Thứ tư, 01/05/2019, 11:40 AM

Màu nắng vô ưu đón chào đức Phật Đản sinh

Tọa lạc dưới chân ngọn núi tuyết, khu vườn xinh đẹp với những thảm cỏ xanh non trải dài trở nên nổi tiếng hơn khi câu chuyện hạ sanh của Thái tử Siddhartha Gautama được lan truyền khắp xứ.     

Để đánh dấu sự kiện đáng nhớ, đức vua Tịnh Phạn đã cho xây trong khu vườn thiêng một tòa lâu đài cùng ngôi đền nhỏ để thờ người vợ quá cố. Khi mùa hạ đến, vua cùng hoàng tộc từ kinh thành ra đây để nghỉ ngơi tránh nắng và cũng là mở tiệc mừng sinh nhật cho Siddhartha. Tưởng niệm ngày mất hoàng hậu- sinh mẫu của thái tử cũng thường tổ chức tại cung điện mùa hè này.  

Một ngày trăng tròn tháng 4, Hoàng hậu Maya rời kinh thành Kapilavastu trở về quê nhà để sanh con đầu lòng theo tục lệ. Đoàn tùy tùng đưa Hoàng hậu ngang qua khu vườn, bà nhìn thấy phong cảnh hữu tình liền cho dừng kiệu vào đó nghỉ ngơi, xuống hồ tắm rửa, rồi cùng thị nữ khoan thai dạo cảnh.

Khi đến một tán cây cổ thụ, hoàng hậu đưa tay ngắt lấy cành hoa thì chuyển dạ sanh Thái tử. Đứa trẻ sanh ra liền đứng lên đi bảy bước, có bảy bông sen đỡ chân, hàng chư thiên trên các tầng trời bay đến chúc mừng rải hoa cúng dường ngày Bồ Tát xuất thế.  

Thái tử sinh ra, liền đứng lên đi bảy bước, có bảy bông sen đỡ chân, hàng chư thiên trên các tầng trời bay đến chúc mừng rải hoa cúng dường ngày Bồ Tát xuất thế.

Thái tử sinh ra, liền đứng lên đi bảy bước, có bảy bông sen đỡ chân, hàng chư thiên trên các tầng trời bay đến chúc mừng rải hoa cúng dường ngày Bồ Tát xuất thế.

Bài liên quan

Thái tử Siddhartha Gautama chào đời được hơn tuần lễ thì mẫu hậu Maya mãn phần tạ thế. Vương phi Mahà Pajàpati- em ruột hoàng hậu đảm nhận trọng trách nuôi dưỡng đứa cháu thơ mồ côi mẹ.

Là một thái tử cao sang quyền thế, được vua cha trân quý thương yêu, Di mẫu hết lòng chăm lo bảo bọc, trăm họ bá quan thần phục cúi đầu. Thế nhưng từ khi còn thơ bé, Siddhartha Gautama đã thể hiện tính cách khác biệt, không chơi đùa nghịch ngợm như bao đứa trẻ đồng trang lứa. Lớn lên ngoài việc học hành, dồi mài kinh thư võ nghệ thì thái tử không bận tâm đến vương quyền địa vị, không thích sự xa hoa hưởng thụ, không tụ tập chốn đông người phù phiếm. Những lần theo các vương tôn công tử dự tiệc vui chơi hay vào rừng săn bắn, Siddhartha thường tách riêng đến chỗ vắng vẻ ngồi thiền hoặc đi gặp các vị đạo sĩ ẩn tu để tham vấn về đạo pháp.  

Biết được điều đó và nhớ lại lời tiên đoán của vị tiên nhân năm xưa, vua cha tìm mọi cách để hướng thái tử đi theo con đường thế tục, nuôi chí nối nghiệp làm vua trị vì thiên hạ. Đến tuổi trưởng thành, thái tử là một chàng trai tuấn tú, văn võ song toàn, tài trí hơn người, tâm đức lại bao dung độ lượng. 

Nàng hãy cho đi những gì không mãi thuộc về mình. Buông bỏ cũng là cách để cõi lòng thanh thản. Hạnh phúc chân thật rồi sẽ mỉm cười.

Nàng hãy cho đi những gì không mãi thuộc về mình. Buông bỏ cũng là cách để cõi lòng thanh thản. Hạnh phúc chân thật rồi sẽ mỉm cười.

