Lòng từ là trái tim muôn thuở
Thật sự đời người không có gì vui sướng hơn được sống trong tình yêu thương bởi tình thương luôn là nhu liệu nhiệm mầu mang đến niềm vui, hạnh phúc cho muôn loài vạn vật.
Do vậy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni một biểu tượng của tình thương đã gởi cho nhân loại thông điệp từ bi hơn 2600 năm trước và rồi cũng dùng lòng từ bi nhân hậu ấy làm nền tảng tuyệt đối cho tôn giáo của mình đó là đạo Phật, cho nên Đạo Phật thường được gọi là Đạo Từ Bi.
Valentine's Day ngày của tình yêu thương theo truyền thống phương Tây là ngày 14-2, vì thế vào những năm nhuận theo Âm lịch ngày này thường rất gần với Tết cổ truyền hay lễ Thượng ngươn Rằm tháng giêng theo truyền thống Phật giáo của người Việt nam chúng ta. Đây là sự trùng hợp lý thú và nhiều ý nghĩa vì ngày Mùng một Tết Âm lịch là ngày vía Đức Phật Di Lặc hay còn gọi là Mùa Xuân Di Lặc, với gương mặt hiền hòa nụ cười đầy an lạc của Ngài luôn là biểu tượng an lành hạnh phúc cho cả năm và Rằm tháng Giêng đầu năm cũng là ngày được xem là quan trọng cho việc đến Chùa cầu nguyện mọi điều may mắn nên có câu nói “Đi lễ cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”. Valentine’s Day với những thỏi kẹo chocolate ngọt ngào đan xen cùng hình ảnh của những trái tim, những bông hồng đỏ thắm của tình yêu thương càng làm cho mùa xuân thêm nhiều niềm vui hỷ lạc.
Lòng từ bi trong tu học đạo Phật
Thật sự đời người không có gì vui sướng hơn được sống trong tình yêu thương bởi tình thương luôn là nhu liệu nhiệm mầu mang đến niềm vui, hạnh phúc cho muôn loài vạn vật. Do vậy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni một biểu tượng của tình thương đã gởi cho nhân loại thông điệp từ bi hơn 2600 năm trước và rồi cũng dùng lòng từ bi nhân hậu ấy làm nền tảng tuyệt đối cho tôn giáo của mình đó là đạo Phật, cho nên Đạo Phật thường được gọi là Đạo Từ Bi. Đức Phật luôn đề cao và thực hành hạnh từ bi không chỉ cho muôn loài muôn thú mà ngay cả với côn trùng cây cỏ Ngài cũng không cho giết hại. Vì vậy trong luật tạng hằng năm khi mùa mưa đến chư Tăng Ni phải An cư kiết hạ để tránh đi lại dẫm đạp côn trùng, thảo mộc thường sinh sôi nẩy nở trong mùa này.
Ngoài ra mọi sự hơn thua tranh chấp dẫn đến chiến tranh, hận thù Đức Phật luôn dùng lòng từ bi để cảm hóa. Câu chuyện của hai vương quốc khi Phật còn tại thế, vì tranh nhau sử dụng nguồn nước trên con sông Rohini đã đem quân binh dàn trận hai bên bờ sông, biết được Đức Phật phải thân hành đến nơi để giảng hòa, Ngài hỏi cả hai bên rằng:
- Máu quý hay nước quý ?
Tất cả đều trả lời máu quý hơn nước, lúc bấy giờ Đức Phật mới ôn tồn bảo:
- Nếu thấy máu quý hơn nước thì hãy cùng chia nhau sử dụng nguồn nước để máu khỏi đổ.
Trong các bài Pháp mà Đức Phật thường dạy, điều đầu tiên luôn là Bố thí. Bởi bố thí chính là sự thể hiện tình thương thực tế qua việc thực hành mà chỉ khi biết yêu thương con người mới có thể san sẻ, mới cho đi dễ dàng từ tinh thần đến vật chất. Khi còn tại thế cũng như trong vô lượng kiếp luân hồi Đức Phật luôn cho chúng ta nhiều bài học vô giá về lòng từ bi của Ngài. Thấy các vị Tỳ kheo bị bệnh nặng Đức Phật luôn thăm hỏi chăm sóc và còn nhắc nhở các vị Tăng Ni phải quan tâm để ý đến những người bạn đồng tu, thấy A Nậu Lâu Đà vá y Ngài cũng đến giúp vì A Nậu Lâu Đà bị bệnh khiếm thị. Tất cả những cử chỉ, lời nói việc làm của Đức Phật là để giáo hóa các hàng tứ chúng Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Thiện nam, Tín nữ về tâm đại từ vô lượng bằng chính thân giáo của mình. Cuộc đời của Đức Phật có thể gọi là bài thuyết pháp không lời hữu ích và thực tế vô cùng.
