Thứ sáu, 05/07/2019, 10:43 AM

Lễ khai pháp khóa hạ an cư PL 2563 – DL 2019 tại Hà Tĩnh

Căn cứ luật Tỳ Ni luật tạng do đức Phật chế định, hằng năm Chư Tăng Ni phải an cư 3 tháng để thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới - Định - Tuệ, giữ gìn quy củ thiền môn, trang nghiêm Giáo hội, lợi lạc tự thân và nhân sinh xã hội.

Vừa qua, tại hạ trường Trung tâm Văn hóa Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh đã diễn ra lễ khai pháp khóa hạ an cư PL.2563. Quang lâm chứng minh tham dự có: Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – PCT HĐTS – Trưởng ban Hoằng pháp TƯ- Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hà Tĩnh – ngôi Đường chủ hạ trường; cùng Chư tôn đức Tăng, Ni hành giả an cư đến từ các chùa, tự viện huyện, thị trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Đại diện lãnh đạo chính quyền các cấp, các phòng ban liên quan, hơn 1.200 Phật tử, thiện tín khắp nơi cùng về tham dự buổi lễ.

Tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh (TTVHPG), cơ sở hạ tầng năm nay có nhiều thay đổi, sau lễ động thổ vào ngày tạ pháp năm 2018 (8.8.Mậu Tuất), qua nhiều khó khăn thử thách, BTS Phật giáo tỉnh, đứng đầu là Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, với những quyết tâm nỗ lực cá nhân, đồng thời kêu gọi vận động Tăng ni, mạnh thường quân, Phật tử trong và ngoài tỉnh ủng hộ để hôm nay ngôi chánh điện rộng rãi khang trang được hiện hữu phục vụ cho buổi lễ khai pháp này, dù vẫn còn nhiều hạng mục dang dở do tiến độ gấp rút.

Công trình hoàn thành là niềm vinh dự tự hào cho Phật tử, nhân dân nói riêng và Phật giáo tỉnh nhà nói chung, khi có không gian rộng rãi trang nghiêm đáp ứng cho việc tu học, hoằng pháp, phụng sự mọi hoạt động lợi lạc nhân sinh, các hoạt động trong mùa an cư và hoạt động truyền thống khác trong năm, giảm bớt kinh phí thuê mướn nhà rạp và các vật dụng khi tổ chức.

Chứng minh điều đó, tại buổi lễ khai pháp này ngôi giảng đường mới đã phát huy tác dụng khi không còn một chỗ trống.

Tại buổi lễ, từ sáng sớm, chư vị hành giả vân tập về Tổ đường lắng nghe Hòa thượng đường chủ thuyết giới, đây là buổi thuyết giới đầu tiên trong khóa hạ an cư năm nay.

Mở đầu buổi lễ, với tinh thần hoan hỷ, Đại đức Thích Hạnh Nhẫn - Chánh duy na hạ trường thay mặt Ban Chức sự báo cáo những nội dung hoạt động tu học của hạ trường năm nay.

Theo đó, mùa an cư năm nay Phật giáo Hà Tĩnh có 3 trường hạ, trường hạ Trung tâm Văn hóa Phật giáo với 46 vị hành giả; trường hạ Thiền viện Trúc Lâm Hồng Lĩnh với 15 vị hành giả; trường hạ chùa Cảm Sơn dành cho Chư ni với 12 vị, nâng tổng số hành giả an cư năm nay của Phật giáo Hà Tĩnh lên 73 vị.

Cũng như mọi năm, mùa an cư năm nay Phật giáo Hà Tĩnh được sự chứng minh của Hòa thượng Thích Trí Quảng – Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN;  Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch HĐTS TƯ GHPGVN; Hòa thượng Thích Giác Toàn – Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN và ngôi đường chủ là Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm; Chánh duy na, Đại đức Thích Hạnh Nhẫn; Phó Duy na, Đại đức Thích Chánh Thành; Phó Duy na, Đại đức Thích Thiện Nhơn.

Về thời khóa tu học của các hành giả, Đại đức Chánh duy na cho biết, mỗi ngày với “trú dạ lục thời” theo quy củ thiền môn, trong các thời khóa sẽ học bộ luận "Truy môn cảnh huấn" cũng như Tam Tạng Thánh Giáo. Bên cạnh đó, hành giả cũng sẽ được Ban Chức sự hạ trường thỉnh Chư tôn đức giáo thọ sư Tăng và Ni, đến giảng chia sẻ trải nghiệm tu tập, truyền trao kiến thức Phật pháp đến hành giả.