Vâng lời phụ hoàng, Siddhartha kết hôn với công chúa Yasodhara, con vua nước láng giềng và cũng là em họ của mình. Cuộc sống hạnh phúc vương giả tưởng chừng sẽ trọn vẹn khi đứa con trai của họ chào đời. Nhưng rồi vào một đêm khuya, Thái tử lìa bỏ ngai vàng điện ngọc, từ bỏ vợ đẹp con thơ… cùng người hầu Xa Nặc vượt sông A Nô Ma vào tận rừng sâu quyết chí xuất gia tầm đạo.   

Thái tử lìa bỏ ngai vàng điện ngọc, từ bỏ vợ đẹp con thơ… cùng người hầu Xa Nặc vượt sông A Nô Ma vào tận rừng sâu quyết chí xuất gia tầm đạo.

Thái tử lìa bỏ ngai vàng điện ngọc, từ bỏ vợ đẹp con thơ… cùng người hầu Xa Nặc vượt sông A Nô Ma vào tận rừng sâu quyết chí xuất gia tầm đạo.

… Thấm thoát đã bảy năm trôi qua rồi. Thời gian là sự lãng quên, là nỗi thương nhớ mong chờ trong ưu tư thầm lặng của đời người. Khi Thái tử dứt áo ra đi, Ruhala - đứa con trai của người chỉ mới vài tháng tuổi. Nay hoàng tử nhỏ cũng đã lên bảy, chỉ hình dung bóng dáng người cha qua lời kể của mẫu thân.

Bảy năm trong thâm cung lạnh lẽo với đứa con thơ, công chúa Yasodhara còn phải hứng chịu bao lời thị phi chê trách của người đời. Không trang điểm son phấn lụa là, cũng không một lời oán than trách móc, Yasodhara chỉ biết chờ đợi và hy vọng một ngày không xa Thái tử sẽ trở về. Cuộc xum vầy vợ chồng cha con sẽ xóa tan hết bao cay đắng muộn phiền mà nàng hứng chịu lâu nay.

Bảy năm trong thâm cung lạnh lẽo với đứa con thơ, công chúa Yasodhara còn phải hứng chịu bao lời thị phi chê trách của người đời

Bảy năm trong thâm cung lạnh lẽo với đứa con thơ, công chúa Yasodhara còn phải hứng chịu bao lời thị phi chê trách của người đời

Bài liên quan

Qua thông tin Yasodhara biết Siddhartha đã trải qua những ngày tháng tu hành khổ hạnh đến hao gầy thân xác. Đạo nghiệp chưa thành nhưng sức tàn lực kiệt, cuối cùng người nhận ra chỉ có con đường trung đạo mới đạt được chân lý giải thoát.

Bấy giờ có cô gái tên Sujata đến cúng dường Bồ tát một bát sữa. Người thọ nhận, sức khỏe dần hồi phục. Siddhartha xuống dòng sông Ni Liên Thiền gần đó để tắm gội. Tiếp đến ngài trở lại dưới gốc cây tham thiền nhập định, phát nguyện khi nào chứng thành đạo quả mới rời khỏi nơi này.  

Trải qua 49 ngày đêm thiền định định, Siddhartha phải chiến đấu với tầng lớp thiên ma kéo đến khuấy phá nhằm chi phối tâm trí, thử thách nghị lực, quyết ngăn không cho Bồ Tát đạt thành chánh quả.

Ngài lại phải chiến đấu với ma quân phiền não luôn chực chờ khuấy động trong tâm, hầu làm chướng ngại bước đường tu tiến của bậc giác ngộ. Với trí tuệ cùng sự kiên định vững vàng, sau bảy tuần tĩnh tọa, trong đêm cuối cùng trước khi ánh ban mai tỏ rạng, ngài chứng đắc diệu quả chánh đẳng chánh giác.

Trải qua 49 ngày đêm thiền định định, Siddhartha phải chiến đấu với tầng lớp thiên ma kéo đến khuấy phá nhằm chi phối tâm trí, thử thách nghị lực, quyết ngăn không cho Bồ Tát đạt thành chánh quả.

Trải qua 49 ngày đêm thiền định định, Siddhartha phải chiến đấu với tầng lớp thiên ma kéo đến khuấy phá nhằm chi phối tâm trí, thử thách nghị lực, quyết ngăn không cho Bồ Tát đạt thành chánh quả.

Ma vương thần phục, phiền não nội chướng tiêu tan. Đức Cồ Đàm rời cây Bồ đề, đến khu vườn nai để thuyết pháp độ cho năm người bạn đạo năm xưa. 

