Lễ khai mạc Hội nghị lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia
Sáng 25-12, Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia lần thứ hai khai mạc tại Học viện Phật giáo Việt Nam ở TP.HCM.
Sau 5 năm kể từ lần tổ chức đầu tiên, Hội nghị lãnh đạo Phật giáo 3 nước năm 2023 sẽ do Việt Nam đăng cai tổ chức. Trong 2 ngày 25.12 và 26.12, Hội nghị lãnh đạo Phật giáo Việt Nam, Lào, Campuchia lần 2 long trọng diễn ra tại 2 điểm TP.HCM và Đà Lạt với chủ đề “Quan điểm của Phật giáo về Quản lý môi trường: Nuôi dưỡng một thế giới bền vững”.
Quang lâm chứng minh và tham dự hội nghị có sự hiện diện của Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN; Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, đồng Phó Chủ tịch Thường trực GHPGVN; chư vị Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN; Hoà thượng Mahabounma Simmaphom, Chủ tịch Trung ương Liên minh Phật giáo Lào; Hoà thượng Buddhajayamuni Pandit Khim Son, Chủ tịch Ban Thư ký Hội đồng Tăng thống Phật giáo tối cao Vương quốc Campuchia, Tăng trưởng Phật giáo TP.Phnôm Pênh; cùng chư tôn đức lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tăng Ni sinh các khóa của Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM.
Về phía lãnh đạo chính quyền có ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Đỗ Văn Phới, Phó Trưởng ban Dân vận T.Ư; ông Hoàng Công Thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN; bà Trần Thị Minh Nga, Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; ông Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM; bà Min Chandynehth, Quốc Vụ khanh, Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Campuchia; ông Khanonglith Sisomboun, Ủy ban Thường vụ, Trưởng ban Tôn giáo Mặt trận Phát triển Quốc gia Lào; cùng lãnh đạo các cơ quan ban ngành, đoàn thể Việt Nam, Lào, Campuchia và Phật tử các giới đồng tham dự.
Hội nghị lãnh đạo Phật giáo Việt Nam, Lào và Campuchia năm 2023 có chủ đề “Quan điểm của Phật giáo về quản lý môi trường - Nuôi dưỡng một thế giới bền vững".
Theo đó, bốn phiên của hội nghị chia sẻ các nội dung chính: sự kết nối nhau và công bằng môi trường; đạo đức Phật giáo và cuộc sống bền vững; chánh niệm và đạo đức sinh thái; tiêu dùng có chánh niệm và môi trường; giáo dục và nhận thức về môi trường; trí tuệ và chủ nghĩa môi trường Phật giáo.
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Phó pháp chủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam - phát biểu khai mạc.
Hòa thượng nhấn mạnh Hội nghị lãnh đạo Phật giáo đánh dấu cam kết tăng cường quan hệ đối tác học thuật giữa các tổ chức Phật giáo ở Việt Nam, Lào và Campuchia.
Hội nghị còn kêu gọi hành động, hợp tác bền vững hướng tới bảo vệ môi trường, tăng cường trao đổi văn hóa giữa các nước.
“Hãy để tinh thần của Hội nghị lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia tiếp tục tồn tại trong hành động, thắp sáng con đường đến tương lai tươi sáng hơn cho dân tộc và sự phát triển tiếp tục nở rộ của Phật giáo ở sông MeKong” - Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chia sẻ.
Hòa thượng Mahabounma Simmaphom - chủ tịch Tổ chức Phật giáo Trung ương Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - phát biểu: “Trong văn hóa, giáo dục của nhân dân Lào, Phật giáo góp phần bảo vệ và xây dựng đất nước hòa bình, cường thịnh, phát triển và giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, văn hóa Phật giáo và góp phần vào sự phát triển của đất nước”.
Hòa thượng nhấn mạnh hội nghị này là mảnh đất gieo trồng những hạt giống hợp tác, đổi mới và chia sẻ.
Ông Vũ Chiến Thắng - thứ trưởng Bộ Nội vụ - ghi nhận và đánh giá cao chủ đề mà hội nghị lựa chọn để thảo luận.
“Chính phủ và nhân dân Việt Nam coi trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống với Lào và Campuchia.
Trong bối cảnh mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện ngày càng phát triển, mối quan hệ hợp tác, giao lưu tôn giáo giữa cộng đồng Phật giáo cũng không ngừng được vun đắp để phục vụ tích cực đời sống tôn giáo, đời sống xã hội của mỗi quốc gia.
Hội nghị hôm nay là một sự kiện quan trọng góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, giao lưu giữa Phật giáo ba nước, góp phần thắt chặt thêm tình đoàn kết, gắn bó hữu nghị giữa ba quốc gia” - ông Vũ Chiến Thắng phát biểu.