Có nhiều bài học Đức Phật dạy giúp con người vượt thắng tính bỏn xẻn ích kỷ nơi tâm bằng phương thức suy nghiệm, quán chiếu mà trong đó vô thường và sự chết là những điều rõ ràng dễ nhận biết nhất. Quán vô thường để thấy sự mong manh không bền vững, quán sự chết để thấy cuộc đời cho dù có đến hay đi cũng đều rỗng không vô nghĩa. Vì vậy nếu tin vào luân hồi nhân quả không gì hơn tích lũy nhân lành việc thiện để dành tư lương cho những chuyến hành trình vô tận là những gì cần thiết nhất cho đời người. Trong Ngũ giới căn bản dành cho người Phật tử đã hàm chứa trọn vẹn lòng từ bi mà mỗi người khi thấu hiểu lời dạy của Phật đều mong muốn giữ gìn giới đức để trở thành những thiện tri thức, những người bạn lành luôn đem an vui lợi lạc cho những người chung quanh.
Vào mùa hạ thứ 10 Đức Phật an cư kiết hạ trong rừng Pàrileyyaka, ở nơi đây Đức Phật làm bạn với các con thú như voi, khỉ chúa…mà không hề làm chúng sợ hãi bởi nơi Ngài luôn tỏa nét từ hòa khiến muôn loài đều cảm mến. Lòng từ bi cảm thắng tất cả, chỉ có lòng từ bi mới giúp cho tâm hồn lớn rộng thênh thang. Chính vì vậy Đức Phật không bao giờ bỏ qua những điều cho dù rất nhỏ nhặt để không làm ai phải đau khổ, phiền lòng. Như câu chuyện khi Đức Phật dùng bữa ăn cuối cùng do người thợ rèn Cunda dâng cúng thì Ngài thọ bệnh và trước lúc Niết bàn Đức Phật gọi Anan đến dặn rằng:
- Này Anan! Sau khi Như lai nhập diệt hãy an ủi Cunda, đừng tự trách mình và nói với mọi người rằng bữa cơm cuối cùng của Cunda cũng như bữa cơm trước khi Như lai thành đạo là hai bữa cúng dường vô cùng phước báu.
Lòng từ có thể cảm hóa được tất cả
Rồi trong những khoảnh khắc trước lúc Niết bàn cho dù trong người không được khoẻ Đức Phật vẫn từ bi tiếp độ người hữu duyên là ông Subhadda một đạo sĩ du phương khi nghe tin Đức Phật sắp nhập diệt thì hối hả tìm đến xin được vào gặp Phật nhưng Anan từ chối đến 3 lần vì sợ làm phiền đến Phật. Tuy nhiên Ngài gọi Anan và nói hãy để cho Subhadda vào hỏi đạo chứ không phải làm phiền Như lai. Chính nhờ lòng chân thành và đầy phước báu mà đạo sĩ Subhadda đã trở thành vị Tỳ kheo, người đệ tử cuối cùng được biệt lệ xuất gia trước Phật chỉ ngay sau khi nghe những lời giáo huấn này.
- Này Subhadda! Hãy để yên những thắc mắc không cần thiết, Như Lai chỉ tóm tắt thế này, bất luận giáo đoàn nào mà ở trong đó có Bát chánh đạo thì Bát chánh đạo chính là con đường duy nhất dẫn đến các tầng Thánh quả, ở nơi ấy sẽ có các bậc Thánh nhân trong sạch, uy nghi và đầy đạo hạnh.