Được biết, ngoài việc tổ chức tu học cho các hành giả, Chư tăng hạ trường sẽ tổ chức tu học cho các Phật tử trong 3 tháng hạ, mỗi tháng một ngày tu an lạc tại đây, vừa giúp Phật tử tu học vừa để Phật tử hiểu thêm đời sống an cư tu học và thời khóa hành trì lễ bái của các hành giả nơi đây như thế nào.

Dịp này, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm thay mặt ban chức sự hạ trường đã đón nhận những lẵng hoa chúc mừng từ đại diện lãnh đạo chính quyền các cấp.

Tại buổi lễ, đại diện các chư hành giả an cư tại 3 trường hạ trong tỉnh dâng lời cầu pháp tới Hòa thượng Đường chủ hạ trường. 

Dịp này, đại diện Phật tử thay mặt chúng Phật tử tại gia dâng lời phát nguyện hộ trì Tam bảo, cúng dường hộ trì chư hành giả an cư trong ba tháng hạ.  

Đáp lời thỉnh cầu, Hòa thượng đường chủ thay mặt tam vị Hòa thượng chứng minh tối cao hạ trường an cư PL. 2563 của Phật giáo Hà Tĩnh, tuyên thuyết thời pháp đầu tiên của khóa hạ an cư 2019.

Mở đầu thời pháp, Hòa thượng đường chủ giảng giải ý nghĩa của pháp hạ an cư, cũng như tinh thần cao quý và truyền thống tu học tốt đẹp trong 3 tháng hạ của các hành giả.

Phật giáo Hà Tĩnh sau 10 năm đã có nhiều thay đổi, từ chỗ chỉ có 06 Chư tăng kiết hạ an cư dưới những mái tôn lụp xụp nhỏ hẹp nóng bức tại chùa Cảm Sơn, rồi đến lúc chật chội không gian phải nương về chùa Thanh Lương và năm ngoái đến nay chư vị hành giả đã có nơi khang trang đầy đủ để tu học ba tháng hạ, là Trung tâm Văn hóa Phật giáo tỉnh (TTVHPG).

Bài liên quan

Năm nay là dịp kỷ niệm 2 năm Phật giáo tỉnh nhà có đủ bốn chúng, vui mừng vì có 46 Chư tăng an cư tại đây (TTVHPG) và 15 vị tại Trúc Lâm Hồng Lĩnh, vui mừng chào đón công quả nhập thất của Thượng tọa Thích Trung Huệ, trụ trì thiền viện Trúc lâm Hồng Lĩnh, sau 3 năm nhập thất tu học đã hoàn mãn tâm nguyện, và năm nay cũng là năm thứ 2 Chư ni cấm túc an cư tại chùa Cảm Sơn với 12 vị.

Đi vào nội dung bài pháp, Hòa thượng nhấn mạnh và đề cập đến tầm quan trọng của hàng Tăng bảo đối với việc hoằng truyền, gìn giữ Phật pháp từ bộ sách “Truy môn cảnh huấn” mà Đức Phật cũng từng khen ngợi công đức của Chư tăng.

“Hòa thượng cho rằng, nhìn vào mỗi vị Tăng như là một vị Phật, kính tín Tăng là để gìn giữ Tam bảo.”

 Hòa thượng trích dẫn có 5 điều để vị Tăng nương tựa vào để chuẩn mực, xứng đáng là Tăng bảo.

“Thứ nhất, nương vào Phật, để làm tỏ Phật tính, luôn luôn lấy Phật làm tâm. Phật tính là gì ? là Từ, Bi, Hỷ, Xả Chư tăng lấy Phật làm tính của mình sẽ luôn an lạc, tiêu trừ phiền não để cho mọi người nương theo để có an lạc và tu học, luôn xem tất cả chúng sinh là bồ đề quyến thuộc, thương yêu chia sẻ và hòa quyện với nhau như nước với sữa…

Thứ hai, nương tựa là lấy Như lai làm nhà, kinh Diệu Pháp Liên Hoa dạy: vào tòa Như lai; mặc áo Như lai; ngồi tòa Như lai; nói pháp Như lai. Nói pháp về sự của khổ đau và con đường diệt tận khổ đau;muốn vào Niết-bàn thì không thể có chấp ngã, quên đi tất cả, cái này là ta, cái này của ta, cái này tự ngã của ta…Quên đi như vậy là vào nhà Như lai lấy nhà Như lai làm nhà của mình.

