Lý do nhục thân bất hoại 1200 năm của Lục tổ Huệ Năng thủng một lỗ
Lục Tổ Huệ Năng thời nhà Đường, sinh năm Đường Trinh Nguyên thứ 12 (ÂL Mậu Tuất – TL 638), viên tịch năm Đường Khai Nguyên nguyên niên (ÂL Quý Sửu – TL 713) là vị Đại sư có nhục thân Bồ Tát đầu tiên trong lịch sử của Trung Quốc, hiện thờ phụng tại Nam Hoa Thiền Tự thuộc Thiều Quan – Quảng Đông.
LộTrong cuộc Cách Mạng Văn Hóa, Hồng Vệ Binh Trung Hoa vì để loại bỏ cái gọi là mê tín dị đoan, đánh đổ những cái gọi là “thần - rắn -quỷ -bò”, và vì để xác minh xem nhục thể Đại Sư Huệ Năng có phải là do con người tạo ra không, đã dùng búa tạ đập vào ngực nhục thể của Đại Sư, tạo thành một lỗ nhỏ tại đó. Đó chính là lý do giải thích vì sao nhục thân của Đại sư lại bị thủng một lỗ.
Kết quả, ngạc nhiên khi nhìn thấy các bộ phận cơ thể của Đại Sư vẫn còn nguyên vẹn, mọi người có mặt tại chỗ lúc ấy vội vã lao nhao quỳ gối dập đầu vái lạy.
Lục Tổ Điện thờ nhục thân Ngài tại Nam Hoa Thiền Tự sau đó được xây lại vào năm Minh Hoàng Trì thứ 3, Canh Tuất (1490), trùng tu lần cuối vào năm Quý Dậu (1933). Ngôi đại già lam Nam Hoa Thiền Tự lưng dựa núi, mặt nhìn nước, phong cảnh hữu tình, sơn xuyên tú lệ, tọa lạc tại thị trấn Tào Khê, huyện Khúc Giang, cách thành phố Thiều Quan thuộc miền đông nam Trung Quốc 25km. Địa danh này nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Đông, cách sông Bắc Giang chừng vài cây số.
Nam Hoa Thiền Tự được xây dựng vào niên hiệu Thiên Giám nguyên niên đời vua Lương Vũ Đế, Bắc triều, năm Quý Dậu (502), do vị Đại Sư người Ấn Độ là Trí Nhàn Tam Tạng khai sơn, đến nay đã có hơn 1.500 năm lịch sử, là một danh lam văn vật trọng điểm của toàn Trung Quốc. Nơi đây là một đạo tràng Phật Giáo nổi tiếng của Phật Giáo Trung Quốc, cũng là nơi phát nguyên của Thiền Phái Nam Tông – Tào Khê với sự hoằng dương của Lục Tổ Huệ Năng.
Trong Lục Tổ Điện ở Nam Hoa Thiền Tự hiện đang tôn thờ nhục thân của Lục Tổ cùng với nhục thân ngài Đại Sư Hám Sơn và ngài Đại Sư Đan Điền tại vị trí tả, hữu, hai bên bảo tượng bằng chính nhục thân bất hoại kỳ diệu của Lục Tổ Huệ Năng.
Nguồn clip: Bí ẩn
Huệ Năng (Năng, zh. huìnéng/ hui-neng 慧能, ja. enō), 638-713, đắc đạo lúc chưa xuất gia, là vị Tổ thứ sáu của Thiền tông, môn đệ và pháp tự của Ngũ tổ Hoằng Nhẫn.
Trước Huệ Năng, Thiền còn mang nặng ảnh hưởng Ấn Độ nhưng đến đời Sư, Thiền bắt đầu có những đặc điểm riêng của Trung Quốc. Vì vậy mà có người cho rằng sư mới thật sự là người Tổ khai sáng dòng Thiền tại đây. Huệ Năng không chính thức truyền y bát cho ai, nên sau đó không còn ai chính thức là truyền nhân. Tuy nhiên sư có nhiều học trò xuất sắc. Môn đệ chính là Thanh Nguyên Hành Tư và Nam Nhạc Hoài Nhượng là hai vị Thiền sư dẫn đầu hầu như toàn bộ các dòng Thiền về sau. Cả hai dòng này cũng được truyền đến Việt Nam qua các vị như Thảo Đường, Nhất Cú Tri Giáo, Vô Ngôn Thông và Chuyết Công.
Sư là tác giả của tác phẩm chữ Hán duy nhất được gọi là "Kinh", một danh từ thường chỉ được dùng chỉ những lời nói, bài dạy của chính Phật Thích-ca, đó là Lục tổ đại sư pháp bảo đàn kinh, một tác phẩm với ý nghĩa rất sâu xa về thiền. Cũng nhờ Pháp bảo đàn kinh mà người ta biết được ít nhiều về Huệ Năng.
Sư họ Lô (zh. 盧) sinh trong một gia đình nghèo, cha mất sớm, lớn lên giúp mẹ bằng cách bán củi. Một hôm, trong lúc bán củi, nghe người ta tụng kinh Kim cương, sư bỗng nhiên có ngộ nhập. Nghe người đọc kinh nhắc đến Hoằng Nhẫn, sư liền đến tìm học. Hoằng Nhẫn nhận ra ngay căn cơ của Sư, nhưng không truyền pháp ngay, bắt tiếp tục chẻ củi, vo gạo.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm