Thứ năm, 30/01/2025, 08:45 AM

Ngày xuân chúc nhau sống thọ

Ngày Xuân gặp gỡ, hầu như ai cũng tươi cười chúc nhau khỏe mạnh và sống lâu. Tất nhiên người ta còn chúc nhau nhiều thứ nữa, nhưng căn bản vẫn là sức khỏe. Bởi một lẽ đơn giản có sức khỏe là có tất cả, và ngược lại, không có sức khỏe thì mọi thứ khác đều trở nên vô nghĩa.

Nhất là đối với những ai tuổi đã về chiều, sau một vài cơn bạo bệnh sẽ dễ dàng nhận ra sức khỏe là vô giá.

Sức khỏe và tuổi thọ của con người liên quan mất thiết đến nghiệp của người ấy. Nghiệp về sức khỏe và thọ mạng có hai loại, cũ và mới. Nghiệp cũ là những nghiệp nhân thuộc nhóm “sát sinh, hại vật” đã tạo trong quá khứ, đời trước. Nghiệp mới cũng tương tự như thế, được gây tạo trong hiện đời. Đặc biệt là, ngoài những nghiệp liên quan đến “sát sinh, hại vật” thì lối sống ngay trong hiện tại góp phần rất lớn đến sự suy giảm hay gia tăng sức khỏe, tuổi thọ.

“Một thời Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Đại Lâm. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ thiền định đứng dậy, đi đến thăm một Tỷ-kheo bị bệnh, sau đó bảo các Tỷ-kheo:

- Này các Tỷ-kheo, có năm pháp không gia tăng tuổi thọ, thế nào là năm?

Làm việc không thích đáng, không biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ không tiêu hoá, du hành phi thời và sống không phạm hạnh.

Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, không gia tăng tuổi thọ.

- Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, gia tăng tuổi thọ, thế nào là năm?

Làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hoá, du hành phải thời và sống phạm hạnh.

Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, làm gia tăng tuổi thọ”.

(Kinh Tăng chi bộ, chương V, phẩm Bệnh, phần Tuổi thọ)

Lời bàn: 

Ngày xuân chúc nhau sống thọ 1

Ai cũng tự dặn lòng, hãy sống lành mạnh, ăn uống điều độ, làm việc chừng mực và giữ cho tâm hồn thanh thản nhằm sống khỏe và sống lâu hơn. Nhưng thực tế thì không phải ai cũng thấy rõ điều này và làm được cho chính mình. Sự đầy đủ các tiện nghi vật chất, y tế và giải trí đa dạng của đời sống hiện đại vẫn chưa đủ để phục vụ tốt cho sức khỏe con người, thậm chí không ít trường hợp có tác dụng ngược lại.

Những căn bệnh “nhà giàu” như béo phì, tim mạch, huyết áp do ăn uống quá đầy đủ, dư thừa cộng thêm ít vận động ngày càng gia tăng. Các loại bệnh “xã hội” do lối sống buông thả, phóng túng, đam mê hiện nay không phải là ít. Những dạng bệnh “rối loạn” do áp lực công việc quá căng thẳng, không gian và môi trường sống quá ngột ngạt, nặng nề trở nên phổ biến hơn. Còn vô số chứng bệnh tiềm ẩn khác do ô nhiễm thực phẩm tràn lan, khắp hang cùng ngõ cụt mà không một ai có thể tránh được v.v…

Thành ra, một điều gần như nghịch lý nhưng vẫn ngang nhiên tồn tại, đó là xã hội càng phát triển, các tiện ích cho cuộc sống dần được nâng cao nhưng bệnh tật dường như không thuyên giảm, thậm chí còn nặng nề thêm, đe dọa sức khỏe và tuổi thọ con người trầm trọng hơn.

Do đó, để sống lâu và khỏe mạnh, theo tuệ giác của Thế Tôn, ngoài việc không tạo nghiệp “sát sinh, hại vật”, con người cần xây dựng lối sống lành mạnh, tuân thủ năm nguyên tắc sau đây trong đời sống hàng ngày.

Đó là: 1. Có công việc phù hợp và lương thiện (làm việc thích đáng). 2. Làm việc siêng năng nhưng có chừng mực, biết nghỉ dưỡng hợp lý (biết vừa phải trong việc thích đáng). 3. Ăn uống điều độ, dinh dưỡng, phù hợp với thể trạng (ăn các đồ ăn tiêu hóa). 4. Đi lại trong điều kiện thời tiết tốt, không đi sớm về khuya, không đến những nơi nguy hiểm (du hành phải thời). 5. Giữ gìn đạo đức và nhân cách, không rơi vào đam mê, sa đọa và trụy lạc (sống phạm hạnh).

Năm tiêu chuẩn này dù được Đức Phật tuyên thuyết từ rất xa xưa nhưng thiết nghĩ vẫn là những chuẩn mực cơ bản để đem lại sức khỏe và sống thọ cho con người trong thời văn minh, hiện đại ngày nay. Cho nên, xây dựng một nếp sống đạo đức, lành mạnh, quân bình trong công việc, sinh hoạt, du lịch, ăn uống, giải trí… nhằm giữ thân và tâm luôn bình ổn và nhẹ nhàng là một trong những liệu pháp hiệu quả nhất để giữ gìn sức khỏe.

Sống khỏe và sống lâu là một phước báu, là mơ ước của mọi người. Đừng để hối tiếc khi còn chưa quá muộn, đừng phí phạm sức khỏe và mạng sống vì một khi đã mất đi không bao giờ lấy lại được. Do vậy, song hành với những lời chúc tụng về sức khỏe, mỗi người hãy can đảm vượt lên những giới hạn của tự thân, sống theo lời Phật dạy để có một đời sống an vui, khỏe mạnh và trường thọ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tu hành nên thức và nên ngủ

Lời Phật dạy 09:00 01/04/2025

Đức Phật thành tựu giác ngộ cũng nhờ nương theo tinh thần trung đạo, tránh xa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnh. Về sau, trung đạo là một trong những đặc điểm căn bản của giáo pháp Thế Tôn.

Bị trúng lao mà không hay biết

Lời Phật dạy 16:30 31/03/2025

Lợi danh là một trong những món dục hấp dẫn ở đời. Khi chưa đoạn trừ tâm tham thì tất nhiên chúng ta vẫn bị cuốn theo ngũ dục. Vấn đề là mỗi người có nhận ra điều ấy để tự thúc liễm, chỉnh đốn thân tâm của mình trước cơn lốc tham dục hay không?

Tám đức của người giữ giới không nói dối theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy 16:15 28/03/2025

Người tu dù xuất gia hay cư sĩ đều phải giữ giới. Tu không phải tu cho Phật hay tu cho người nào khác mà là tu cho mình. Đời này mình giữ giới thanh tịnh thì đời này mình được an vui, đời sau cũng được phước đức an vui. Nếu không giữ giới đời này khổ, đời sau cũng khổ.

Năm uẩn đều không, chết cũng thong dong

Lời Phật dạy 12:30 28/03/2025

Dù muốn dù không thì đoạn cuối cuộc đời ai cũng phải đi qua. Tuy vậy, đi qua tử sinh với tâm thái nào mới là vấn đề?

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo