Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 22/09/2023, 14:00 PM

Luận về nhân quả

Con mỗi ngày niệm Phật A-di-đà có công dụng gì? Ví như con đem tiền cho vay lấy lãi, thì người ta sẽ trả phần lời cho con, luôn luôn có lời, lúc nào cũng có lời. Còn Phật A-di-đà không giúp con, vậy con niệm Phật có công dụng gì?

Có nhiều Phật tử hay than phiền việc ăn chay:

- Thầy ơi, con không muốn ăn chay!

- Chà! Trước đây chẳng phải con đã từng ăn chay hai mươi năm sao? Thế sao hôm nay bỗng dưng giữa chừng ngã mặn?

- Thầy xem, con ăn chay xuyên suốt nhiều năm, nhưng thân thể lại không khỏe mạnh, Phật tổ không gia hộ, con ăn chay nào có ích gì?

Hóa ra anh ta ăn chay thì Phật tổ phải làm thầy thuốc cho gia đình anh ta, phải bảo hộ cho anh ta khỏe mạnh.

Luân hồi và nhân quả trong đạo Phật

00

Cũng có người càm ràm:

- Sư phụ ơi! Con không muốn niệm Phật!

- Chà! Lâu nay con niệm Phật rất nhiều năm, niệm rất tinh tấn, sao hôm nay bỗng dưng không muốn niệm Phật?

- Con mỗi ngày niệm Phật A-di-đà có công dụng gì? Ví như con đem tiền cho vay lấy lãi, thì người ta sẽ trả phần lời cho con, luôn luôn có lời, lúc nào cũng có lời. Còn Phật A-di-đà không giúp con, vậy con niệm Phật có công dụng gì?

Té ra anh ta niệm Phật, không phải để tăng trưởng phúc tuệ, hay liễu sinh thoát tử, mà muốn Phật A-di-đà thành ông thần tài, để cầu danh lợi.

Chúng ta nên biết: tín ngưỡng thì có nhân quả của tín ngưỡng; đạo đức thì có nhân quả của đạo đức; sức khỏe thì có nhân quả của sức khỏe; tiền tài thì có nhân quả của tiền tài … chẳng phải hướng về thần linh một phen khấn vái, rồi có thể hô mưa gọi gió liền cho là đã gọi tới!

Các vị muốn thân thể khỏe mạnh, thì ắt phải phát tâm hành thiện, điều hòa thân tâm, tâm an ổn tự nhiên thân thể thư thái. Các vị muốn tiền dồi dào, thì cần phải rộng kết duyên lành, siêng năng cần mẫn, luôn giữ chữ tín, trao dồi trí tuệ và năng lực, tự lực phấn đấu sau mới được trời gia hộ. Các vị cho vay nặng lãi, bóc lột người nghèo, như thế đã không có đạo đức, lại còn bảo Phật gia hộ cho phát tài, đây há chẳng phải là muốn Phật A-di-đà thông đồng làm bậy với các vị sao?

Ăn chay hay niệm Phật là nhân trên tín ngưỡng, tự sẽ có kết quả trên tín ngưỡng. Nếu cho rằng có nhân đó, liền có thể mong cầu đòi nhận được kết quả sức khỏe hay tiền tài … một cách tùy tiện, như thế là hoàn toàn không hiểu về tác dụng của tín ngưỡng. Các vị nhìn xem có rất nhiều người, khi đến miếu lễ bái, cúng vài nải chuối, đôi đĩa trái cây, mấy hộp bánh … liền râm râm trả giá thần linh đủ thứ:

- Cầu bà! Cầu ông! Ngài hãy phù hộ cho toàn gia đình của chúng con được bình an như ý, phù hộ cho con của con được thăng quan phát tài, cho gia đình con làm ăn phát đạt …

Vài nải chuối, đôi đĩa trái cây, mấy hộp bánh đó có trao đổi hết các yêu cầu đủ thứ của quý vị không? Giá trị của những vật đem dâng cúng đó có lớn như vậy không?

Cội gốc của loại tín ngưỡng này không phải là chánh tín mà là tâm tham chấp! nếu bà thần hay hay ông thần tiếp nhận nải chuối, đĩa trái cây, hộp bánh … của người đó, thì ắt phải đáp trả cho người đó nhiều thứ như thế, thần thánh như thế cũng chẳng qua là dạy người khác cách đầu cơ mưu lợi mà thôi, nơi nào lại có loại tôn giáo chỉ cầu mưu lợi riêng, không làm mà hưởng như thế?

Trong kinh Phật có ghi: “muốn biết nhân đời trước, hãy nhìn sự hưởng thọ đời này; muốn biết quả vị lai, hãy nhìn việc làm ở đời này”. Có nghĩa là quá khứ gieo nhân gì, thì hiện tại thọ cái quả gì; hiện tại tạo nhân gì, thì tương lai kết quả gì. Trước khi Phật giáo thành lập, các nền triết học hay các tư tưởng tôn giáo trước đó, đối với nhân quả đã có cách nói không đồng, nhưng thảy đều không viên mãn thấu triệt như nhân quả ba đời của Phật giáo đề cập.

Tuy Phật giáo nói về nhân quả ba đời, nhưng lại chú trọng nhân quả hiện đời; nhân xấu quả xấu ở quá khứ, đời này có thể chuyển đổi nó; nhân lành quả lành ở vị lai, có thể nương theo sự tu tập ở đời này mà đạt được. Vì thế, mọi người chúng ta có thể nhân lúc hiện tại còn sức lực, hãy hành thiện tích đức, sớm gieo nhân lành, để kết thành quả ngọt về sau, hãy khéo chuẩn bị.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Pháp tu soi gương

Kiến thức 15:52 05/11/2024

Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch. Nếu không soi gương, chúng ta sẽ không biết mặt mình như thế nào.

Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?

Kiến thức 10:35 05/11/2024

Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?

Đi về phía an lạc hạnh phúc

Kiến thức 09:20 05/11/2024

Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?

Muốn mau lành bệnh

Kiến thức 07:03 05/11/2024

Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.

Xem thêm