Lục Tổ Huệ Năng và câu chuyện truyền y bát
Lục Tổ Huệ Năng là thiền sư nổi tiếng trong lịch sử thiền tông Trung Hoa. Ngài không biết chữ nhưng lại là người kế tiếp Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn khi còn là cư sĩ và trở thành vị Tổ thứ sáu thiền tông Trung Hoa.
> Lý do nhục thân bất hoại 1200 năm của Lục tổ Huệ Năng thủng một lỗ
“Bồ Đề vốn không cây
Gương sáng cũng không đài
Xưa nay không một vật
Nào chỗ bám trần ai?”
– Lục Tổ Huệ Năng.
Lục Tổ Huệ Năng là thiền sư nổi tiếng trong lịch sử thiền tông Trung Hoa. Ngài không biết chữ nhưng lại là người kế tiếp Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn khi còn là cư sĩ và trở thành vị Tổ thứ sáu thiền tông Trung Hoa. Ngài là tấm gương sáng cho hàng đệ tử về ý chí tu hành, vượt qua mọi định kiến về học thức, bằng cấp, chướng ngại, khó khăn để cầu đạo quả Bồ Đề.
Cuộc đời Lục Tổ Huệ Năng
Lục Tổ Huệ Năng sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo tại vùng Tân Châu – Trung Quốc. Cha mang bệnh rồi mất khi Ngài mới lên ba. Tuy không biết chữ nhưng Ngài là người con hiếu thảo và rất thông minh. Hàng ngày, Lục Tổ phải vào rừng đốn củi đem ra chợ đổi gạo nuôi mẹ. Một hôm, khi mang củi đến nhà cho khách, Ngài nghe được bài kinh từ trong nhà vang ra. Sau khi hỏi, Ngài được chủ nhà cho biết đó là kinh Kim Cang, được Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn khuyên trì tụng. Nghe xong, Ngài tỏ ý muốn đến đó học đạo. Ngài xin mẹ cho đi tìm Ngũ Tổ học đạo và được mẹ đồng ý.Trải qua hơn một tháng mới đến huyện Huỳnh Mai, trước mặt Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, Ngài bày tỏ mong muốn duy nhất là cầu làm Phật. Tuy nhiên, Lục Tổ Huệ Năng lại được Ngũ Tổ phân xuống bếp làm công quả. Ở đây, Lục Tổ chuyên tâm bổ củi, giã gạo. Cối gạo to, chày đạp lớn; người lại gầy ốm, không đủ sức nặng cất được chày đạp, Ngài phải cột thêm đá vào lưng để đủ sức giã gạo. Dù vậy nhưng Ngài vẫn miệt mài làm việc, chưa bao giờ trễ nải, lười biếng.
Khi Ngài Huệ Năng còn đang làm công quả tại Huỳnh Mai, một hôm Ngũ Tổ xuống nhà bếp, đi qua chỗ Ngài đang mang đá giã gạo, Ngũ Tổ bảo: “Ngươi vì đạo quên mình như thế ư? Ta biết ngươi căn tánh lanh lợi, nhưng ngại kẻ khác hại ngươi nên ta không nói chuyện với ngươi, ngươi có biết chăng?”. Ngài thưa: “Con đã biết thế”.
Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn biết thời cơ truyền Pháp đã đến, liền ra lệnh cho toàn chúng đệ tử trình bài kệ kinh nghiệm tu tập. Trong số chúng bảy trăm người chỉ có Thượng tọa Thần Tú viết kệ:
“Thân là cây Bồ Đề
Tâm như đài gương sáng
Luôn luôn siêng lau chùi
Chớ để bụi trần bám”.
Ngài Thần Tú viết xong bài kệ, ai cũng tấm tắc khen hay, cho rằng Ngài xứng đáng được truyền y bát. Ngài Huệ Năng nghe bài kệ của Ngài Thần Tú cũng nhờ người viết giúp một bài kệ:
“Bồ Đề vốn không cây
Gương sáng cũng không đài
Xưa nay không một vật
Nào chỗ bám trần ai?”