Từ đó, người ta gọi ngài là Phật, là Như Lai, là đức Thế Tôn. Hành trình hoằng pháp của Phật trải dài khắp vùng châu thổ Trung Ấn. Những nơi Như Lai đến, hàng đệ tử xuất gia ngộ đạo theo về cả ngàn vị; mỗi bước chân Thế Tôn đi qua, giới cư sĩ lãnh thọ đạo pháp, phát tâm hướng thiện có tới vạn người.

Đâu chỉ có người bình dân thấp hèn trong xã hội mà các vị Quốc vương, thân hào trưởng giả uy quyền tột bực cũng hết lòng kính ngưỡng quy y theo Phật. Người thì xin theo Phật xuất gia sống đời phạm hạnh, người trở thành cư sĩ hộ pháp rất tận tâm đắc lực. 

Đạo nghiệp hoằng hóa lan rộng là vậy nhưng Phật vẫn chưa một lần ghé qua kinh thành Kapilavastu thăm phụ vương cùng hoàng tộc. Không thể chờ đợi mãi nên vua cha đã cử nhiều đoàn sứ giả đến cầu thỉnh Phật trở về quê một chuyến. Nhưng do vì quá kính ngưỡng nên những người ra đi đều ở lại xin xuất gia tu tập cùng chư Thánh chúng. Phải đến lần thứ bảy, với tất cả sự nỗ lực cầu thỉnh, Thế Tôn mới nhận lời hồi quy bổn xứ.  

… Buổi sáng ngày hè trời trong nắng gắt, vậy mà Yasodhara cảm giác như cơn gió lạ vừa thổi vào tâm can lạnh buốt. Siddhartha đang trở về. Cả kinh thành và dân chúng đều hân hoan đón nhận tin này. Yasodhara cùng tâm trạng đó nhưng nàng biết sự trở về này sẽ không như lòng mình mong đợi lâu nay. 

- Mẹ! Có phải cha con sắp về không? Ông nội và mọi người đã trở lại kinh thành. Sao chúng ta còn ở đây.

Hai mẹ con đang đi dạo trong vườn. Ý nghĩ về ngày trở về của một người từng rất thân thiết khiến tâm trí Yasodhara cứ miên man nghĩ ngợi. Nghe Rahula hỏi, người mẹ như sực tỉnh vội trả lời:

- Cha con… người đã tu hành đắc đạo thành Phật rồi con ạ. Mẹ nghe nói lúc này đang mùa mưa, nên cha con và đoàn thánh tăng dừng chân tịnh tu trong một ngôi Tinh Xá. Đợi sau mùa an cư, thời tiết thuận lợi hơn thì mới trở về. 

Rahula ngước nhìn mẹ dò hỏi:

- Mọi người ai cũng hân hoan chờ đợi. Vậy mà con thấy mẹ lại không được vui. Mẹ không mong cha về sao?

Vậy thì khi gặp cha… con sẽ hỏi gì trước tiên. Người chưa từng gặp con, không biết có nhận ra không?

Vậy thì khi gặp cha… con sẽ hỏi gì trước tiên. Người chưa từng gặp con, không biết có nhận ra không?

Bài liên quan

Người mẹ ngồi xuống bên gốc cây, kéo đứa con nhỏ vào lòng rồi khẽ nói:

- Con trai yêu quý. Mẹ rất vui và cũng rất trông chờ cha con. Có điều… cha con xa nhà đã lâu. Nay đã là một đạo sĩ tu hành đắc quả, danh tiếng vang xa. Cha con về sẽ có hàng ngàn chúng đệ tử theo về. Mẹ đang nghĩ là ngày gặp lại người trong một hình hài khác hẳn… chẳng biết phải nói gì, phải xưng hô thế nào cho phù hợp.

Rahula vẫn không thôi thắc mắc:

- Con nghe bà nội nói cha tu hành kham nhẫn khổ hạnh lắm. Ngày ăn một bữa, đêm ngủ dưới gốc cây, chân đi đất, mặc áo vá trăm mảnh. Trước kia khi còn là thái tử, cha ở trong cung điện cao sang rộng lớn, ăn ngon mặc đẹp, uy quyền thế lực hơn người. Vậy sao cha lại bỏ tất cả để đi tu… hả mẹ.?  

