Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 31/08/2023, 12:00 PM

Tu có chuyển được nhân quả không?

Từ lâu, chúng ta thường nghe nói gieo nhân nào thì chịu quả nấy, tức là ai tạo nhân gì thì phải thọ quả báo đúng như vậy, không sai. Lý nhân quả của đạo Phật không cố định là tác nhân nào thọ quả nấy, mà cũng không phải tác nhân mà không thọ quả, nó rất phức tạp.

Song, trong kinh Phật có dạy như vậy không?

Đây là điều mà chúng ta phải tìm hiểu cho tường tận, vì đa số người mới tu đều nghĩ rằng:

Xưa kia làm điều tội ác, ngày nay tu hành là mong giảm bớt khổ đau.

Nhưng, nếu trước đã gây nhân nào sau phải chịu quả nấy thì tu để làm gì?

Tu cốt cho hết khổ, mà nếu gây nhân nào phải thọ nhận quả nấy thì tu đâu có hết khổ?

Nếu chúng ta hiểu theo nghĩa nông cạn, đơn giản là tác nhân nào thọ quả nấy thì sẽ thối tâm không tu được.

Lý nhân quả của đạo Phật không cố định là tác nhân nào thọ quả nấy, mà cũng không phải tác nhân mà không thọ quả, nó rất phức tạp.

Người giác ngộ sống ung dung trong nhân quả

118652524_1229891217362538_6760233985653952149_n

Kinh A Hàm Phật có dạy:

Người gây nhân bất thiện, trước hoặc sau họ biết tu thân, tu giới, tu tâm thì quả sẽ đổi thay.

Nếu người gây nhân bất thiện mà không biết tu thân, tu giới, tu tâm thì gây nhân nào sẽ thọ quả nấy.

Đó là nhân nào quả nấy và gây nhân mà biết chuyển nghiệp thì quả cũng đổi thay.

Phật có ví dụ một nắm muối nếu hòa tan trong tô nước lạnh thì tô nước ấy mặn không uống được.

Cũng nắm muối đó, nếu hòa tan trong lu nước lớn dung lượng độ vài ba trăm lít thì nước trong lu sẽ uống được, nhưng vị nước hơi mẳn mẳn.

Và nếu nắm muối đó hòa tan trong một hồ nước dung tích bốn năm ngàn lít, nước không còn mặn, dùng xài bình thường.

Nhân bất thiện là dụ cho vị mặn của nắm muối hòa tan trong tô nước thì quả cũng mặn không giải khát được.

Nếu nhân mặn của mắm muối hòa tan trong lu nước thì quả mặn loãng ra, nước có thể tạm giải khát được.

Nếu nhân mặn của mắm muối hòa tan trong hồ nước lớn, thì quả mặn không thấm vào đâu, nước dùng xài bình thường.

Cũng vậy, người mà không biết tu thân, tu giới, tu tâm tạo nhân ác thì trả quả ác nguyên vẹn dụ như nắm muối tan trong tô nước, không giải khát được.

Nếu người biết tu thân, tu giới thì dụ như nắm muối tan trong lu nước, tuy vị nước mẳn nhưng cũng tạm dùng được.

Còn người biết tu thân, tu giới, tu tâm dụ như nắm muối tan trong hồ nước to, vị nước không mặn, dùng xài bình thường.

Vậy, nếu tu thân, tu giới, tu tâm thì nghiệp quả sẽ chuyển sẽ chuyển không thọ đúng như khi gây nhân.

Như vậy nếu gây nhân ác mà không biết tu, không chuyển nghiệp thì tác nhân nào thọ quả ấy không sai chạy.

Nếu gây nhân ác biết tu thân, tu giới là có chuyển nghiệp thọ quả báo nhẹ hơn.

Còn gây nhân ác biết tu thân, tu giới, tu tâm gần như chuyển hoàn toàn.

Cho nên tu là chuyển đau khổ được an vui.

Kiểm lại, chúng ta từ nhỏ đến già, không ai là người hoàn toàn thiện lành, cũng có lúc người này làm người kia khóc than, cũng có lúc người kia làm người nọ oán hận.

Như vậy, là đã tạo nhân xấu.

Nếu hiện tại tu mà vẫn trả quả xấu như cũ thì tu có lợi ích gì?

Thế nên phải biết, tu là chuyển quả xấu, tuỳ theo sức huân tu nhiều hay ít mà quả tuỳ theo đó chuyển đổi.

Sau đây, Phật dạy:

Có một gia chủ nuôi một bầy dê, một hôm có người thường dân tới trộm dê, bị gia chủ bắt được đánh, đưa ra pháp luật bỏ tù. Lần khác, kẻ trộm dê là người người của quan lớn sai tới, gia chủ chỉ bực tức nói năng đôi lời chớ không đối xử thậm tệ như người thường dân trước. Kế tiếp, kẻ trộm dê do lính của vua sai đến, thì gia chủ không dám nói nặng nhẹ gì cả mà chỉ van xin năn nỉ đừng bắt dê.

Trong ba trường hợp trên chứng minh rằng: Người không biết tu thân, tu giới, tu tâm gây nhân bao nhiêu thì phải trả quả bấy nhiêu.

Vì vậy mà nói nhân nào quả nấy, đó là dụ người thường dân trộm dê không thế lực.

Trường hợp người trộm dê là lính của quan thì chỉ bị trách móc nặng nhẹ. Đó là dụ cho người biết tu thân, tu giới, tuy có tạo nhân ác nhưng thọ quả báo nhẹ hơn.

Trường hợp người trộm dê là lính của vua, thì không bị đánh đập, không bị nói nặng nhẹ. Đó là dụ cho người tuy có tạo nhân ác nhưng biết tu thân, tu giới, tu tâm thì nghiệp quả được hoá giải.

Như vậy để thấy cùng tạo nhân ác, tùy theo khả năng tu tập cao thấp mà thọ quả sai khác.

Nếu biết tu thì quả liền chuyển, không cố định như người không biết tu.

Khi biết rõ người có tu thân tu giới tu tâm thì sẽ thoát được những nghiệp quả đã gây trước kia; tuy nói thoát mà không phải hết hoàn toàn.

Nghĩa là nắm muối vẫn hòa tan trong hồ nước, song vì nước trong hồ quá nhiều nên không thấy mặn.

Cũng như chú lính của nhà vua trộm dê, tuy chủ dê không đánh đập không nói nặng nhẹ, nhưng trong lòng chủ nhà không vui, không cảm tình.

Đó là nhân quả sai biệt theo khả năng tu tập.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đức Thế Tôn và hạnh vô úy

Kiến thức 07:56 04/05/2024

Cuộc sống vốn có những mối quan hệ chằng chịt, đan chéo lẫn nhau. Sự tương tác ấy đã tác động đến mọi lãnh vực của cuộc sống xã hội, từ lối sống cho đến văn hóa…mà kinh, sách lại là những sản phẩm, gia tài văn hóa của các bậc tiền nhân đã lưu lại.

Buông xả là một loại năng lực

Kiến thức 17:30 03/05/2024

Khi nói đến đạo Phật, người ta hay bảo nhau nên sống từ bi hỷ xả. Không phải ngẫu nhiên mà ngoài cổng tam quan các chùa, nhìn vào thường bên trái khắc chữ "Từ bi", bên phải đắp chữ " Hỷ Xả".

Nói về ngũ uẩn

Kiến thức 15:00 03/05/2024

Ở Việt Nam ta, từ ngũ uẩn được các Phật tử thường xuyên được nghe câu đầu tiên trong bài tụng Tâm kinh Bát Nhã gồm 260 từ được rút gọn tinh túy trong bộ Đại Bát Nhã 600 quyển.

Một chút lưu luyến trong lúc vãng sanh sẽ sanh ra nhiều chướng ngại

Kiến thức 11:50 03/05/2024

Tôi 26 tuổi học Phật, nghe được Phật pháp, năm nay đã 80 tuổi rồi, nghĩ lại giống như mới học Phật ngày hôm qua, bạn nói xem đời người có ý nghĩa gì?

Xem thêm