Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 09/08/2019, 09:37 AM

Lời Phật dạy sâu sắc về đạo làm người để tránh tạo nghiệp

Đạo lý nhà Phật không chỉ giúp con người tìm được chân lý cuộc sống mà còn khiến tâm hồn chúng ta trở nên thanh tịnh hơn. Lời Phật dạy làm người là những điều sâu sắc, khuyên răn con người tránh xa những điều không đúng để trở thành người tốt, ai ai cũng cần phải học.

>>Những lời Phật dạy sâu sắc

Quý Phật tử hãy hiểu về đạo làm người, áp dụng hằng ngày vào cuộc sống của mình để cuộc sống tốt hơn, để đạt được an lạc, hạnh phúc. 

Đức Phật khuyên người cư sĩ không nên hành sáu nghề ác

Đức Phật biết rất rõ nhân quả thiện ác, nên Ngài muốn cho đệ tử của mình thoát ra khỏi cảnh khổ đau, Ngài thường ngăn cấm không cho người cư sĩ hành các nghề nghiệp ác, dù nghề nghiệp ấy kiếm tiền rất dễ, nhưng nó không phải là hạnh phúc chân chính. Ảnh minh họa

Đức Phật biết rất rõ nhân quả thiện ác, nên Ngài muốn cho đệ tử của mình thoát ra khỏi cảnh khổ đau, Ngài thường ngăn cấm không cho người cư sĩ hành các nghề nghiệp ác, dù nghề nghiệp ấy kiếm tiền rất dễ, nhưng nó không phải là hạnh phúc chân chính. Ảnh minh họa

Đức Phật biết rất rõ nhân quả thiện ác, nên Ngài muốn cho đệ tử của mình thoát ra khỏi cảnh khổ đau, Ngài thường ngăn cấm không cho người cư sĩ hành các nghề nghiệp ác, dù nghề nghiệp ấy kiếm tiền rất dễ, nhưng nó không phải là hạnh phúc chân chính.

Trong kinh A Hàm và Nikaya, Đức Phật khuyên người cư sĩ không nên hành sáu nghề ác, vì sáu nghề này không phù hợp với tâm từ bi của đạo Phật, gây khổ đau cho nhiều chúng sinh, khi bỏ báo thân này bị đọa vào ba ác đạo. Sáu nghề ác đó như sau:

1. Không làm nghề săn bắn

2. Không làm nghề chài lưới

3. Không làm nghề buôn bán thịt sống

4. Không làm nghề buôn bán thịt chín

5. Không làm nghề sản xuất và buôn bán rượu bia, các sản phẩm và dịch vụ gây nghiện

6. Không làm nghề buôn bán người

4 trường hợp ác

Bốn ác đó là tham dục, sân hận, sợ hãi, ngu si. Chúng ta cần hiểu cho đúng về bốn ác này. Về tham dục, cần phân biệt có hai loại, loại tham dục phục vụ tham vọng bản thân (tài, danh, thực, sắc, thùy) làm cho tâm trí mù quáng, mê muội, làm điều không tốt thì cần phải loại bỏ. Nếu tham dục phục vụ cho chánh kiến, chánh tư duy, cho sự học hành, tinh thông trí tuệ, sự phồn thịnh xã hội, bình an, hạnh phúc thì cần thực hiện và phát huy.

4 nghiệp kết mà Phật dạy: Sát sinh, trộm cắp, dâm dật, vọng ngữ, đây là bốn điều xấu ác mà bất cứ ai cũng nên tránh, hàng ngày đọc báo chúng ta vẫn thường thấy nhan nhãn các tội phạm phạm bốn điều trên: giết người, cướp của… gây cho xã hội những bất an thường nhật. Rõ thấy, những điều mà Phật dạy chẳng có gì khác ngoài những chuyện thực thường ngày ở thế gian.

Làm người trước tiên chúng ta phải biết giữ tròn đạo làm con, biết kính trên nhường dưới, sống yêu thương chân thành, biết chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi có việc cần thiết. Không gian dối, sống thành thật là tiêu chí đạo đức để giữ được mối quan hệ thân thiết trong cuộc sống. Ảnh minh họa

Làm người trước tiên chúng ta phải biết giữ tròn đạo làm con, biết kính trên nhường dưới, sống yêu thương chân thành, biết chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi có việc cần thiết. Không gian dối, sống thành thật là tiêu chí đạo đức để giữ được mối quan hệ thân thiết trong cuộc sống. Ảnh minh họa

Lời Phật dạy về đạo làm con

Sống cho tròn đạo làm con,

Sống yêu thương, biết chia sẻ,

Sống chân thành, không gian dối,

Ai làm người nhớ khắc ghi.

Làm người trước tiên chúng ta phải biết giữ tròn đạo làm con, biết kính trên nhường dưới, sống yêu thương chân thành, biết chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi có việc cần thiết. Không gian dối, sống thành thật là tiêu chí đạo đức để giữ được mối quan hệ thân thiết trong cuộc sống. Muốn được như vậy chúng ta phải tin sâu nhân quả, mỗi ngày rèn luyện nhân cách sống mà biết cảm thông và tha thứ, biết bao dung và độ lượng, biết giúp đỡ và sẻ chia, biết yêu thương và hiều biết.

Là con, phải biết đối đãi với cha mẹ, người có công sinh dưỡng ra chúng ta. Phật dạy làm con với năm điều:

- Cung phụng không để thiếu thốn: Cha mẹ đã sinh ra chúng ta, nuôi dưỡng chúng ta thành người. Vì vậy, khi chúng ta lớn lên, trưởng thành, trở thành người có ích cho xã hội cần phụng dưỡng cha mẹ tốt nhất có thể.

- Muốn làm gì thưa cha mẹ biết. Cha mẹ có tuổi đời và kinh nghiệm sống nhiều hơn những đứa con. Hãy chia sẻ với cha mẹ những điều bạn muốn làm, cha mẹ có thể đưa cho bạn những lời khuyên bổ ích.

- Không trái điều cha mẹ làm.

 - Không trái điều cha mẹ dạy.

- Không cản chánh nghiệp mà cha mẹ làm.

Sáu nghiệp hao tổn tài sản cần tránh:

Phật dạy người nào tránh được bốn nghiệp kết, bốn việc ác, sáu nghiệp hao tổn tài sản thì không những đời này đẹp và cả đời sau cũng được hưởng những quả tốt đẹp, đời này có duyên lành và đời sau cũng có duyên lành. Ảnh minh họa

Phật dạy người nào tránh được bốn nghiệp kết, bốn việc ác, sáu nghiệp hao tổn tài sản thì không những đời này đẹp và cả đời sau cũng được hưởng những quả tốt đẹp, đời này có duyên lành và đời sau cũng có duyên lành. Ảnh minh họa

1. Đam mê rượu chè.

2. Cờ bạc.

3. Phóng đãng.

4. Đam mê kỹ nhạc.

5. Kết bạn người ác.

6. Biếng lười.

Phật bảo Thiện Sinh:

“Này Thiện Sinh, nếu trưởng giả hay con trai trưởng giả biết rõ bốn kết hành không làm ác theo bốn trường hợp, lại biết sáu nghiệp tổn tài ấy là, này Thiện Sinh, tránh được bốn trường hợp, cúng dường sáu phương, thì đời này tốt đẹp, đời sau tốt đẹp; đời này căn cơ và đời sau căn cơ; trong hiện tại được người trí ngợi khen, được quả báo bậc nhất; sau khi chết được sanh lên trời, cõi thiện”.

Như vậy, Phật dạy người nào tránh được bốn nghiệp kết, bốn việc ác, sáu nghiệp hao tổn tài sản thì không những đời này đẹp và cả đời sau cũng được hưởng những quả tốt đẹp, đời này có duyên lành và đời sau cũng có duyên lành, trong hiện tại được người ngợi khen, xã hội ngợi khen, gia đình ngợi khen và trên hết phương ấy được an ổn, xã hội ấy được tốt đẹp, không lo sợ…

“Người nào không làm ác,

Do tham, hận, sợ, si,

Thì danh dự càng thêm,

Như trăng hướng về rằm”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Niệm chết

Lời Phật dạy 10:34 31/10/2024

Chết là một sự thật. Mọi giới đều bình đẳng trước nó. Dù muốn hay không, mọi người đều phải hội ngộ với nó một cách bị động.

Ham ngủ ban ngày

Lời Phật dạy 09:20 31/10/2024

Đối với người tu hành, mê đắm ngủ nghỉ là một trong những yếu tố ngăn che, chướng ngại thiền định. Ngủ nhiều sẽ sinh biếng nhác, giải đãi, mê muội và mất thời gian cho công phu tu tập. Vì thế, muốn phát triển thiền định thì ngủ nghỉ cần phải được tiết chế, giảm thiểu trong đời sống hàng ngày.

Nhân duyên gì có người hiền lành và có người ác?

Lời Phật dạy 09:00 30/10/2024

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại vườn ông Anàthapindika. Rồi Thôn trưởng Canda đi đến. Bạch Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì có người được gọi là tàn bạo, có người được gọi là hiền lành?

Liên hệ quá nhiều với cư sĩ

Lời Phật dạy 18:30 29/10/2024

Đành rằng mối liên hệ giữa bốn chúng đệ tử Phật vốn hòa hợp như nước với sữa, luôn khắng khít và không thể tách rời. Thế nhưng, quá bận rộn bởi các liên hệ với cư sĩ chưa phải là điều hay đối với người xuất gia, vì duyên trần sẽ quấy đảo an tịnh nội tâm, làm chướng ngại thiền định.

Xem thêm