Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 16/11/2020, 11:27 AM

Thông điệp về lòng từ bi, thực hành điều thiện qua vở kịch nói "Quan Âm Diệu Thiện"

Vở diễn kể lại hành trình vượt mọi thử thách, cám dỗ của công chúa Ba trên con đường cứu khổ, cứu nạn. Nhìn rõ được những lỗi lầm của vua cha, thấu tỏ mọi lầm than của muôn dân, công chúa Ba một lòng hướng Phật, rũ bỏ vinh hoa phú quý để quy y nơi cửa chùa thanh tịnh.

Công chúa Ba đã vượt qua bao đại nạn một cách nhiệm màu và ngay cả thử thách của Đức Phật tổ Như Lai đặt ra cũng không làm lung lay ý chí của nàng. Sau cùng công chúa đã hy sinh đôi mắt và bàn tay để làm phương thuốc cứu cha mình.

NSND Lệ Ngọc (áo xanh) trong vai công chúa Diệu Thiện

NSND Lệ Ngọc (áo xanh) trong vai công chúa Diệu Thiện

Vở kịch "Quan Âm Diệu Thiện" mở ra 3 cõi trong một sự tích thiêng, đó là cõi trần tục đầy thị phi, bát nháo; cõi âm đầy khắc nghiệt, bi thương và cõi niết bàn thanh tịnh, uy nghiêm. Qua đó, vở diễn nhằm truyền đi thông điệp về lòng từ bi, khuyên nhủ con người nên thực hành điều thiện, không nên làm điều ác để tránh luân hồi quả báo.

"Quan Âm Diệu Thiện" hướng con người đến những giá trị chân, thiện, nhẫn, lấy đức - hiếu - nhân làm trọng, đạt được trí huệ. Vở kịch cũng là kho tư liệu quý về những giá trị đạo đức cốt lõi trong lối sống của con người Việt Nam, để mỗi người tự soi chiếu mà sống đẹp và tĩnh tâm hơn giữa đời thường.

Chùa Hương Hà Tĩnh và sự tích Quán Âm Diệu Thiện

Một cảnh trong vở diễn

Một cảnh trong vở diễn

Vở diễn do tác giả Lệ Dung viết kịch bản, NSND Lê Hùng đạo diễn đã khai thác triệt để thủ pháp ước lệ trong từng cảnh nhằm tạo hiệu ứng đẹp và độc về mặt hình ảnh. Lời thoại của vở diễn vừa súc tích, vừa đảm bảo tính chính xác, nhưng vẫn gần gũi, dễ hiểu với khán giả ngày nay đặc biệt là khán giả trẻ.

Cố vấn Phật học của vở diễn là Thượng toạ Thích Minh Hiền, Phó Trưởng ban Văn hoá Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Hương.

Vở diễn "Quan Âm Diệu Thiện" có sự góp mặt của NSND Lệ Ngọc (vai công chúa Diệu Thiện), Văn Hải (vai vua Trang Vương), Hương Thủy (vai hoàng hậu), Thanh Bình (vai thái giám), Anh Đào (vai công chúa Diệu Thanh), Kim Oanh (vai công chúa Diệu Nguyên)...

Đạo diễn NSND Lê Hùng chia sẻ: "Vở diễn là nén hương thơm dâng lên cửa Phật, mong cuộc sống bình yên hơn, con người sống tĩnh tâm và hướng thiện hơn".

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Phật và Bồ tát không còn giới nam hoặc giới nữ?

Góc nhìn Phật tử 10:35 31/10/2024

“Bồ Tát không phải nam, cũng không phải nữ, Ngài ứng hiện vô số hoá thân để cứu độ chúng sinh tuỳ theo nỗi lời cầu nguyện” – Kinh Phổ Môn; cũng vậy, theo Tỳ kheo Thích Pháp Hoà: “Phật là bản tính giác ngộ chứ không phải tướng nam".

Truyện ngắn: “Vòng đời của chiếc lá”

Góc nhìn Phật tử 06:35 31/10/2024

Mùa xuân, những chồi non hồng hào lại nhú lên thật tươi mát và đẹp đẽ. Hạ cánh trên một cành đầy nụ biếc, tôi bỗng nghe thật dịu dàng tiếng cây mẹ thô ráp, đen đúa, xù xì đang thầm trò chuyện với những chồi lá non tơ xinh xắn.

Vật chất thế gian, bao nhiêu là đủ?

Góc nhìn Phật tử 17:00 30/10/2024

Nhu cầu là thứ nằm trong mỗi người chúng ta, nhưng lạ một điều là chúng ta lại không hiểu rõ về nó. Thường thì ta sẽ tưởng rằng "Mình không có cần nhiều thứ lắm, mình không tham lam như những kẻ ở ngoài kia". Nhưng thực ra chẳng qua cái tham trong ta đang trong chế độ ngủ...

Lắng lòng, rải niệm từ bi!

Góc nhìn Phật tử 19:30 29/10/2024

Lắng lòng, rải niệm từ bi! / Với ai chịu cảnh tham si đọa đày/ Tạ ơn sự sống mỗi ngày/ Để nghe mình vẫn còn may mắn nhiều.

Xem thêm