Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 29/07/2019, 11:16 AM

Lời Phật dạy sâu sắc về việc chọn bạn trong cuộc sống

Chọn bạn theo lời Phật dạy không phân biệt sang hèn, quý tiện mà chỉ phân biệt người thiện với kẻ ác, người có tâm với kẻ vô loài. Trong Kinh Phật có dạy cách chọn bạn mà chơi, có những người nên thân, nhưng lại cũng có những kẻ cần tránh xa.

>>Những lời Phật dạy sâu sắc 

Tình bạn dưới góc nhìn Phật giáo

Còn theo quan điểm Phật giáo khi bạn gặp được thiện tri thức là chúng ta phải gieo nhân duyên phước báu từ nhiều kiếp trước. Ảnh: Internet

Còn theo quan điểm Phật giáo khi bạn gặp được thiện tri thức là chúng ta phải gieo nhân duyên phước báu từ nhiều kiếp trước. Ảnh: Internet

Trong cuộc sống này khi gặp được những người bạn hiền, bạn tốt sẽ là điều vô cùng quý giá. Chính vì thế, khi bạn gặp được một người bạn tốt thì hãy mở cánh cửa tâm hồn mình đón nhận những làn gió trong lành đó.

Bài liên quan

Còn theo quan điểm Phật giáo khi bạn gặp được thiện tri thức là chúng ta phải gieo nhân duyên phước báu từ nhiều kiếp trước. Trong kinh Hiền Nhân, Đức Phật dạy có bốn cách kết bạn đó là: kết bạn như hoa, kết bạn như cân, kết bạn như núi và kết bạn như đất.

Kết bạn như hoa: Đây là kiểu tình bạn chạy theo vật chất chỉ lợi dụng lẫn nhau. Khi giàu sang thì quen dựa dẫm nhưng khi nghèo khó thì sẽ bỏ mặc như người xa lạ.

Kết bạn như cân: Đây chính là một kiểu tình bạn đòi hỏi phải có sự qua lại. Khi quyền lực, giàu có thì được trọng vọng, thăm hỏi. Nhưng khi bạn thất thế, sa cơ thì lại rất đỗi coi thường.

Kết bạn như núi: Đây là một tình bạn có sự san sẻ và bồi đáp cho nhau. Khi giàu sang thì giúp đỡ nhau còn khi nghèo khó thì cùng nhau vượt qua.

Kết bạn như đất: Đây chính là một tình bạn có sự nhẫn nhịn chia sẻ cho nhau.

Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín. Ảnh: Internet

Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín. Ảnh: Internet

Sau đây là những lời Phật dạy hay nhất về tình bạn:

– Phước thay người nào có tài kết bạn, vì đó là một trong những quà tặng quý nhất của Thượng đế. Món quà này bao gồm nhiều điều hay, nhưng trên hết là khả năng vượt khỏi chính mình.

– Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín.

– Có tình bạn là có được chiếc chìa khóa mở vào tâm hồn người khác.

– Không người nào có thể tự nhiên trưởng thành trên đời này và có một cuộc sống hoàn hảo mà không có ít nhất một người hiểu mình.

– Khó khăn là một phần của cuộc sống, và nếu bạn không chia sẻ nó, bạn sẽ không mang lạ cho người yêu mến bạn cơ may để yêu bạn nhiều hơn.

Lời Phật dạy về cách chọn bạn trong cuộc sống

Trong cuộc sống này khi gặp được những người bạn hiền, bạn tốt sẽ là điều vô cùng quý giá. Ảnh: Internet

Trong cuộc sống này khi gặp được những người bạn hiền, bạn tốt sẽ là điều vô cùng quý giá. Ảnh: Internet

Bài liên quan

Thứ nhất: Hạng ngăn quấy thì thường làm bốn việc đem lại nhiều lợi ích và hay che chở: thấy người làm ác thì hay ngăn cản, chỉ bày điều chính trực, có lòng thương tưởng, chỉ đường sinh Thiên.

Thứ hai: Hạng thương yêu thì thường làm bốn việc: mừng khi mình được lợi, lo khi mình gặp hại, ngợi khen đức tốt mình, thấy mình nói ác thì tìm cách ngăn cản.

Thứ ba: Hạng giúp đỡ có bốn việc: che chở mình khỏi buông lung, che chở mình khỏi hao tài vì buông lung, che chở mình khỏi sợ hãi, khuyên bảo mình trong chỗ vắng người.

Thứ tư: Hạng đồng sự thì thường làm bốn việc: không tiếc thân mạng với bạn, không tiếc của cải với bạn, cứu giúp bạn khỏi sợ hãi, khuyên bảo bạn lúc ở chỗ vắng người.

Khi bạn gặp được một người bạn tốt thì hãy mở cánh cửa tâm hồn mình đón nhận những làn gió trong lành đó. Ảnh: Internet

Khi bạn gặp được một người bạn tốt thì hãy mở cánh cửa tâm hồn mình đón nhận những làn gió trong lành đó. Ảnh: Internet

Bốn hạng người nên tránh xa vì họ sẽ khiến ta trở nên xấu xa, “gần mực thì đen”.

Bài liên quan

Thứ nhất: Hạng úy phục thì thường hay làm bốn việc: cho trước đoạt lại sau; cho ít mong trả nhiều; vì sợ gượng làm thân; vì lợi gượng làm thân.

Thứ hai: Hạng mỹ ngôn thì thường hay làm bốn việc: lành dữ đều chiều theo; gặp hoạn nạn thì xa lánh; ngăn cản những điều hay; thấy gặp nguy tìm cách đùn đẩy.

Thứ ba: Hạng kính thuận thì thường làm bốn việc: việc trước dối trá; việc sau dối trá; việc hiện dối trá; thấy có một chút lỗi nhỏ đã vội trách phạt.

Thứ tư: Hạng bạn ác thì thường làm bốn việc: bạn lúc uống rượu; bạn lúc đánh bạc; bạn lúc dâm dật; bạn lúc ca vũ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Năm sự trói buộc trong tâm

Lời Phật dạy 08:00 24/11/2024

Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc. Tham ái đối với năm dục (tiền bạc, sắc dục, danh vị, ăn uống, ngủ nghỉ) và năm trần cảnh (sắc, thanh, hương, vị, xúc) là những trói buộc lớn.

Không đắm nhiễm thì sống vui

Lời Phật dạy 12:25 23/11/2024

Hạnh phúc thế thường chủ yếu vẫn quẩn quanh nơi thọ lạc, sự thỏa mãn các giác quan. Người có phước thì sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý luôn tiếp xúc với sáu cảnh trần sắc đẹp, thanh hay, hương thơm, vị ngon, xúc chạm êm ái, cảnh trong tâm (pháp trần) vừa ý, đẹp lòng.

Đức Phật dạy về bốn hạng người không nên xem là bạn?

Lời Phật dạy 18:00 22/11/2024

Người nào bạn càng gần gũi, người ấy càng có ảnh hưởng đến bạn.

Thân bệnh mà tâm không khổ

Lời Phật dạy 08:20 22/11/2024

Già bệnh là một sự thật của thân này, ai rồi cũng phải trải qua. Hiếm hoi mới có người già mà ít hay không bệnh. Vấn đề là, làm sao khi thân già bệnh mà tâm bớt khổ hoặc không khổ?

Xem thêm