- Cha con có chí lớn nguyện lớn nên đâu chấp nhận sự ràng buộc trong vòng vây tham ái thế tình. Người khổ tu là để tìm ra chơn lý diệu mầu, tìm ra con đường thoát khỏi khổ đau sanh tử. Chánh đạo người tìm ra cũng là mở lối cho ba cõi chúng sinh cùng quay về bến giác. Đạo nghiệp đã thành, ngọn đèn tuệ giác đang lưu truyền và mai này sẽ về đến nước chúng ta. Không chỉ triều thần mà muôn dân cũng rất nóng lòng mong được gặp, được lắng nghe những lời kim ngôn của bực giác ngộ…

- Mẫu thân! Mẹ nói nghe hay lắm đó. Vậy thì khi gặp cha… con sẽ hỏi gì trước tiên. Người chưa từng gặp con, không biết có nhận ra không? 

- Cha con tình cảm thiêng liêng nên dù con có đi cùng những đứa trẻ khác, người cũng sẽ nhận ra Ruhala là con của mình. À! Ngay khi gặp người thì con hãy nói như thế này… Thưa cha! Con là chủng tử của cha. Con biết người là có một kho tàng vô giá. Vậy xin cha hãy trao tất cả tài sản của người cho con. 

Rahula reo lên:

- Vậy thì tuyệt lắm. Mẹ yên tâm. Con sẽ theo cha để xin cho được tài sản. Vì tài sản của cha cũng chính là của con mà. 

Yasodhara giật mình. Rahula còn nhỏ tuổi nhưng thông minh lại có chí hướng như người cha vĩ đại của mình. Cậu bé luôn có những suy nghĩ chính chắn và tính tình cũng rất cương quyết mạnh mẻ. Có thể vì tò mò, vì muốn nhận gia sản của cha… Rahula sẽ không ngần ngại rời xa vòng tay mẹ. 

Ngày mai Siddhartha về thăm quê hương, kinh thành Kapilavastu sẽ có nhiều biến động. Cơn lốc ánh đạo mầu sẽ cuốn đi hết những truyền thống vốn đã định hình lâu nay. Thật không dễ dàng chấp nhận khi phải xa dần những người thân yêu. Chỉ nghĩ tới điều đó thôi, trái tim Yasodhara đã quặn thắt. Nàng nhắm mắt lại và chợt nghe có tiếng Siddhartha vọng lại từ nơi xa xăm nào đó.

- Tiệc vui rồi cũng phải tàn. Tình cảm yêu thương rồi cũng tới ngày chia lìa xa cách. Nhan sắc mỹ miều, anh tài xuất chúng cũng đâu tránh khỏi định luật vô thường sanh tử. Cuộc đời giả tạm này chẳng có gì là trường tồn vĩnh cửu để chúng ta phải khổ đau lưu luyến. Vậy thì Yasodhara ơi!

Nàng hãy cho đi những gì không mãi thuộc về mình. Buông bỏ cũng là cách để cõi lòng thanh thản. Hạnh phúc chân thật rồi sẽ mỉm cười. Con đường an vui giải thoát luôn rộng mở và đón chờ bước chân người giác ngộ tìm đến.

Nàng hãy cho đi những gì không mãi thuộc về mình. Buông bỏ cũng là cách để cõi lòng thanh thản. Hạnh phúc chân thật rồi sẽ mỉm cười.

Nàng hãy cho đi những gì không mãi thuộc về mình. Buông bỏ cũng là cách để cõi lòng thanh thản. Hạnh phúc chân thật rồi sẽ mỉm cười.

… Cũng đã đến lúc phải quay về, Yasodhara đứng lên nói với con:

- Sáng mai chúng ta phải hồi cung. Mẹ vào chuẩn bị đây.

Yasodhara bước nhanh nhưng tai nàng vẫn nghe tiếng Ruhula nhắc lại những lời vừa nói:

- Mẹ ơi! Ngày mai cha trở về, con nhất định phải đi theo để xin tài sản vô thượng của người.

Không còn là ý nghĩ mơ hồ. Ngày mai… sẽ có rất nhiều người dứt bỏ mọi ràng buộc để cùng đi trên con đường giác ngộ an vui giải thoát. Yasodhara hiểu điều gì đến phải đến nên lòng nàng cũng bình thản đón nhận như đã từng đón nhận trong quá khứ.   

Qua tâm cảm, Yasodhara cũng đã nhìn thấy… những người con gái đức Như Lai rồi đây sẽ được trở về trong ngôi nhà chánh pháp, cùng chung sống chan hòa, an vui tu tập dưới ánh đạo màu vô ưu thánh thiện.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?

Kiến thức 09:00 25/12/2024

Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.

Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú

Kiến thức 08:46 25/12/2024

Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.

Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?

Kiến thức 20:26 24/12/2024

Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử. 

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)

Kiến thức 10:00 24/12/2024

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.

Xem thêm