Khi ấy, Tổ Hoằng Nhẫn đi qua, đọc được bài kệ của Ngài Huệ Năng, nhưng không muốn động chúng nên sai người xóa bài kệ đi. Mấy hôm sau, trong đêm Ngũ Tổ xuống nhà bếp, đến chỗ Ngài Huệ Năng giã gạo hỏi: “Gạo trắng chưa?”. Ngài đáp: “Gạo đã trắng mà chưa có sàng”. Ngũ Tổ bèn cầm gậy gõ lên tay cối ba cái, rồi đi lên. Canh ba đêm ấy Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền Pháp và trao y bát cho Huệ Năng. Từ đó Huệ Năng trở thành vị Tổ thứ sáu thiền tông Trung Hoa. Sau đó Ngài đưa Lục Tổ Huệ Năng qua sông trở về phương Nam. Trên thuyền Ngũ Tổ bảo: “Để ta độ con”. Đáp lại Thầy, Lục Tổ thưa: “Khi mê Thầy độ, khi ngộ con tự độ”. Hiểu ý học trò, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn để Ngài Lục Tổ chèo thuyền. Khi đến bờ, Ngũ Tổ căn dặn: “Con không chỉ độ chính mình mà còn phải độ chúng sinh”.
Sau khi được Ngũ Tổ truyền y bát, Ngài Huệ Năng đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ những người ủng hộ Ngài Thần Tú. Họ truy đuổi để giành lại y bát vì cho rằng Ngài không xứng đáng được trao y bát, tiếp nối dòng thiền. Trên đường du hóa Ngài cũng trải qua vô số khó khăn, cản trở. Điều đặc biệt của Lục Tổ Huệ Năng chính là ý chí tu hành tuyệt vời. Từ lúc còn nhỏ cho đến thời gian ở Huỳnh Mai; sau là những năm tháng sống ẩn dật, có lúc gặp khó khăn phải xin gia nhập vào đoàn thợ săn. Đến bữa ăn, Ngài hái rau luộc nhờ trong nồi thịt, rồi chỉ ăn rau, không ăn thịt. Tu hành mặc dù không có chùa, không trong hình tướng của người xuất gia nhưng tâm Ngài vẫn luôn kiên cố, không một mảy may lay động.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hòa thượng Thích Thanh Từ: Người phục hưng thiền phái Trúc Lâm Việt Nam thế kỷ 20 - 21 1
Chân dung từ bi 09:00 01/12/2024Thiền sư Thích Thanh Từ là cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, nhà hoằng pháp lớn, dịch giả và tác gia nổi tiếng về Phật học, người có công dịch giải nhiều nhất về thiền tông, người phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp nổi bật cho Phật giáo của Lương Võ Đế
Chân dung từ bi 17:42 29/11/2024Tài liệu tu học Huynh trưởng Bậc Trì,do Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ biên soạn.
Đại Trưởng lão Hộ Tông (1893 -1981) - Sơ tổ Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam
Chân dung từ bi 09:30 26/11/2024Trước khi thị tịch, Ngài rất trầm tĩnh sáng suốt, giảng giải cặn kẽ về thiền an-ban sổ tức cho hàng đệ tử, và nhắc lại lời Đức Phật: “An trú hơi thở là an trú của các bậc Thánh”, rồi Ngài trút hơi thở cuối cùng với một nụ cười điểm trên nét mặt bình an tươi tỉnh.
Chuyện về ngài Sivali, vị Thánh tăng có tài lộc đệ nhất
Chân dung từ bi 09:00 24/11/2024Đại Phật sử liệt kê bốn mươi vị Thánh đệ tử ở bên cánh tả của Đức Phật Thích-ca do ngài Mục-kiền-liên đứng đầu và bốn mươi vị Thánh đệ tử bên cánh hữu do ngài Xá-lợi-phất đứng đầu, trong đó có ngài Sivali.
Xem thêm