Lừa gạt tiền từ thiện – Phải chịu quả báo như thế nào?
Vào thời triều nhà Minh, ở Tô Châu có một người họ Nguyên nổi tiếng vì hay làm từ thiện. Dân trong vùng rất ngưỡng mộ việc làm từ thiện của ông. Ông được đánh giá là người có tấm lòng cao thượng, luôn nhã nhặn vui vẻ với mọi người, bởi vậy giới quyền quý thường xuyên lui tới và kết bạn bè.
Vào thời triều nhà Minh, ở Tô Châu có một người họ Nguyên nổi tiếng vì hay làm từ thiện. Dân trong vùng rất ngưỡng mộ việc làm từ thiện của ông. Họ Nguyên được đánh giá là người có tấm lòng cao thượng, luôn nhã nhặn vui vẻ với tất cả mọi người, bởi vậy giới quyền quý thường xuyên lui tới và kết bạn bè.
Có một thương nhân từ xa tới đây nghe danh họ Nguyên là người đức độ lương thiện nên rất muốn tới gặp để học hỏi và quyên góp. Tuy nhiên vị thương nhân trên đường đi chưa kịp tới nơi thì trời đã tối, nên đành xin tá túc ở một ngôi chùa nhỏ giữa đường, cách thị trấn nơi nhà họ Nguyên cư ngụ không mấy xa. Vị thương nhân dự tính nội trong ngày mai sẽ tới để gặp gỡ, đàm đạo cùng họ Nguyên.
Ngôi chùa đơn sơ chỉ có một sư thầy trụ trì và hai chú tiểu. Sau bữa cơm chay, thương nhân xin được đàm đạo cùng sư thầy, mọi người đều vui vẻ. Trụ trì hỏi thương nhân từ đâu lặn lội tới đây, thương nhân bèn thuật rõ sự tình:
“Thưa trụ trì, tôi buôn bán lâu nay cũng có dành dụm chút ít, muốn làm từ thiện tích đức cho bản thân và con cái. Nghe danh trong vùng có nhà họ Nguyên đức cao vọng trọng làm từ thiện giúp dân nghèo, nên tôi đã kết hợp vừa tới đây làm ăn, vừa quyên góp tiền cho họ làm công việc này”.
Trụ trì nghe xong mỉm cười đáp:
"Mọi thứ đừng nhìn bề ngoài, làm từ thiện cần cái tâm ngay chính, nếu không chẳng tích đức mà còn tạo nghiệp nặng. Nếu không biết mà quyên tiền cho người như vậy cũng sẽ chẳng tích được chút gì”.
Nghe xong thương nhân vô cùng ngạc nhiên bèn hỏi han trụ trì cho rõ sự tình, trụ trì chỉ mỉm cười và nói thương nhân hãy đi nghỉ sớm.
Băn khoăn với những gì vừa được nghe, nhưng vì đường xá xa xôi nên thương nhân cũng nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Nửa đêm thương nhân chợt tỉnh giấc vì có tiếng kêu khóc thảm thiết của ai đó, vội bật dậy tìm dép lần mò ra ngoài xem sao. Trước mắt của thương nhân là khung cảnh rất khác những gì vừa thấy, xung quanh mờ mờ ảo ảo, tiếng khóc than ngày càng rõ. Lại gần thì thấy có ai đó đang bị cùm gông cả chân lẫn tay nằm trong một vạc dầu sôi sùng sục, nhìn rất đáng sợ. Thương nhân rùng mình tự hỏi mình đang ở đâu vậy? Lẽ nào đang ở địa ngục nơi những linh hồn tội lỗi phải chịu nghiệp báo đã gây ra khi còn ở dương gian?
Đang phân vân không rõ thế nào thì nghe một quỷ sứ nói rất to: “Họ Nguyên người Tô Châu cần chịu ngâm vạc dầu đủ 1.000 năm vì tội lừa gạt tiền của người khác để mưu lợi cho bản thân. Tội càng nặng hơn khi dùng danh nghĩa làm từ thiện để làm giàu cho mình. Tiền quyên góp chỉ dùng một phần nhỏ làm từ thiện, phần lớn đổ vào cuộc sống xa hoa, tiêu xài vô độ. Tội nặng khó tha, cứ thế mà tiến hành”.
Nghe vậy thương nhân thất kinh, tới nhìn thì thấy rõ là người đang kêu khóc đó giống như những gì mô tả về ngoại hình của người nổi tiếng đức độ họ Nguyên. Thương nhân toát mồ hôi vì lo sợ, vội vàng rón rén tìm đường quay về phòng, nằm xuống rồi ngủ luôn lúc nào không biết.
Sớm hôm sau tỉnh giấc, thương nhân vội tới gặp trụ trì và thuật lại câu chuyện đêm qua. Trụ trì vẫn chỉ mỉm cười và nói rằng:
“Làm từ thiện phải từ tâm, không nhất thiết quyên nhiều tiền nhiều bạc, dễ sinh tham tâm mà gây nghiệp nặng phải trả về sau. Thí chủ nếu muốn làm từ thiện tích đức thì hãy tự bản thân làm lấy, hãy nhìn vào cái kết của họ Nguyên trong giấc mộng đêm qua, thực chất là điềm báo sắp xảy ra cho ông ta”.
Nghe xong, thương nhân như bừng tỉnh ra, vội cúi lạy và cảm tạ trụ trì vì đã khai sáng cho mình.
Làm từ thiện là điều tốt nhưng phải xuất từ tâm trong sáng và hành động ngay chính. Nếu lợi dụng việc này mà tích tiền tài cho bản thân, đồng nghĩa với việc gạt người chiếm đoạt của, chắc chắn phải trả nghiệp nặng về sau...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm