nghị Phật giáo vì hòa bình Quốc tế tại Pháp

Tin Phật sự 18:20 28/10/2024

Nhận lời mời của Hội Phật tử Thế giới WFB, Đức Phó pháp chủ Hội đồng Chứng minh (HĐCM), Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn, cùng phái đoàn Trung ương Giáo hội, ngày 28/10 đã chính thức đến Pháp để tham dự Hội nghị Phật giáo vì hòa bình Quốc tế.

Phái đoàn GHPGVN thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan

Tin Phật sự 12:30 26/10/2024

Chiều 25/10, phái đoàn Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) do Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, dẫn đầu đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan.

Xem thêm