Lợi ích của pháp tu sám hối
Pháp tu sám hối trong đạo Phật không mang ý nghĩa là nghi thức rửa tội như các tôn giáo khác đã làm, mà nó mang ý nghĩa nhận sai và sửa sai.
Pháp tu sám hối là gì?
Sám hối được hiểu theo nghĩa thông thường là biết lỗi cũ sai lầm nên ăn năn hối hận và hứa sau này không tái phạm tội lỗi như thế nữa. Pháp tu sám hối trong Đạo Phật giúp người Phật tử thấy sai, nhận sai, sửa sai, nguyện không phạm sai nữa và tiêu trừ nghiệp xấu do hành động sai mà có.
Đức Phật đã dạy rằng: “Chúng sinh chìm đắm trong sáu nẻo luân hồi nên hoàn toàn không thể trong sạch, dứt hết tỳ vết tội ác” và “Tội lỗi do tâm của người tạo ra, không ai có quyền thưởng phạt. Kẻ gieo giống xấu thì ăn trái dở, người trồng giống quý thì hưởng quả ngon”.
Thật thế, trong cuộc sống trần tục của nhân loại, chúng ta thấy lòng “tham, sân, si” che khuất tất cả, nó làm tăng trưởng lòng dục vọng; từ ý nghĩ lời nói đến hành động thường hay gây tội lỗi. Đó là ba điều ác về thân “sát sinh, trộm cướp, tà dâm”, bốn điều ác về miệng “nói dối, nói hai lưỡi, nói thêu dệt, nói ác”, và ba điều ác về ý “tham lam, sân giận hận thù, si mê tà kiến”. Những lầm lỗi này tạo thành sức mạnh gọi là “nghiệp lực” đưa chúng ta vào đường khổ não tức phải gánh qủa báo của tội lỗi.
Do vậy, pháp tu sám hối rất cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp cho tâm ta được thanh tịnh và tiêu trừ nghiệp báo. Xưa nay, có một số Phật tử cho là chỉ cần sám hối vào ngày 14 và 29 hàng tháng tại chùa là đủ. Như vậy là chưa hiểu hết ý nghĩa của pháp tu này.
Sám chữ Phạn là Samma, là ăn năn lỗi trước; Hối là chừa phạm lỗi sau. Sám hối là biết lỗi cũ sai lầm nên ăn năn hối hận và nguyện sau này không tái phạm tội lỗi như thế nữa.
Lợi ích của pháp tu sám hối
Trong đời sống chúng ta đã tạo tội rất nhiều và cứ tiếp nối hết đời này sang đời kia như xâu chuỗi dài vô tận. Do vậy, là người học Phật, chúng ta phải biết thành tâm sám hối để bớt nghiệp xấu và tạo phước báo cho đời hiện tại cũng như vị lai.
Thực tế có không ít người do thành tâm sám hối mà sinh công đức giúp tai qua nạn khỏi, bệnh tật thuyên giảm, công việc kinh doanh thuận buồm xuôi gió… Trong cuộc sống với nhiều mối quan hệ, chúng ta có thể thành tâm sám hối khi phạm sai lầm đối với tất cả mọi đối tượng cho dù là người thân, bạn bè hay người hoàn toàn xa lạ.
Sám hối như hành động soi gương mà xem xét, chấn chỉnh lại mình, giúp cho tâm tính ta được trong sạch, góp phần tiêu trừ lỗi lầm đời hiện tại và các đời quá khứ. Hành động sám hối luôn đi liền với tính can đảm, thẳng thắn nhận lỗi lầm mà mình đã phạm phải. Vì vậy, sám hối giúp con người rèn luyện, tu dưỡng tính thành thật, hạnh thanh cao của bậc Thánh hiền.
Pháp tu sám hối là phương tiện vi diệu để con người ngăn chặn kịp thời các tội ác và tạo được công đức vô lượng.
Hạnh nguyện và sám hối Quán Thế Âm
Ví dụ: Một người nếu lỡ tham lam trong phút chốc mà nảy sinh hành động trộm cắp một vật nào đó, nhưng do hiểu biết pháp tu sám hối đã kịp thời nhận ra việc làm của mình trước đó là xấu nên âm thầm trả lại vật đó về cho chủ của nó thì hành động này đã “khống chế”, vô hiệu hóa hoàn toàn nghiệp xấu do hành động trộm cắp trước đó gây ra.
Trong cuộc sống, nếu trong từng phút giây ta đều biết sám hối, trong từng việc làm ta đều biết phân biệt phải trái, đúng sai thì pháp tu sám hối đã giúp ta ngăn ngừa được tất cả các việc làm xấu, ác và tạo phước báo vô cùng lớn để thẳng tiến đến giải thoát, an vui.
Pháp tu sám hối trong đạo Phật không mang ý nghĩa là nghi thức rửa tội như các tôn giáo khác đã làm, mà nó mang ý nghĩa nhận sai và sửa sai. Hình thức tụng có ý nghĩa giúp cho con người biết được thế nào là việc thiện, thế nào là việc bất thiện; và việc lễ lạy biểu hiện thái độ thành thật, ăn năn sám hối của mình, không phải là sự van xin năn nỉ để được Phật, Bồ tát tha thứ những lỗi lầm của mình. Mỗi Phật tử khi thực hành pháp tu này đều hiểu tự thân mình với việc làm thiện mới có thể chuyển hóa được nghiệp xấu do mình đã gieo theo lý nhân quả của nhà Phật.
Sám hối và các hình thức sám hối
Với những lợi ích thiết thực đó, có thể nói, sám hối là pháp tu làm trong sáng tâm linh người Phật tử; là nền tảng thăng hoa cuộc sống đạo đức con người và như là một “quy tắc” để xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc; đồng thời là cơ sở cho người xuất gia và tại gia vươn tới cuộc sống giác ngộ và giải thoát.
Ngoài sám hối, chúng ta còn cần phải phát hạnh lành như thực hành bố thí, nhẫn nhục, trì giới, Từ – Bi – Hỉ – Xả để tính tốt phát triển và tính xấu không có đất nảy nở được nữa. Nếu kết hợp được vậy thì pháp tu sám hối sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
Mời quý Phật tử cùng xem thêm video "Tìm hiểu về những ngày ăn chay trong năm":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
Xem thêm