Bài liên quan

Thứ ba, lấy pháp giới chúng sinh làm thân, chúng sinh đau mình đau, chúng sinh vui mình vui, như Bồ-tát đã phát nguyện cứu độ chúng sinh, Bồ-tát thương chúng sinh như mẹ hiền thương con, vào đời cứu chúng sinh mà không nhiễm, sen trong bùn mà không hôi tanh..

Thứ tư, lấy trí tuệ làm mạng sống, Phật giáo lấy trí tuệ làm sự nghiệp, trong Kinh Tám điều có một điều lấy trí tuệ làm sự nghiệp.Phật giáo không quan trọng cái Thọ như ở đời-“Phúc-Lộc-Thọ”. Đạo Phật đề cao Phúc-Tuệ song tu“Phúc tuệ lưỡng toàn phương tác Phật”.Người tu sĩ tu mà không học là tu suông, tuệ có học mà không tu là tuệ mù.”

Hòa thượng lấy ví dụ, “mùa an cư này, hằng ngày Chư tăng 6 thời hành đạo,tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền là tu phúc. Hằng ngày giảng pháp cho bốn chúng cùng nghe là tu tuệ.”

Hòa thượng đã trích dẫn câu chuyện từ kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm thứ 7, đồng thời phân tích sâu vào ý nghĩa của việc tu tuệ, cũng như chỉ rõ việc tu học ngày nay rất thuận lợi, nhất là tu tuệ trong thời công nghệ hiện đại bằng các phương tiện nghe nhìn.

“Thứ năm, lấy thiền duyệt làm thức ăn, lấy cái ăn cho sắc thân tồn tại để hành đạo được trường tồn. Ăn bằng thức ăn nhưng không bằng chất thức ăn.” Hòa thượng đường chủ cho rằng, bên cạnh thức ăn thì nhờ sự tu tập mà niềm hỷ lạc tăng lên, sắc tướng, sức khỏe được tốt hơn.

Hòa thượng dẫn chứng từ lời dạy của Đức Phật trong tam khổ có lạc khổ, “trong cái vui mà có cái khổ, vừa chúc tụng vui vẻ xong lại khi say án mạng, tai nạn xảy ra lại khổ, ăn thì ngon nhưng bệnh cũng từ miệng mà ra…”

Những ví dụ thực tế về ăn uống, thọ nhận trong đời sống hằng ngày được Hòa thượng giảng sư chỉ rõ giúp cho đại chúng thấm nhuần thấu hiểu hơn.

Bài pháp thoại sống động được tuyên thuyết đầu tiên của Hòa thượng đường chủ trong khóa hạ an cư năm nay đã mang lại nhiều cảm xúc cho người nghe, đó cũng là tư lương, là trí tuệ, là kinh nghiệm tu tập hành đạo của bản thân Ngài được truyền trao lại cho tứ chúng.

Buổi lễ khai pháp 2019 được khép lại bằng pháp cúng dường trai tăng của các đạo tràng Phật tử trong tỉnh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Lễ huý nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão HT. Thích Thanh Tứ

Tin Phật sự 08:30 03/12/2024

Sáng ngày 02/12/2024 (nhằm ngày mùng 2 tháng 11 năm Giáp Thìn ), tại Tổ đình Nho Lâm (huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) đã trang nghiêm tổ chức lễ Húy nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN.

Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam

Tin Phật sự 06:45 03/12/2024

Chiều ngày 2/12/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, đã thông báo việc chọn logo chính thức cho sự kiện quan trọng này.

Chùa Bửu Liên Quang trao 400 phần quà đến bà con nghèo H.Đức Trọng

Tin Phật sự 14:14 02/12/2024

Sáng 1-12, đạo tràng Pháp Lâm do Đại đức Thích An Đạt, trụ trì chùa Bửu Liên Quang, H.Bến Lức (Long An), làm trưởng đoàn đã hướng dẫn Phật tử đến chùa Hội Phước (H.Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) tặng quà đến những hộ nghèo tại đây.

Chùa Tích Sơn trang nghiêm tổ chức lễ húy nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão HT. Thích Thanh Tứ

Tin Phật sự 17:18 01/12/2024

Sáng ngày 30/11/2024 (nhằm ngày 30/10 Giáp Thìn ), tại chùa Tích Sơn (TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) đã long trọng tổ chức lễ Húy nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN.

Xem thêm