Hội nghị lãnh đạo Phật giáo Việt Nam, Lào, Campuchia lần thứ 2
Đánh dấu thời điểm quan trọng trong đối thoại Phật giáo Đông Nam Á, hội nghị lãnh đạo Phật giáo này tập trung truyền bá và đón nhận các giá trị phổ quát, nhằm hợp tác tìm giải pháp cho những thách thức cấp bách trong và ngoài khu vực, mở đường cho tương lai bền vững.
Cụ thể, vào ngày 25.12, tại Học viện Phật giáo Việt Nam (TP.HCM), hội nghị sẽ đi qua 2 phiên:
Phiên thứ 1: Tuyên đọc thông điệp chúc mừng
Phiên thứ 2: Quan điểm Phật giáo về bảo vệ môi trường
Tiếp theo đó, vào ngày 26.12 tại Samten Hills (Đà Lạt), đại biểu 3 nước sẽ cùng thảo luận 2 phiên:
Phiên thứ 3: Trí tuệ Phật giáo vì sự bền vững môi trường
Phiên thứ 4: Phật giáo đối với khủng hoảng môi trường: Quan điểm về tâm trí, đạo đức và phát triển bền vững
Trong 2 ngày diễn ra Hội nghị, đại biểu 3 nước sẽ tập trung thảo luận và làm rõ chủ đề chính thông qua 06 chủ đề phụ sau đây:
(i) Sự kết nối nhau và công bằng môi trường: Tìm hiểu sự tồn tại tương quan thông qua tính tương tức và tìm kiếm các giải pháp Phật giáo cho những bất công về môi trường.
(ii) Đạo đức Phật giáo và cuộc sống bền vững: Khám phá các nguyên tắc cốt lõi như bất hại và từ bi, hướng dẫn cuộc sống bền vững thông qua chánh niệm và lối sống đơn giản.
(iii) Chánh niệm và đạo đức sinh thái: Nuôi dưỡng nhận thức về sinh thái và truyền cảm hứng hành động thông qua thực hành chánh niệm và khái niệm tương tức.
(iv) Tiêu dùng có chánh niệm và môi trường: Phê phán chủ nghĩa tiêu dùng vì nó tác động tiêu cực đối với môi trường và thúc đẩy tiêu dùng có chánh niệm phù hợp với giá trị Phật giáo.
(v) Giáo dục và nhận thức về môi trường: Phát triển các nguồn tài liệu lấy cảm hứng từ Phật giáo cho nhiều đối tượng khác nhau, sử dụng cách kể chuyện và giảng dạy nhằm nâng cao nhận thức và khơi dậy hành động vì môi trường.
(vi) Trí tuệ và chủ nghĩa môi trường Phật giáo: Công nhận và tôn vinh các thực hành bền vững và thúc đẩy đối thoại đa văn hóa về các vấn đề môi trường.
Là năm đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức, Hội nghị lãnh đạo Phật giáo 2023 mang nhiều ý nghĩa với Phật giáo Việt Nam và hợp tác quốc tế nói chung. Bằng cách tập hợp cộng đồng Phật giáo, học giả, hành giả, Hội nghị lãnh đạo Phật giáo này tìm cách truyền cảm hứng cho hành động tập thể hướng tới tương lai công bằng và bền vững hơn cho tất cả chúng sinh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Lễ huý nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão HT. Thích Thanh Tứ
Tin Phật sự 08:30 03/12/2024Sáng ngày 02/12/2024 (nhằm ngày mùng 2 tháng 11 năm Giáp Thìn ), tại Tổ đình Nho Lâm (huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) đã trang nghiêm tổ chức lễ Húy nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN.
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
Tin Phật sự 06:45 03/12/2024Chiều ngày 2/12/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, đã thông báo việc chọn logo chính thức cho sự kiện quan trọng này.
Chùa Bửu Liên Quang trao 400 phần quà đến bà con nghèo H.Đức Trọng
Tin Phật sự 14:14 02/12/2024Sáng 1-12, đạo tràng Pháp Lâm do Đại đức Thích An Đạt, trụ trì chùa Bửu Liên Quang, H.Bến Lức (Long An), làm trưởng đoàn đã hướng dẫn Phật tử đến chùa Hội Phước (H.Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) tặng quà đến những hộ nghèo tại đây.
Chùa Tích Sơn trang nghiêm tổ chức lễ húy nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão HT. Thích Thanh Tứ
Tin Phật sự 17:18 01/12/2024Sáng ngày 30/11/2024 (nhằm ngày 30/10 Giáp Thìn ), tại chùa Tích Sơn (TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) đã long trọng tổ chức lễ Húy nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN.
Xem thêm