Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 19/04/2023, 13:00 PM

Lời khuyên của Đức Dalai Lama 14 dành cho người cùng quẫn

Nghèo nàn về vật chất đâu cấm cản ta có những suy tư cao thượng. Thật vậy, những ý nghĩ cao cả quan trọng hơn nhiều so với sự giàu có vật chất.

Audio

Có được một khối óc và một thân xác con người là đã đạt được những gì cốt yếu, dù cho phải sống trong cảnh nghèo khó đi nữa, vì thế không có lý do gì khiến ta phải nản chí và hổ thẹn. Trên đất Ấn, đứng trước những người thuộc giai cấp tiện dân chỉ mong muốn đòi hỏi quyền lợi của mình, tôi thường bảo với họ rằng tất cả chúng ta đều là những con người như nhau, đều có một tiềm năng như nhau, vì thế không nên thối chí chỉ vì nghèo đói và bị các giai cấp khác khinh miệt.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thật không có ích lợi gì khi cảm thấy chua chát và phẫn nộ đối với những người giàu có. Nhất định là người giàu phải biết kính trọng kẻ nghèo khó, nhưng nếu gặp trường hợp người giàu vượt quá xa giới hạn của họ thì những người nghèo phải đứng lên để tự vệ. Nếu cứ ấp ủ lòng ham muốn hay dung dưỡng sự ganh tị thì chẳng đi đến đâu cả. Nếu muốn trở thành giàu có thì tùy theo khả năng mình mà hãy cố gắng trau dồi sự hiểu biết thay vì ngồi một chỗ mà chờ đợi. Điều quan trọng là tự tạo cho mình những phương tiện để tự mình đứng vững trên hai chân.

Tại sao cuộc đời lại có nhiều người nghèo khổ?

Tôi nghĩ đến hàng ngàn người Tây tạng đã theo tôi sau khi tôi rời xứ sở để tỵ nạn trên đất Ấn. Họ đã mất tất cả, kể cả quê hương của họ, và trong số họ phần đông trắng tay, cơ hàn và không được chăm sóc thuốc men đúng mức. Họ phải làm lại cuộc đời từ con số không trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn. Họ sống trong những túp lều vải để tránh nóng bức và mưa lũ, phải khai hoang những mảnh rừng được cung cấp và hàng trăm người đã chết vì những thứ bịnh tật không hề có trên đất Tây tạng. Tuy nhiên rất ít người thối chí, họ khắc phục những khó khăn nhanh chóng một cách kỳ lạ và đã tìm thấy sự hân hoan và vui sống. Điều ấy chứng minh cho thấy với một thái độ đúng đắn, người ta vẫn có thể tìm thấy hạnh phúc trong những hoàn cảnh bi thảm nhất. Ngược lại nếu nội tâm không an bình, ta sẽ tự lừa dối mình bằng cách cho rằng tiện nghi vật chất và giàu có sẽ mang lại hạnh phúc cho ta.

Thật rõ ràng là mỗi người đều có quyền mang cái nghèo nàn của nội tâm để ghép thêm vào sự nghèo khó vật chất. Nhưng dù sao thì cũng nên trau dồi những thái độ tích cực. Cũng xin nhắc lại rằng những gì trình bày trên đây không hề có nghĩa là muốn khuyên ta bất động, không làm gì cả để thoát khỏi cảnh nghèo khó. Nếu là nạn nhân của sự bất công, bạn hãy đứng lên để bảo vệ quyền lợi của mình và đưa sự thật ra ánh sáng. Điều này hết sức quan trọng. Trong những thể chế dân chủ, sự kiện luật pháp phải được áp dụng cho tất cả mọi người là một lợi điểm lớn lao. Tuy nhiên cần phải giữ một thái độ ngay thật và từ tâm.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tình bạn trong một bài kệ Pháp cú

Kiến thức 08:47 09/05/2024

Pháp Cú là một tập hợp những câu dạy ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa của Đức Phật trong ba trăm trường hợp giáo hóa khác nhau. Những bài kệ này do chính Đức Phật khi còn tại thế nói ra trong suốt gần nửa thế kỷ thuyết pháp của Ngài.

Niệm Phật noi gương Phật

Kiến thức 20:35 08/05/2024

Khi chúng ta niệm Phật/ Phải quán đức hạnh Ngài/ Phật là người tỉnh thức/ Trí sáng như mặt nhựt;

Bảy tình trạng của cuộc sống

Kiến thức 20:28 08/05/2024

Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, mỗi người có một hoàn cảnh, mỗi tình trạng riêng, nhưng khi quán sát, Đức Phật nhìn thấy cuộc sống của con người không nằm ngoài bảy tình trạng được ví như một người rơi xuống nước (Kinh Trung A-hàm, số 4, kinh Thủy dụ).

Đạo Phật là con đường giác ngộ

Kiến thức 11:26 08/05/2024

Đạo Phật là đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.

Xem thêm