Những lời di huấn cuối cùng của Đức Phật trong Kinh Đại bát Niết bàn luôn để lại nhiều dấu ấn đầy cảm xúc bởi tình thương bao la cùng với những lời nói chân tình của một vị cha lành trước lúc đi xa:
- Này các con! Tất cả các pháp mà Như Lai đã tuyên dạy trong 45 năm qua, không hề có giáo lý công truyền hay bí truyền của một ông thầy có bàn tay nắm lại, cho nên giờ phút này đây các con có điều gì còn nghi ngờ hay chưa thấu rõ về giáo pháp thì hãy hỏi đi, để sau này không phải ân hận hay hối tiếc tại sao trước mặt Đức Thế Tôn mà ta đã không hỏi, nếu vẫn còn e ngại thì hãy nói với người bạn bên cạnh để hỏi hộ cho.
Sức mạnh của lòng từ bi trong đạo Phật
Đức Phật lập lại câu nói này đến ba lần để biết chắc rằng giáo pháp mà Ngài tuyên thuyết đã được mọi người lãnh hội đầy đủ. Rồi Ngài nói thêm:
- Này các con! Hãy nên nương tựa nơi chính mình, không nên nương nhờ vào ai khác. Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường, hãy tận lực chuyên cần để thành đạt giải thoát. Có lẽ Đức Phật là vị giáo chủ duy nhất trên thế gian chỉ biết thương và cho mà không mong cầu sự tán dương hay kính ngưỡng quá đáng, Ngài dạy:
....Khắp các chúng hữu tình nam nữ
Cả thiện nam tín nữ Tăng Ni
Nếu tu vào đạo trở đi
Mà vâng giữ đúng pháp di giáo truyền
Mới được gọi cần chuyên nghiêm chỉnh
Đem hết lòng thờ kính Thế Tôn
Làm cho Phật pháp trường tồn
Chẳng hư chẳng hoại một môn pháp nào
Đó là cách tối cao dâng cúng
Còn quý hơn thờ phụng viễn vông....
Thông điệp về lòng từ bi, thực hành điều thiện qua vở kịch nói "Quan Âm Diệu Thiện"
Quả thật con người của Đức Phật là như vậy cho nên giờ đây Ngài đang ung dung, thanh thản ở một nơi chốn bình yên, vắng lặng, còn chúng ta vẫn đang xuôi ngược trong dòng đời sanh tử, vẫn đang khóc cười theo thân phận khổ đau giữa tam đồ, lục đạo mà như Đức Phật đã nói "Nước mắt chúng sinh đổ ra cho những muộn phiền, khổ lụy nhiều như nước biển trong đại dương".
Dẫu sao cho đến hôm nay điều may mắn khi giáo pháp hơn 2500 năm qua của Đức Phật vẫn còn tồn tại là niềm an ủi vô biên cho con người vì nơi đây vẫn còn là chỗ nương tựa, vẫn còn có những lời giáo huấn vi diệu giúp bao nhiêu người thấu ngộ lẽ sinh tử vô thường, khổ không, vô ngã để đem tình thương, đem vật chất ngoại vi ban phát cho đời, cho những chúng sinh khổ đau bất hạnh. Bởi tự ngàn xưa trong thế gian những người hữu phước, thuận duyên, giàu có thường ít ỏi mà chúng sinh nghèo cùng, khốn khó thì lại quá nhiều. Vì thế xã hội vẫn luôn cần đến những tấm lòng, những trái tim nhân hậu, biết nhận chân vạn pháp vô thường để đem yêu thương san sẻ bằng nhiều cách cho đi mà không đợi chờ lần lựa, chính là biết nuôi dưỡng mạch sống cho trái tim không bị khô héo. Trong ý niệm tinh thần ấy lòng từ bi, trắc ẳn luôn là mạch nguồn để nuôi dưỡng trái tim. Lòng từ là trái tim muôn thuở.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đức Phật đến với chúng ta
Đức Phật 09:12 05/11/2024Chúng sinh hay hữu tình là những loài bị trói, không phải bởi một giây phiền não, mà cả trăm giây phiền não, cả ngàn giây phiền não, cả vô số vô biên giây phiền não.
Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại
Đức Phật 11:05 28/10/2024Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.
Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya
Đức Phật 09:00 11/10/2024Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.
Những đức tánh của Phật
Đức Phật 17:40 02/10/2024Luận Nhiếp đại thừa viết: Đức tánh của Phật đà có 7 thứ mà ai niệm Phật cũng phải tưởng niệm những đức tánh ấy.
Xem thêm